Về thành Nam, chiêm ngưỡng cây cầu cổ xưa nhất Việt Nam

TS. Nguyễn Hữu Mạnh |

Trên dải đất hình chữ S, từ Bắc tới Nam, từ núi rừng đến biển cả, có hàng nghìn ngôi chùa mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử và tâm linh của dân tộc. Nằm ẩn mình trong lòng xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Cầu Ngói chợ Lương là biểu tượng của văn hóa quê hương, là nơi ghi dấu những trang sử hào hùng, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc.

Kỳ quan kiến trúc trên dòng sông Trung Giang

Cầu Ngói chợ Lương cách chùa Lương khoảng 150 m, nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, gắn với ngôi chùa thành một cụm di tích. Cầu Ngói chợ Lương tựa như một dải lụa mềm mại, uốn lượn bắc ngang qua dòng sông Trung Giang, đã sớm đi vào thơ ca trong "Quần Anh địa chí":
"Đây nơi Quần Ấp
Dấu tổ tiên xưa
Chùa Lương, Cầu Ngói
Đẹp như bài thơ"

Cũng theo bản sách cổ này, cầu Ngói được hình thành cùng thời gian với chùa vào năm Hồng Thuận tam niên, tức năm 1511, là một trong 10 cây cầu cổ xưa nhất của đất Quần Anh xưa. Ban đầu cầu còn đơn sơ lợp cỏ, nhưng đến thế kỷ 17, cầu được tu sửa quy mô. Lần trùng tu lớn vào năm 1922 nhưng cầu vẫn giữ được vẻ đẹp, mang đậm phong cách kiến trúc cổ truyền Việt Nam.
Cầu được xây dựng theo lối “thượng gia hạ trì” (trên là nhà dưới là sông); có người cho là "thượng gia hạ kiều" (trên là nhà dưới là cầu), với 9 gian được dựng trên hai hàng cột đá vuông to đẹp với hệ thống cột xà dầm, bố cục chặt chẽ, gia công tỉ mỉ với bàn tay tài hoa người thợ Quần Anh xưa. Sàn cầu được thiết kế làm hai phần rõ rệt. Phần sàn của lòng cầu rộng 2 m, gồm nhiều thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, đồng thời có nhiều thanh gỗ ngắn hơn vút tròn tạo cạnh thành nhiều gờ nổi để khách bộ hành lên xuống một cách thuận lợi. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng uốn cong theo lòng cầu. Phía trong hành lang cũng được ghép ván.
Điểm đặc sắc của cây cầu phải nói đến hình tượng cuốn thư trên hàng trụ, dưới là cửa cuốn. Cuốn thư tạo dáng mềm, bên trong có đề 4 chữ "Quần Phương xã kiều", tức cầu xã Quần Phương. Hai bên đầu cầu đều có 4 con nghê đang đứng chầu với dáng vẻ vừa thân thuộc, vừa uy nghiêm nhưng lại mang ý nghĩa sâu xa, tựa như câu nói: "Bốn con nghê đực chầu về tổ tông". Người thợ xưa với trình độ kỹ thuật, mĩ thuật cao, khéo léo tạo bộ khung nhà cầu vừa cong uốn lượn mềm mại. Mái cầu lợp ngói vảy rồng, có hình dáng cong cong tựa như mình rồng đang uốn khúc, vươn mình bay lên, tạo nên một công trình nghệ thuật độc đáo hiếm có.
Cầu tuy chạm khắc đơn giản song thể hiện hài hòa nét kiến trúc cổ truyền. Cầu vừa là nơi đi lại vừa là nơi dừng chân cho khách bộ hành nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước, làng quê. Cầu Ngói chợ Lương là công trình nghệ thuật độc đáo hiếm có mà nhiều khách trong và ngoài nước về tham quan phong cảnh ca ngợi gọi là “Cầu chùa Phương Đông”, cũng là đề tài nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ xưa và nay:
“Ai qua cầu Ngói chợ Lương
Ghé thăm mĩ nghệ Hải Minh làng nghề”

