Hơn 10 năm cưu mang những mảnh đời bất hạnh của vị trụ trì già

Tạ Quang |

Xuất phát từ tấm lòng từ bi, Thượng tọa Thích Giác Thời (77 tuổi), Trụ trì chùa Phước Lâm (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) đã không ngại vất vả mà dang tay cưu mang nhiều mảnh đời khốn khó suốt 10 năm qua.

Mái ấm của những người không nơi nương tựa

Đến với chùa Phước Lâm, mọi người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi tại đây có một mái ấm dưỡng lão rộng hàng chục ngàn m2 với sức chứa tối đa lên đến 140 người. Càng đặc biệt hơn khi mái ấm này được dựng lên để đón tiếp những vị khách là các cụ già neo đơn, không còn thân nhân hay bị người thân bạc đãi hoặc người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa.

Những cụ bị bệnh khó khăn khi di chuyển được chăm sóc tận tình. Ảnh: Tạ Quang
Những cụ bị bệnh khó khăn khi di chuyển được chăm sóc tận tình. Ảnh: Tạ Quang

Thượng tọa Thích Giác Thời cho biết, ông về làm trụ trì chùa Phước Lâm vào năm 1989 và bắt đầu với công tác từ thiện xã hội. Đến năm 2010, ông vận động xây dựng nên mái ấm dưỡng lão. Mái ấm gồm 4 khu: khu nam, khu nữ, khu dành cho những người lớn tuổi đi lại khó khăn và khu cho tình nguyện viên.

Không chỉ là nơi trú thân, tại mái ấm này, những hoàn cảnh neo đơn, khốn khó còn được ăn uống và chăm sóc tận tình. Mỗi ngày các cụ được phục vụ 3 bữa ăn: sáng, trưa, chiều. Để các cụ không ngán, nhà bếp cũng thường xuyên thay đổi món ăn hằng ngày. Riêng với những người đi lại khó khăn hay các cụ già đau ốm, tình nguyện viên của chùa sẽ mang cơm đến tận nơi.

Chưa hết, nếu ai đó bị đau bệnh, trụ trì sẽ nhờ những vị lương y làm việc tại phòng khám từ thiện trong chùa để khám và chăm lo sức khỏe tận tình. Còn đối với những ca nặng cần cấp cứu, trụ trì cũng không ngại đưa họ đến bệnh viện chăm sóc và một khi khỏe mạnh lại sẽ được đón về mái ấm.

Không dừng lại ở đó, khi những cụ lớn tuổi qua đời tại mái ấm, thượng tọa cũng lo lắng tang lễ chu toàn mọi thứ. Đặc biệt, dù có mất đi, tro cốt sau khi thiêu của họ cũng được trụ trì mang về, đặt tại tháp cốt trong chùa mà thờ cúng.

Mái ấm dưỡng lão rộng hàng chục ngàn m2 với sức chứa tối đa lên đến 140 người. Ảnh: Tạ Quang
Mái ấm dưỡng lão rộng hàng chục ngàn m2 với sức chứa tối đa lên đến 140 người. Ảnh: Tạ Quang

Tiếng lành đồn xa khiến mái ấm ngày càng có nhiều người đến xin nương náu. Ai cũng cảm thấy hạnh phúc khi sống trong mái ấm vì dù không phải ruột rà, nhưng lại được chăm sóc rất tận tâm.

Đã đến sống tại nhà dưỡng lão được 7 năm, cụ Quách Kiếm (74 tuổi) chia sẻ nếu ngày trước bà phải sống neo đơn, không nhà, lại tật nguyền ở chân thì từ khi vào ở tại đây, bản thân thấy rất vui, hạnh phúc bởi đã có quá nhiều sự quan tâm, có được gia đình mà mình hằng ao ước.

Hơn thế, việc được yêu thương không khác gì người thân trong gia đình còn làm cho nhiều người không muốn xa rời nơi đây: “Nhiều người khi con cái đến xin nhận các cụ về với gia đình nhưng ai cũng nhất quyết từ chối vì quý cái tình, cái nghĩa giữa mọi người với nhau khi ở đây.”, Thượng tọa nói.

Sự đền đáp của những người chịu ơn

Hơn 10 năm qua, không biết bao nhiêu mảnh đời đã được Thượng tọa Thích Giác Thời dang tay giúp đỡ. Cảm động và biết ơn tấm lòng từ bi của vị Thượng tọa, nhiều người trong số đó đã trở thành tình nguyện viên của chùa, chung tay săn sóc, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn khác tại mái ấm.

Từng là một trong những người được Thượng tọa Thích Giác Thời dang tay giúp đỡ lúc khó khăn, bà Tăng Kim Hiền (57 tuổi) nay đã trở thành tình nguyện viên của chùa được 13 năm. Được biết, con bà bị bệnh máu trắng khi vừa tròn 3 tháng tuổi nên phải ra vào viện thay máu liên tục để giữ mạng sống. Khi phải đối mặt với khó khăn của chi phí điều trị, Thượng tọa đã hỗ trợ cũng như cho tá túc trong chùa. Nhờ đó, con bà sống khỏe mạnh đến nay và đang đi học như bao bạn cùng trang lứa khác.

Trụ trì cùng những người neo đơn. Ảnh: Tạ Quang
Trụ trì cùng những người neo đơn. Ảnh: Tạ Quang

“Những tình nguyện viên đều là người được thầy giúp đỡ, rồi phát tâm ở lại chùa hỗ trợ các cụ tại nhà dưỡng lão. Ngày ngày chăm sóc, dần dần gắn bó, thấy các cụ vui, khỏe là mình vui theo. Vì vậy, chỉ mong các cụ khỏe mạnh và sống vui mỗi ngày.” - bà Hiền nói.

