Mất gì khi ngồi nói chuyện với nhau?

Lê An Nhiên |

Đối thoại sẽ giúp những tranh chấp giữa người lao động (NLĐ) và chủ doanh nghiệp (DN) được hóa giải, tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được việc này. Có rất nhiều cuộc tranh chấp lao động kéo dài chỉ vì hai bên không có cơ hội tìm được tiếng nói chung chỉ vì ngại… một cuộc nói chuyện!

Lấy lý do khó khăn kinh tế, tái cơ cấu bị lợi dụng

“Yêu nhau còn có lúc chán nhau, vợ chồng nghĩa tình còn ly dị thì mối quan hệ lao động giữa NLĐ và chủ DN bị đứt đoạn, chấm dứt cũng có gì lạ đâu. Quan trọng là chấm dứt như thế nào, chứ đừng lợi dụng lý do khó khăn kinh tế, tái cơ cấu rồi cho NLĐ nghỉ ngang”, anh Lê Huynh, làm việc tại Cty H.S (KCN Sóng Thần, Bình Dương), thở dài khi nhắc đến câu chuyện của mình.

Anh Huynh và hai đồng nghiệp bị Cty cho nghỉ việc với lý do “tái cơ cấu sản xuất”. Theo anh Huynh, lý do này rất vô lý nên anh và đồng nghiệp không phục. Bộ phận của anh Huynh là bảo trì máy móc, không hiểu quản lý của Cty tư vấn thế nào mà tổng giám đốc đồng ý thuê đơn vị bên ngoài vào làm với chi phí đắt gấp 3 lần so với chi phí hiện tại.

“Sau khi được tổng giám đốc đồng ý, tổng vụ và phòng nhân sự ra sức tìm cách cho chúng tôi nghỉ việc. Nếu như Cty thay đổi cơ cấu bằng cách mua máy móc mới, công nghệ mới thì đành, đằng này cũng là dùng con người, chi phí lại cao hơn mà gọi là thay đổi cơ cấu thì chúng tôi không chấp nhận được”, anh Huynh trình bày.

Đồng cảnh ngộ, anh Lê Văn Tuấn chia sẻ: “Nếu Cty không muốn hợp tác với chúng tôi nữa thì nên có một cuộc thỏa thuận đàng hoàng để hai bên chấp nhận được. Đằng này, phía Cty lại lợi dụng quy định của pháp luật về thay đổi cơ cấu để chấm dứt HĐLĐ với chúng tôi”.

“Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị đối thoại, công đoàn cơ sở (CĐCS) Cty cũng đề nghị tổ chức đối thoại giữa chủ DN và NLĐ nhưng phía Cty không chấp thuận. Đối thoại không thành, chủ tịch CĐCS đã hỗ trợ để chúng tôi khiếu nại lên phòng quản lý lao động KCN Bình Dương”, anh Huynh nói.

“Chúng tôi sẵn sàng đồng hành khi Cty khó khăn”

Cách đây không lâu, gần 200 công nhân (CN) một Cty cơ khí tại huyện Nhà Bè tổ chức lãn công nhiều ngày liền, lý do là “Cty thay đổi cách tính lương mà không có sự bàn bạc, thống nhất từ NLĐ”.

Nhiều người bức xúc cho rằng, khi lãnh lương ra mới biết lương mình bị giảm từ 20-30%. “Trời đất, hổng lẽ tui cho con nhịn uống sữa hoặc bữa cơm giảm cá thịt đây trời”, một CN thốt lên. “Tui có thể đến trường xin cô giáo giảm tiền ăn, tiền học phí cho con được không”, một nữ CN khác chen vào… Mọi thứ lộn xộn, ồn ào như vỡ chợ. Tất nhiên, không ai làm việc, họ “phải lãn công vì lãnh đạo không biết tôn trọng công sức của anh chị em”.

Ngay lập tức, ban giám đốc đề nghị có một cuộc đối thoại với toàn thể NLĐ dưới sự chủ tọa của CĐCS Cty. 200 CN là 200 nỗi bức xúc, là 200 nỗi lo, ai cũng tranh phần nói trước. Chủ tịch CĐ Cty đề nghị ban giám đốc hãy để cho tất cả CN có nhu cầu đều được nói. Ý kiến của CN được chia làm hai nhóm gồm: Nỗi lo cơm áo gạo tiền khi tiền lương giảm và ban giám đốc đã không tôn trọng CN khi không tổ chức lấy ý kiến CN.

Sau khi nghe NLĐ trình bày, giám đốc Cty đứng ra nhận lỗi vì đã không tổ chức lấy ý kiến CN rộng rãi, không đối thoại với CN khi có một việc quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của anh chị em CN và gia đình như vậy.

Trước những lo lắng của anh chị em CN khi lương giảm, vị giám đốc nói: “Ở trên tay tôi là bảng thống kê chi phí nhân công, vật liệu, khấu hao và lợi nhuận… Gần một năm nay, Cty đã rất cố gắng nhưng lợi nhuận thường bằng 0, có khi còn âm. Những lúc âm, phải lấy kinh phí từ các chi nhánh khác bù đắp vào. Nhưng không thể để các nơi bù đắp cho mình mãi được! Ban giám đốc phải tính toán lại chi phí, trong đó có cắt giảm tiền lương của anh chị em khiến lương của anh chị em giảm so với trước. Nhưng so với mặt bằng lương hiện nay và so với các Cty cùng ngành nghề thì tiền lương của anh chị em vẫn cao hơn 30%, thu nhập trung bình vẫn đạt gần 7 triệu đồng/tháng. Cty không cắt giảm bất kỳ khoản nào khác, các phụ cấp, chế độ nặng nhọc độc hại vẫn giữ nguyên. Hãy cùng chia sẻ và cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ban giám đốc cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để cải thiện tình hình, khi lợi nhuận tăng lên, chúng tôi sẽ không bao giờ quên anh chị em”.

Chưa bao giờ giám đốc nói nhiều như thế nhưng cả hội trường im phăng phắc. Nhiều cái gật đầu, có cả những giọt nước mắt khi nghe những lời gan ruột của giám đốc. Một nam CN xúc động: “Chúng tôi tin giám đốc và đã hiểu. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành với Cty vì những gì Cty mang đến cho chúng tôi thời gian qua. Chỉ mong, nếu giám đốc coi chúng tôi như người nhà thì khi gặp khó khăn hãy chia sẻ, chúng tôi sẽ luôn đồng hành”.

Lê An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.

Cùng ăn Tết Nguyên đán, các nước này không đón năm Quý Mão

Vân Anh |

Năm 2023 ở Việt Nam là năm Quý Mão, nhưng tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... lại là con giáp khác, với nhiều nét văn hóa thú vị.