Mong ước của cô giáo 75 tuổi đi bán vé số giúp trẻ em nghèo

ĐÌNH TRỌNG |

Hình ảnh "Cô giáo 75 tuổi ban ngày đi bán vé số, tối về đến với lớp học tình thương" ở Bình Dương đăng trên Báo Lao Động ngày 2.7 đã gây sự xúc động đối với bạn đọc. Nhiều người bày tỏ sự cảm phục với cô giáo Nguyễn Thị Ba và mong muốn hiểu hơn động lực nào để cô giáo dù đã về hưu, cao tuổi vẫn không ngại vất vả đi bán vé số, để giúp những người khó khăn.

Cô giáo về hưu đội nắng mưa bán vé số từ sáng tới đêm khuya

Ngày 3.7, phóng viên báo Lao Động đã tìm đến nơi ở của cô Nguyễn Thị Ba, là phòng trọ chưa tới 15m2 ở con hẻm nhỏ đường Nguyễn Văn Tiết, thành phố Thủ Dầu Một.

Trong căn phòng nhỏ không có tài sản gì đáng giá, chỉ có chiếc ti vi, quạt cũ và tủ lạnh là đồ gia dụng đáng kể. Phòng trọ không có chỗ để kê giường. Nơi cô Ba ngủ buổi tối hiện đã sử dụng để gạo, bánh kẹo và một số nhu yếu phẩm. "Những đồ này không phải để cô ăn, mà cô chuẩn bị sẵn cho học sinh và người gặp khó khăn"- cô Ba chia sẻ.

Không gian phòng trọ của cô giáo bán vé số giúp trẻ em nghèo. Ảnh: Đình Trọng
Không gian phòng trọ của cô giáo bán vé số giúp trẻ em nghèo. Ảnh: Đình Trọng

Tất cả đồ dùng bên trong vừa đủ để cô Ba sử dụng, rất giản dị. Ít ai có thể tưởng tượng đây là nơi ở của một giáo chức người Bình Dương đã về hưu.

Khi nói về cuộc đời của mình, cô Ba cũng rất kiệm lời: "Cuộc đời của cô thì cũng không có gì là to lớn. Cô Ba dạy tiểu học từ năm 1975, cho đến năm 2003 thì về hưu. Cô không lập gia đình nên về hưu ở với ba và anh em tại phường Hiệp Thành. Khoảng năm 2012, do gặp những biến cố trong gia đình nên cô Ba phải ra thuê phòng ở trọ một mình cho đến nay".

Hình ảnh cô giáo về hưu đi bán vé số. Ảnh: Đình Trọng
Hình ảnh cô giáo Nguyễn Thị Ba đi bán vé số. Ảnh: Đình Trọng

Thời gian đi từ thiện, cô Ba muốn thay đổi cuộc sống, có thêm việc để làm và giúp được thêm cho những mảnh đời còn khó khăn. Sau đó cô đến lớp học tình thương để tiếp tục dạy học và đi bán vé số để có thêm kinh phí giúp người khó khăn.

Mỗi ngày cô đi bán vé số từ 7h sáng, có hôm muộn đến 23h đêm mới bán hết về tới phòng trọ. "Cô đi bộ, chỉ bán ở các quán cà phê. Mấy bữa nay, buổi sáng nắng gắt, buổi chiều hay mưa lớn nên đi bán cũng rất khó khăn, vất vả hơn. Trước đây cô chỉ bán mỗi ngày 100 tờ, nhưng gần đây cô lấy thêm vé số để bán. Hôm nào khỏe, cố gắng bán tới khuya cũng được 240 tờ vé số, tiền dư tương ứng là 240.000 đồng"- cô Ba chia sẻ.

Một ngày của cô giáo đi bán vé số lấy tiền giúp trẻ em nghèo. Video: Đình Trọng

Tình yêu của bà giáo với trẻ em nghèo

Theo cô Ba, số tiền có được từ bán vé số cô không sử dụng cho bản mình, mà để dành giúp trẻ em nghèo và chia sẻ với những người còn khó khăn hơn.

Hình ảnh cô Ba ở lớp học tình thương. Ảnh: Đình Trọng
Hình ảnh cô Ba ở lớp học tình thương. Ảnh: Đình Trọng

"Mỗi tháng có 4 triệu đồng tiền lương hưu, một nửa để đóng tiền trọ, một nửa để mua đồ ăn. Cô sống tằn tiền vừa đủ trong 4 triệu đồng đó. Số tiền thu nhập từ bán vé số cô sử dụng để từ thiện. Đối với những người khó khăn, cô Ba đến trực tiếp thăm nơi ở, tìm hiểu hoàn cảnh, sau đó về làm phiếu để tặng gạo và nhu yếu phẩm, có trường hợp cô cho thêm tiền để chữa bệnh.

Đối với trẻ em, cô mua gạo, nhu yếu phẩm để cho các em học sinh khó khăn mỗi tháng. Việc này nhằm mong muốn các em không phải cố đi bán vé số kiếm sống mà bỏ lớp, bỏ học. Có những trẻ ngoan, học tốt thì cô gom góp tiền cho các em đi du lịch Đà Lạt hoặc cô đưa đi TPHCM chơi" - cô Ba kể.

Tình cảm của học sinh đối với cô giáo đi bán vé số. Video: Đình Trọng

Có lẽ do không có con cái, nên tất cả tình yêu thương bà giáo dành cho những đứa trẻ kém may mắn ở lớp học tình thương. Niềm vui sau mỗi ngày bán vé số mệt nhọc là buổi chiều cô Ba đến với lớp học tình thương ở phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. Đây là nơi cô Ba tiếp tục sự nghiệp dạy học - trồng người suốt 50 năm qua của mình.