Tương tự như thế, bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (66 tuổi) cũng xem các cụ trong nhà dưỡng lão như người thân của mình.

“Tôi phụ trách hỗ trợ khu của những người lớn tuổi di chuyển khó khăn. Tôi tìm thấy niềm vui từ việc chăm sóc các cụ ở đây. Tuy nhiên, mỗi khi có cụ nào qua đời vì tuổi cao, sức yếu hay đợt dịch COVID-19 bùng phát, tôi lại thấy buồn lòng. Cứ một cụ ra đi, cảm giác mất đi người thân thích khiến bản thân ray rứt, bởi từ lâu tôi đã coi họ như cha mẹ mình”. – bà Dung tâm sự.

Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Cựu chiến binh cưu mang hàng trăm đứa trẻ bất hạnh

Hoàng Bin |

Hơn 15 năm qua, cựu chiến binh Huỳnh Tấn Hùng (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) thầm lặng nuôi dưỡng hơn 200 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, bất hạnh tại địa phương. Những đứa trẻ ấy lớn lên, trưởng thành, luôn ghi nhớ công ơn người cha đỡ đầu.

Lớp học vẽ đong đầy cảm xúc của các em học sinh nghèo

Mai Hương |

Tham gia lớp học vẽ miễn phí, ngoài kỹ năng học vẽ cơ bản, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Thạc Gián (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) còn được dạy kỹ năng sống, biết yêu thương.

Mong ước của cô giáo 75 tuổi đi bán vé số giúp trẻ em nghèo

ĐÌNH TRỌNG |

Hình ảnh "Cô giáo 75 tuổi ban ngày đi bán vé số, tối về đến với lớp học tình thương" ở Bình Dương đăng trên Báo Lao Động ngày 2.7 đã gây sự xúc động đối với bạn đọc. Nhiều người bày tỏ sự cảm phục với cô giáo Nguyễn Thị Ba và mong muốn hiểu hơn động lực nào để cô giáo dù đã về hưu, cao tuổi vẫn không ngại vất vả đi bán vé số, để giúp những người khó khăn.

Chiêm ngưỡng Cầu Cổng Vàng - một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại

Minh Đức |

Không chỉ là biểu tượng kiến trúc, Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) còn là một trong những biểu tượng văn hoá của thành phố San Francisco nói riêng và nước Mỹ nói chung.

Hồ thủy lợi gần 300 tỉ đồng khởi công rồi để đó

Hoàng Bin |

Công trình hồ chứa nước Lộc Đại tại huyện Quế Sơn, Quảng Nam được đầu tư gần 300 tỉ đồng, nhưng đã chậm tiến độ hơn 2 năm, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sản xuất cho hàng trăm hộ dân.

Các công ty Mỹ đóng thuế lớn nhất cho Nga

Khánh Minh |

Các công ty Mỹ được báo cáo đã nộp hơn 700 triệu USD vào ngân sách Nga trong năm 2022.

Nhiều trẻ bị sốc sốt xuất huyết do người nhà chủ quan với triệu chứng ban đầu

Nguyễn Ly - Chân Phúc |

Những ngày qua, tại TPHCM đã có nhiều trẻ mắc bệnh nhập viện trễ gây biến chứng như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa và suy đa cơ quan - đây là triệu chứng của sốc sốt xuất huyết. Tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, TPHCM hiện có hơn 30 bệnh nhi sốt xuất huyết đang điều trị, trong đó có 8 ca nặng phải thở máy, lọc máu, đa số nhập viện trễ do người nhà còn chủ quan với các triệu chứng ban đầu.

Thanh Hương: “Danh xưng Á hậu không giúp gì cho tôi trong nghiệp diễn”

Mi Lan - Huyền Chi (thực hiện) |

Bộ phim “Cuộc đời vẫn đẹp sao” ghi được dấu ấn với khán giả khi xoay quanh cuộc sống của những nhân vật bất hạnh, cực khổ ở xóm lao động nghèo. Phim sắp khép sóng, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nữ chính Thanh Hương - người đảm nhận vai Luyến “lươn”. Từng là Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu Hải Dương, nhưng Thanh Hương luôn hóa thân trong những nhân vật có số phận đau khổ, thậm chí là bi thảm.

Cựu chiến binh cưu mang hàng trăm đứa trẻ bất hạnh

Hoàng Bin |

Hơn 15 năm qua, cựu chiến binh Huỳnh Tấn Hùng (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) thầm lặng nuôi dưỡng hơn 200 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, bất hạnh tại địa phương. Những đứa trẻ ấy lớn lên, trưởng thành, luôn ghi nhớ công ơn người cha đỡ đầu.

Lớp học vẽ đong đầy cảm xúc của các em học sinh nghèo

Mai Hương |

Tham gia lớp học vẽ miễn phí, ngoài kỹ năng học vẽ cơ bản, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Thạc Gián (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) còn được dạy kỹ năng sống, biết yêu thương.

Mong ước của cô giáo 75 tuổi đi bán vé số giúp trẻ em nghèo

ĐÌNH TRỌNG |

Hình ảnh "Cô giáo 75 tuổi ban ngày đi bán vé số, tối về đến với lớp học tình thương" ở Bình Dương đăng trên Báo Lao Động ngày 2.7 đã gây sự xúc động đối với bạn đọc. Nhiều người bày tỏ sự cảm phục với cô giáo Nguyễn Thị Ba và mong muốn hiểu hơn động lực nào để cô giáo dù đã về hưu, cao tuổi vẫn không ngại vất vả đi bán vé số, để giúp những người khó khăn.