Bên cạnh là chùa Lương hay còn gọi là chùa Trăm gian, còn được biết đến với tên gọi là Phúc Lâm Tự, được xây dựng vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Ngôi chùa nằm giữa một không gian cảnh quan hữu tình, thu hút người đến bởi sự hài hòa trong bố cục mặt bằng tổng thể. Các đơn nguyên kiến trúc của chùa, từ cổng tam quan, đến đại hùng bảo điện... đều được bố trí tinh tế, tạo nên một không gian tâm linh độc đáo. Đặc biệt, chùa Lương còn sở hữu nhiều tác phẩm điêu khắc xuất sắc. Các tượng thờ, cùng với một số di vật, cổ vật tiêu biểu mang đậm dấu ấn văn hóa, nghệ thuật của người Việt, không chỉ thể hiện sự tinh xảo trong công nghệ chế tác mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Chùa hiện còn lưu giữ một khối lượng lớn văn bia ghi công đức xây dựng chùa và quá trình khai hoang lấn biển, phản ánh đời sống nhiều mặt của người dân.
Chùa Lương lúc đầu có quy mô nhỏ, trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng, đặc biệt là những lần trùng tu lớn vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hiện chùa có quy mô khá lớn, gồm 100 gian, mang phong cách kiến trúc của nhiều thời đại, nhưng rõ nét vẫn là phong cách của thế kỷ 17 và 18. Ngôi chùa là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng vào ngày 26.3.1990. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Nam Định, mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Quần thể di tích lịch sử văn hóa Cầu Ngói - Chùa Lương là minh chứng cho sự kiên trì, sáng tạo và tài hoa của người dân Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Cầu Ngói chợ Lương được xây dựng vào đời Hồng Thuận (1509 - 1515), đến nay đã trải quan 500 năm. Ảnh: Minh Hà
Cầu Ngói chợ Lương được xây dựng vào đời Hồng Thuận (1509 - 1515), đến nay đã trải quan 500 năm. Ảnh: Minh Hà

Cầu Ngói chợ Lương: Sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc và văn hóa

Quần thể di tích lịch sử văn hóa Cầu Ngói chợ Lương không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, mà còn là một biểu tượng của văn hóa, lịch sử và tinh thần của người dân Việt Nam. Đây là nơi ghi dấu những trang sử hào hùng, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh túy của dân tộc, là biểu tượng cho giá trị kiến trúc, mĩ thuật đậm bản sắc Việt Nam, thể hiện sự tinh tế, sáng tạo và tài năng của người Việt.
Hiện nay, ngoài Cầu Ngói chợ Lương, trên địa bàn tỉnh Nam Định vẫn còn giữ được 2 cây cầu có thiết kế tương tự là Cầu Ngói chợ Thượng (huyện Nam Trực) và cầu lợp mái cọ (hay còn gọi là cầu lợp làng Kênh, huyện Trực Ninh). Những cây cầu này không chỉ phục vụ đi lại mà còn là một công trình kiến trúc đặc sắc nhất của trấn Sơn Nam Hạ xưa mà câu ca còn nhắc: “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”.
Cầu Ngói chợ Lương còn là những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Đến với cầu Ngói, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của cầu, cùng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của dòng sông Trung Giang. Du khách cũng sẽ được tham gia vào những nghi lễ tâm linh, cảm nhận sự tĩnh lặng, bình yên của không gian chùa chiền nơi chùa Lương. Trong những năm qua, ban di tích cùng nhà sư bản tự và nhân dân từng bước tu sửa, bảo vệ di tích được trường tồn.
Quần thể di tích lịch sử văn hoá Cầu Ngói chợ Lương, một công trình quý báu với thành quả lao động, trí tuệ, sáng tạo, bàn tay tài hoa, công lao to lớn của cha ông ta. Cầu Ngói chợ Lương tỏa sáng như những viên ngọc quý, là những di sản văn hóa tinh hoa, biểu tượng cho giá trị kiến trúc, mĩ thuật mang đậm bản sắc Việt Nam.

TS. Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Chợ bình dân ở trung tâm thành phố

Bài và ảnh Việt Văn |

Đó là chợ Thái Bình nằm ở gần vòng xoay ngã năm của các con đường Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi và khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, Q.1 (TP Hồ Chí Minh).

