Văn học về công nhân và sứ mệnh trên những biến động lịch sử

Mi Lan - Huyền Chi |

Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, mối quan hệ hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam đã có từ rất sớm, khoảng những năm 60 thế kỷ XX. Dựa trên nền tảng vững chắc của mối liên kết này, nhiều tác phẩm văn học về công nhân, công đoàn, người lao động đã ra đời, đánh dấu bước chuyển mình của cả đất nước trong biến động thời cuộc.

Trong những năm chiến tranh khốc liệt, bên cạnh mảng đề tài về cuộc chiến bi hùng của dân tộc, những câu chuyện về số phận công nhân, người lao động trong những khu sản xuất, phục vụ tiền tuyến, đã thu hút các nhà văn.

Thực hiện đường lối, nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 với 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, nhiều công trường, trung tâm công nghiệp của đất nước đã được xây dựng.

Trước biến động thời cuộc, đất nước có sự chuyển mình chưa từng có. Đây cũng trở thành cơ hội để các nhà văn - những thư ký trung thành của thời đại - có tác phẩm ghi lại dấu ấn thời cuộc.

Thời đó, Hội Nhà văn Việt Nam chủ trương đưa các nhà văn đi thực tế ở các công trường lớn như khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Hải Phòng, các vùng mỏ. Nhiều nhà văn đã chứng kiến và trực tiếp tham gia lao động cùng giai cấp công nhân. Sau thời gian dài đồng hành cùng nhân dân lao động, văn học Việt Nam có mùa gặt đầu tiên, cho ra những tác phẩm đầu tiên về quá trình công nghiệp hóa đất nước, về giai cấp công nhân như: “Vùng mỏ” (Võ Huy Tâm), “Xi măng” (Huy Phương)...

Từ kết quả của “vụ mùa” đầu tiên, Hội Nhà văn Việt Nam có sáng kiến đẩy mạnh đề tài về giai cấp công nhân, người lao động và sự phát triển công nghiệp của đất nước trong văn học. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, phải có một nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa phát triển, hiện đại.

Từ những năm 1970, Hội Nhà văn đã thành lập Ban Văn học Công nhân, có nhiệm vụ tập hợp, động viên, đưa các nhà văn đến với mặt trận công nghiệp để tiếp xúc, làm việc và lấy tư liệu. Sau đó, giải thưởng cho những tác phẩm viết về công nhân và người lao động được thành lập. Đến nay, Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam đã hơn 10 lần trao giải thưởng cho các tác phẩm đề tài công nhân.

Chúng ta đã hình thành được một mảng văn học riêng dành cho công nhân, làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam giữa những biến động lịch sử. Theo đó, giai cấp công nhân trở thành nhân vật trung tâm, trở thành “đối tượng sinh động” với chất liệu đời sống giàu tính thực tế, để các nhà văn khám phá, sáng tạo.

Nhiều tác giả tìm đến các khu công nghiệp thâm nhập thực tế để sáng tác. Thời ấy, những khu công nghiệp, sản xuất ở miền Bắc cũng trở thành mục tiêu tấn công của địch. “Trận địa” sản xuất ở hậu phương chi viện cho tiền tuyến thấm đẫm chất liệu đời sống cho văn học. Nhiều nhà văn đến đây đồng hành cùng giai cấp công nhân, vừa chiến đấu vừa sản xuất và tạo nên một dòng chảy mới với những bức tranh văn học sinh động.

Từ năm 1986, đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, hoạt động sáng tác về giai cấp công nhân càng được đẩy mạnh. Ban Văn học Công nhân của Hội Nhà văn Việt Nam được phát triển, bổ sung, tăng cường lực lượng. Những chuyến đi thực tế, đến với các cơ sở công nghiệp trở thành niềm vui, trở thành nhiệm vụ, khát vọng sáng tạo của các nhà văn. Một số tác phẩm được Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trao giải đã được nhận Giải thưởng Nhà nước.

Nhà văn Lê Minh, nhà văn Xuân Cang, nhà văn Lê Đạt, nhà văn Võ Khắc Nghiêm, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú và nhiều nhà văn khác đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả. Về mảng thơ, đáng chú ý có tác giả Trần Nhuận Minh từng sáng tác nhiều thơ, trường ca về công nhân vùng mỏ. Nhiều nhà văn trên cả nước đã khai thác đề tài công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng hình tượng công nhân thế hệ mới. Các tác phẩm sinh động, kịp thời, sâu sắc, phong cách thể hiện độc đáo, bút pháp phong phú đã xuất hiện trên các tờ báo, các cuốn sách để đến tay độc giả.