"Cô quyết định gắn bó thêm một năm nữa với các em, đến hết năm 2024. Khi đó các em đều hết lớp 5 có thể đọc thông viết thạo và biết tính toán. Lúc đó, các em cũng đã lớn hơn"- cô Ba tâm sự.

Hình ảnh của cô ba cùng học sinh trên lớp. Ảnh: Đình Trọng
Hình ảnh của cô Ba cùng học sinh trên lớp. Ảnh: Đình Trọng

Động lực của cô giáo đi bán vé số là tương lai của học sinh

Buổi tối là không gian lắng đọng nhất, khi cô Ba ở một mình trong phòng trọ. "Đêm ở một mình cũng buồn, cô thường đọc kinh cầu nguyện và cô nghĩ về từng em ở lớp học tình thương. Mong ước các em thay đổi được cuộc sống của mình. Học được con chữ rồi, Cô mong các em có thể đi học một nghề để đi làm, có 1 cuộc sống ổn định. Như vậy cô cũng vui rồi, đó là động lực để cô tiếp tục đi bán vé số giúp các em"- cô Ba chia sẻ.

ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Cô giáo 75 tuổi ban ngày đi bán vé số, tối về đến với lớp học tình thương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, một cô giáo về hưu đã 75 tuổi mỗi ngày vẫn rong ruổi trên đường phố đi bán vé số. Số tiền mà cô giáo bán vé số có được đều sử dụng để chia sẻ với những học sinh nghèo ở lớp học tình thương và người khó khăn.

Nữ sinh dân tộc Thái không còn cha mẹ với ước mơ trở thành cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Năm lên 2 tuổi mẹ bỏ đi, được vài năm sau thì bố mất, nữ sinh Lò Thị Thảo (ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) sống trong tình yêu thương của bà nội. Năm nay, Thảo bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT với ước mơ đỗ vào ngành sư phạm và trở thành một cô giáo trong tương lai.

Cô giáo chủ nhiệm mang bánh kẹo đến cổ vũ học trò trước ngày thi tốt nghiệp

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Với mong muốn, các em học sinh sẽ vững tin hơn bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, một cô giáo chủ nhiệm (ở Thanh Hóa) đã mang bánh kẹo, bánh sinh nhật đến cho các học trò với mong ước các em sẽ thi đạt kết quả thi tốt.

Tọa đàm: Đề xuất bổ sung viên chức dân số cơ sở được hưởng phụ cấp theo Nghị định 05

NHÓM PV |

Nghị định 05/2023 của Chính phủ nhằm tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho viên chức y tế để kịp thời động viên, khích lệ đội ngũ này yên tâm gắn bó với nghề. Nhưng, việc triển khai Nghị định cũng có những bất cập, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, viên chức ngành Dân số, khiến lực lượng này trên cả nước bất bình. Nhiều người nản lòng với công tác dân số, hay thậm chí muốn rời bỏ ngành...

Cận cảnh khu "đất vàng” ở Cần Thơ sẽ được đấu giá

Tạ Quang |

Cần Thơ - UBND TP Cần Thơ sẽ tiến hành đấu giá khu đất của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ.

Công viên Tuổi trẻ Thủ đô ngổn ngang sau gần 2 tháng tháo dỡ vi phạm

Vĩnh Hoàng |

Sau gần 2 tháng tháo dỡ các công trình vi phạm tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, nhiều hạng mục vẫn chưa được xử lý.

Công nhân tử vong vì không được tập huấn, chủ mỏ đá bị phạt 8 triệu đồng

Tân Văn |

Cao Bằng - Trong quá trình khai thác tại mỏ đá Km10 Phia Bo (xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc), một công nhân đã gặp tai nạn và tử vong.

Cận cảnh thi công cầu 420 tỉ đồng kết nối giao thông Đồng Nai và Bình Dương

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai, nối thành phố Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) có tổng mức đầu tư hơn 420 tỉ đồng đã được khởi công từ cuối tháng 12.2021. Đến nay theo ghi nhận của phóng viên, việc thi công đang diễn ra nhộn nhịp, khẩn trương...

Cô giáo 75 tuổi ban ngày đi bán vé số, tối về đến với lớp học tình thương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, một cô giáo về hưu đã 75 tuổi mỗi ngày vẫn rong ruổi trên đường phố đi bán vé số. Số tiền mà cô giáo bán vé số có được đều sử dụng để chia sẻ với những học sinh nghèo ở lớp học tình thương và người khó khăn.

Nữ sinh dân tộc Thái không còn cha mẹ với ước mơ trở thành cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Năm lên 2 tuổi mẹ bỏ đi, được vài năm sau thì bố mất, nữ sinh Lò Thị Thảo (ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) sống trong tình yêu thương của bà nội. Năm nay, Thảo bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT với ước mơ đỗ vào ngành sư phạm và trở thành một cô giáo trong tương lai.

Cô giáo chủ nhiệm mang bánh kẹo đến cổ vũ học trò trước ngày thi tốt nghiệp

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Với mong muốn, các em học sinh sẽ vững tin hơn bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, một cô giáo chủ nhiệm (ở Thanh Hóa) đã mang bánh kẹo, bánh sinh nhật đến cho các học trò với mong ước các em sẽ thi đạt kết quả thi tốt.