Trong chợ hải sản bậc nhất phía Nam

Bài và ảnh Việt Văn |

Đó chính là chợ hải sản Hàng Dương nằm ở huyện Cần Giờ, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh chỉ khoảng trên 50 km, chỉ mất hơn 2 giờ đồng hồ chạy xe. Ngày đầu tháng 4 nắng như đổ lửa, vừa đến cửa chợ, du khách đã bị thu hút bởi những mẹt cá khô phơi la liệt như hình những bông hoa xòe cánh. Bà chủ tiệm nhiệt tình mời khách mua cá một nắng, nhất là cá dứa (nổi tiếng thơm ngon) với giá 300.000 đồng/kg

Chợ Thủ đô trong lòng Chợ Lớn

Bài và ảnh Việt Văn |

Sài Gòn có nhiều khu chợ với nhiều sắc màu, như chợ Thái Bình ở phố Phạm Ngũ Lão, chợ Tân Mỹ ở Phú Mỹ Hưng, chợ Bình Tây ở Quận 6... và chợ Thủ đô tọa lạc ở phố Phùng Hưng (Quận 5).

Lo thiếu điện, Samsung họp khẩn với EVN

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Lo thiếu điện trong giai đoạn sản xuất cao điểm, lãnh đạo Tổ hợp Samsung Việt Nam đã họp khẩn với EVN để đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy.

Dự án đường hơn 200 tỉ thi công khiến nhà dân nứt toác

Tô Công |

Phú Thọ - Quá trình thi công dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 319, huyện Đoan Hùng trị giá hơn hơn 200 tỉ đồng đã khiến nhiều hộ dân bị ảnh hưởng.

Biến động trái chiều, giá xăng dầu trong nước ngày mai có thể tăng lên

Nguyễn Thúy |

Những lo ngại xoay quanh nền kinh tế chưa phục hồi của Trung Quốc đã lấn át việc cắt giảm sản lượng của OPEC+, khiến giá dầu tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch ngày 20.6 (giờ Việt Nam).

Tuyển Anh và Pháp ca khúc khải hoàn tại vòng loại EURO 2024

Văn An |

Dù không cùng kịch bản nhưng tuyển Anh và Pháp vẫn có 3 điểm tại lượt trận thứ 4 vòng loại EURO 2024.

Đức nghi ngờ Ukraina về vụ nổ đường ống dẫn khí giáp Nga

Ngọc Vân |

Bộ Quốc phòng Đức nghi ngờ lực lượng của Ukraina có thể đã nhúng tay vào vụ phá hoại đường ống dẫn khí amoniac giáp biên giới Nga.

Chợ bình dân ở trung tâm thành phố

Bài và ảnh Việt Văn |

Đó là chợ Thái Bình nằm ở gần vòng xoay ngã năm của các con đường Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi và khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, Q.1 (TP Hồ Chí Minh).

Trong chợ hải sản bậc nhất phía Nam

Bài và ảnh Việt Văn |

Đó chính là chợ hải sản Hàng Dương nằm ở huyện Cần Giờ, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh chỉ khoảng trên 50 km, chỉ mất hơn 2 giờ đồng hồ chạy xe. Ngày đầu tháng 4 nắng như đổ lửa, vừa đến cửa chợ, du khách đã bị thu hút bởi những mẹt cá khô phơi la liệt như hình những bông hoa xòe cánh. Bà chủ tiệm nhiệt tình mời khách mua cá một nắng, nhất là cá dứa (nổi tiếng thơm ngon) với giá 300.000 đồng/kg

Chợ Thủ đô trong lòng Chợ Lớn

Bài và ảnh Việt Văn |

Sài Gòn có nhiều khu chợ với nhiều sắc màu, như chợ Thái Bình ở phố Phạm Ngũ Lão, chợ Tân Mỹ ở Phú Mỹ Hưng, chợ Bình Tây ở Quận 6... và chợ Thủ đô tọa lạc ở phố Phùng Hưng (Quận 5).