Ngôi nhà thứ hai cho trẻ khiếm khuyết ở Đắk Nông

Bình An |

Đắk Nông - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo ở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Thiện Tâm đứng chân tại xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil đã dành tất cả tình yêu, sự tận tâm của mình để gieo hy vọng cho những trẻ em khiếm khuyết, thiệt thòi, tự tin vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.

Yêu trẻ, mến nghề

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Thiện Tâm nằm sâu trong con hẻm nhỏ, thuộc địa phận xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil. Nhiều năm qua, nơi đây ngày nào cũng râm ran tiếng cười nói của thầy cô giáo và các em nhỏ bị khiếm khuyết.

Cô Trương Thị Thanh Tâm là người sáng lập ra trung tâm, đang giữ chức vụ giám đốc. Cô Tâm kể: "Tôi sống cùng chị gái câm điếc bẩm sinh, chứng kiến cảnh bố mẹ đi khắp nơi tìm chỗ cho chị học nhưng không có. Rồi tự hỏi, tại sao mình được đi học còn chị thì không? Mình phải học trường nào để có thể giúp chị vượt qua hoàn cảnh?". Những câu hỏi đã liên tục xuất hiện và xoáy sâu trong đầu cô Tâm. "Sau nhiều thời gian tìm hiểu, tôi quyết định học ngành Giáo dục chuyên biệt để sau này có cơ hội được dạy bảo cho các em nhỏ khiếm khuyết” - cô Tâm chia sẻ.

Ở đây còn có 10 thầy cô khác đang làm nhiệm vụ gieo niềm tin, hy vọng cho các bậc phụ huynh, em nhỏ vượt qua số phận, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Với lòng yêu nghề, mến trẻ các thầy cô Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Thiện Tâm đã cùng nhau dạy dỗ, giúp đỡ cho trẻ em khiếm khuyết. Ảnh: Bình An
Với lòng yêu nghề, mến trẻ các thầy cô Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Thiện Tâm đã cùng nhau dạy dỗ, giúp đỡ cho trẻ em khiếm khuyết. Ảnh: Bình

Cô Diệp Sương Đào - một giáo viên có tuổi đời còn rất trẻ - cho hay, những ngày đầu khi nhận nhiệm vụ giảng dạy, hỗ trợ cho các em nhỏ tự kỷ, chậm nói, rối loạn ngôn ngữ, tăng động... cô thấy đây là công việc vượt quá khả năng của mình. Nhiều lúc, cô Đào nghĩ sẽ bỏ cuộc, tìm một công việc phù hợp khác để làm.

"Không lâu sau, khi tình yêu với trẻ lớn lên, tôi đã yêu sự nghịch ngợm, thương những nụ cười thơ ngây của các em nhỏ lúc nào không hay. Tình yêu đã làm cho tôi có thêm sự kiên nhẫn để giúp các em nhỏ thay đổi, từ từ vượt qua khó khăn, khiếm khuyết” - cô Đào nói.

Gieo hy vọng cho trẻ em khiếm khuyết

Cô Trương Thị Thanh Tâm là người gắn bó với công việc giúp đỡ trẻ em khiếm khuyết lâu nhất, đã được 7 năm nay. Hồi đó, cô còn làm giáo viên mầm non cho một trường công lập nên công việc dạy bảo trẻ khiếm khuyết chỉ tranh thủ thời gian ngoài giờ hoặc thứ 7, chủ nhật.

Ban đầu, cô Tâm nhận trông giữ miễn phí các em nhỏ khiếm khuyết. Nhiều em nhỏ thiếu may mắn theo học cô Tâm dần bắt nhịp cuộc sống đời thường, vui vẻ, lạc quan hơn.

“Tiếng lành đồn xa, các phụ huynh hay biết đã đưa con trẻ đến xin cô Tâm học ngày một nhiều hơn. Với tình cảm chân thành cho những đứa trẻ khiếm khuyết, năm 2019, tôi đã quyết định nghỉ việc rồi cùng với các bạn khác mở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Thiện Tâm. Khi tôi bỏ việc, mở lớp học hoàn toàn miễn phí nên nhiều còn người bảo tôi là Tâm “điên”” - cô Tâm chia sẻ.

Tất cả các giáo viên ở đây chỉ cần nhìn thấy sự thay đổi, tiến bộ của các em nhỏ bị khiếm khuyết là niềm vui lớn nhất. Ảnh: Bình An
Tất cả giáo viên ở đây chỉ cần nhìn thấy sự thay đổi, tiến bộ của các em nhỏ bị khiếm khuyết là niềm vui lớn nhất. Ảnh: Bình An

Hiện nay, có rất nhiều phụ huynh tin tưởng gửi con đến trung tâm để học. Thậm chí, có nhiều em nhỏ ở tận thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Thanh Hóa, Đắk Lắk... cũng được bố mẹ đưa tới đây, với hy vọng con cải thiện được nhận thức, vượt qua khó khăn, bệnh tật để làm người bình thường trong cuộc sống.

