Thay thế hàng cây phong lá đỏ: Bài học về thử nghiệm cây trồng ở Hà Nội

Vương Lê |

GS Nguyễn Lân Hùng - Tổng Thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam cho rằng, việc những cây phong lá đỏ không sinh trưởng tốt trên tuyến đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh đó là một bài học trong thử nghiệm cây trồng.

Sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm tại Hà Nội, hàng cây phong trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng sẽ được thay mới vì nhiều cây chết khô, sinh trưởng kém. Thông tin này hiện đang được dư luận rất quan tâm.

Trao đổi với PV Lao Động, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng (chuyên gia sinh học - Nông nghiệp, Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam) cho rằng, việc tìm những giống cây mới để làm đẹp cho Hà Nội là một điều hay. Từ nguồn xã hội hoá, nhiều đơn vị đã bổ sung thêm nhiều cây xanh khác nhau, thử nghiệm và trồng thử.

Theo ông Hùng, điều này cũng giúp cho cảnh quan thiên nhiên của thành phố trở nên đa dạng, phong phú và đẹp hơn. Tuy nhiên, việc trồng cây gì, ở vị trí nào cần được thử nghiệm, nghiên cứu, đánh giá một cách kỹ lưỡng.

Hàng cây phong trên phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng chết khô.
Hàng cây phong trên phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng chết khô.

Liên quan tới việc hàng trăm cây phong lá đỏ trên tuyến đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh có khả năng sẽ phải thay thế bằng loại cây khác, GS Nguyễn Lân Hùng cho rằng việc này đã được các chuyên gia cảnh báo từ trước đó. Khi cây phong lá đỏ không sinh trưởng như mong muốn thì buộc phải thay thế loại cây khác để đảm bảo mỹ quan thành phố.

"Những cây phong lá đỏ trồng trên tuyến đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh chưa được trồng thử nghiệm do đó không đánh giá hết được sự phù hợp. Khí hậu của Hà Nội không lạnh, mùa hè quá nóng trong khi giống phong này chỉ sống được ở xứ lạnh nên không chịu được. Chính vì vậy, việc thay thế cây phong bằng giống cây khác là hợp lý” - GS Hùng nói.

Tổng Thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam cho rằng, việc những cây phong lá đỏ không sinh trưởng tốt là một bài học trong thử nghiệm cây trồng.

"Công ty công viên cây xanh, các đơn vị có liên quan của thành phố nên tổ chức thử nghiệm cẩn trọng trước khi trồng ở những tuyến đường chính. Trong thực tiễn, có những cây phong hương hay còn gọi là cây sau sau, một loài cây bản địa của Việt Nam sống được ở Hà Nội như Khu đô thị Ngoại giao đoàn, khu đô thị Tây Hồ Tây, khu vực Đại sứ quán Hàn Quốc. Cho nên khi chọn cây về trồng ở Hà Nội cố gắng chọn những cây phù hợp với điều kiện thủ đô" - GS Hùng nói.

Cùng trao đổi về việc này, GS.TS Phạm Ngọc Đăng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, sau thời gian trồng thử nghiệm cây phong trên tuyến đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh cho thấy cây sinh trưởng kém, chưa phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở khu vực trên.

Về việc trồng cây bàng lá nhỏ thay cho phong lá đỏ, GS.TS Phạm Ngọc Đăng cho hay, theo đánh giá nếu trồng loài cây này thì khả năng thành công sẽ cao hơn, sinh trưởng tốt hơn. Các cây bàng lá nhỏ được yêu cầu có thân thẳng, dáng cân đối, phân cành cao để không làm ảnh hưởng đến giao thông.

Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất với UBND thành phố Hà Nội về việc thay thế số cây trên bằng cây bàng lá nhỏ. Dự kiến, việc trồng thay thế hệ thống cây xanh mới trên dải phân cách tuyến Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng sẽ được thực hiện trong tháng 4.2021 và hoàn thành trước dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5.2021.


Vương Lê
TIN LIÊN QUAN

Vì sao lựa chọn cây bàng lá nhỏ thay thế hàng trăm cây phong ở Hà Nội?

Vương Lê |

Dự kiến, thành phố Hà Nội sẽ đánh chuyển, trồng thay thế hàng cây phong lá đỏ dọc đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh dự kiến hoàn thành trước ngày 30.4 và 1.5.

Hàng cây phong ở phố Trần Duy Hưng "ngắc ngoải" hơn 2 năm, sắp bị thay thế

Tùng Giang - Ngọc Lê |

Sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm tại Hà Nội, hàng cây phong trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng sẽ được thay mới vì sinh trưởng kém.

Hà Nội thay thế hàng cây phong tại đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng

Tùng Giang |

Cây phong trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng (Hà Nội) sẽ được thay thế do phát triển kém.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Vì sao lựa chọn cây bàng lá nhỏ thay thế hàng trăm cây phong ở Hà Nội?

Vương Lê |

Dự kiến, thành phố Hà Nội sẽ đánh chuyển, trồng thay thế hàng cây phong lá đỏ dọc đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh dự kiến hoàn thành trước ngày 30.4 và 1.5.

Hàng cây phong ở phố Trần Duy Hưng "ngắc ngoải" hơn 2 năm, sắp bị thay thế

Tùng Giang - Ngọc Lê |

Sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm tại Hà Nội, hàng cây phong trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng sẽ được thay mới vì sinh trưởng kém.

Hà Nội thay thế hàng cây phong tại đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng

Tùng Giang |

Cây phong trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng (Hà Nội) sẽ được thay thế do phát triển kém.