Không chỉ đồng hành với những trẻ em khiếm khuyết, cô Tâm còn đồng hành với những khủng hoảng mà nhiều giáo viên gặp phải khi bắt đầu công việc khó khăn. Sau cùng, chỉ có tình yêu đối với những trẻ em khiếm khuyết đã níu chân những thầy cô ở đây cùng ngồi lại với nhau.

Giờ đây, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Thiện Tâm như là ngôi nhà thứ 2 của nhiều em học sinh kém may mắn. Thầy Phạm Hoài Bắc - giáo viên nam duy nhất tại trung tâm - cũng từ giáo viên tiểu học chuyển đến dạy tại trung tâm. Thầy Bắc chia sẻ, tất cả giáo viên ở đây chỉ cần nhìn thấy sự thay đổi, tiến bộ của các em nhỏ bị khiếm khuyết là niềm vui lớn nhất.

"Sau 3 năm đi vào hoạt động, trung tâm đã giúp 68 em nhỏ hòa nhập với cộng đồng và đang nuôi dạy cho 48 em học sinh khác. Trong đó, có 5 em học sinh nội trú, còn lại thì học bán trú. Đặc biệt, trung tâm đã miễn học phí cho 7 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn" - cô Tâm cho hay.

Riêng cô Tâm, với những đóng góp của mình, năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong lĩnh vực an sinh xã hội, tích cực tham gia hoạt động vì cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Cô Tâm cũng là 1 trong 400 cá nhân, tổ chức tiêu biểu được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tuyên dương “Tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng” năm 2020.

Bình An
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Lớp học đặc biệt dành cho người khiếm thị

Linh Trang - Hải Yến |

Hà Nội - Hội người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức khai giảng lớp nâng cao kiến thức về điện thoại thông minh dành cho người khiếm thị năm 2022. Với mục đích giúp người khiếm thị có thể chủ động hơn trong cuộc sống, học tập và hoà nhập với cộng đồng, xã hội, lớp học được rất nhiều người hưởng ứng.

Kinh ngạc các bộ phận cơ thể y như thật chế tác cho người khiếm khuyết

Phạm Đông |

Từ bỏ công việc ổn định, anh Trần Huy Hiệp và anh Đào Văn Phúc bắt đầu nghiên cứu, chế tác bàn tay, chân, tai, mũi... bằng silicon giúp người khiếm khuyết lấy lại sự tự tin.

Nữ sinh vượt lên số phận khiếm khuyết để tỏa sáng theo cách của riêng mình

Thiều Trang |

Nhìn vào đôi mắt biết cười và cảm nhận tinh thần lạc quan yêu đời trên gương mặt của em, không ai nghĩ Lê Trần Kim Thảo - sinh viên năm 4 Trường Đại học Quảng Nam là một người khuyết tật, mất sức lao động đến 61%. Với nghị lực và bản lĩnh, nữ sinh đã và đang vượt lên số phận để hiện thực hoá ước mơ và tỏa sáng theo cách của riêng mình.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Hà Nội: Lớp học đặc biệt dành cho người khiếm thị

Linh Trang - Hải Yến |

Hà Nội - Hội người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức khai giảng lớp nâng cao kiến thức về điện thoại thông minh dành cho người khiếm thị năm 2022. Với mục đích giúp người khiếm thị có thể chủ động hơn trong cuộc sống, học tập và hoà nhập với cộng đồng, xã hội, lớp học được rất nhiều người hưởng ứng.

Kinh ngạc các bộ phận cơ thể y như thật chế tác cho người khiếm khuyết

Phạm Đông |

Từ bỏ công việc ổn định, anh Trần Huy Hiệp và anh Đào Văn Phúc bắt đầu nghiên cứu, chế tác bàn tay, chân, tai, mũi... bằng silicon giúp người khiếm khuyết lấy lại sự tự tin.

Nữ sinh vượt lên số phận khiếm khuyết để tỏa sáng theo cách của riêng mình

Thiều Trang |

Nhìn vào đôi mắt biết cười và cảm nhận tinh thần lạc quan yêu đời trên gương mặt của em, không ai nghĩ Lê Trần Kim Thảo - sinh viên năm 4 Trường Đại học Quảng Nam là một người khuyết tật, mất sức lao động đến 61%. Với nghị lực và bản lĩnh, nữ sinh đã và đang vượt lên số phận để hiện thực hoá ước mơ và tỏa sáng theo cách của riêng mình.