Nhà thơ Hữu Thỉnh - nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn chia sẻ: “Tiếp nối thế hệ đi trước, giai đoạn sau chiến tranh, chúng tôi có thế hệ các nhà văn trẻ, sung sức, sáng tạo, bám sát đề tài công nghiệp, sáng tác về số phận, cuộc sống của những công nhân trong thời kỳ đổi mới. Với những kết quả đạt được, tôi tin rằng sắp tới, chúng ta sẽ phát hiện được nhiều tài năng văn học. Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì giải thưởng văn học đề tài công nhân cùng sự hỗ trợ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân các tác giả, chúng tôi mong nhận được sự quan tâm của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo của các doanh nghiệp tạo điều kiện để các nhà văn tìm hiểu, đến gần hơn với đời sống của công nhân. Tôi hy vọng chúng ta có những tác phẩm sâu sắc, hay hơn nữa về đề tài công nhân và người lao động”.

Nhà thơ Hữu Thỉnh - người gắn bó với nhiều mùa giải văn học viết về công nhân, công đoàn do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Báo Lao Động phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã đánh giá cao giá trị, sứ mệnh lịch sử của những cuộc thi này.

“Với những tác phẩm đã đạt giải, ý nghĩa tích cực nhất của cuộc thi là biểu dương những nhân tố mới, những người lao động đã làm việc quên mình để xây dựng đất nước. Đó cũng là ý nghĩa của nền văn học khi xây dựng con người, xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các tác phẩm đó có ý nghĩa xã hội to lớn, bồi dưỡng con người, ca ngợi những tấm gương sáng của giai cấp công nhân, gắn bó với sự nghiệp phát triển đất nước, làm phong phú thêm kho tàng văn học của Việt Nam” - nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá.

Đến nay, trên tiến trình phát triển như vũ bão của công nghệ, đất nước sánh vai các cường quốc năm châu trong thời đại 4.0, đời sống của công nhân, vai trò của công đoàn tiếp tục có những thay đổi mang tính lịch sử.

Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, “Những tác phẩm viết về giai cấp công nhân đã có bước tiến sâu sắc. Trước kia, các tác phẩm hơi nặng về chuyện ca ngợi gương tốt việc tốt nhưng bây giờ, các tác giả tìm kiếm nhân tố mới, tìm ánh sáng rọi vào bóng tối, lấy tấm gương cao đẹp để giáo dục con người hướng về cái thiện. Sự mới mẻ của các tác phẩm thế hệ sau là đi sâu vào cuộc đấu tranh, phê phán những bảo thủ, những trì trệ, những tiêu cực trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”.

Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá cao và kỳ vọng cuộc thi viết văn về công nhân, công đoàn lần này của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục tìm ra những câu chuyện mới, những nhân tố mới, phát hiện và sáng tạo khi viết về hình ảnh người công nhân trong giai đoạn mới, khi công nghệ đã trở thành cuộc cách mạng toàn cầu.

Mi Lan - Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Văn học công nhân cần đưa hình tượng thành biểu tượng

Huyền Chi |

Văn học công nhân từng có nhiều tác phẩm giá trị, khắc họa hình ảnh người công nhân của thời đại như "Cửa biển" của Nguyên Hồng, "Mưa mùa hạ" của Ma Văn Kháng, "Vùng mỏ" của Võ Huy Tâm, "Suối gang" của Xuân Cang... Trong bối cảnh lực lượng công nhân có nhiều thay đổi: Được tiếp cận công nghệ hiện đại, có trình độ cao, được công đoàn bảo vệ quyền lợi, nền văn học Việt Nam đang thiếu những tác phẩm lớn tương xứng với vai trò của giai cấp này.

Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam

Hương Lê |

Cuốn sách “Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam” là giáo trình chính thức giảng dạy cho sinh viên và học viên cao học chuyên ngành văn học.

Quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới

Kiều Bích Hậu |

Trước kia, khi việc dịch và xuất bản tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài khá lèo tèo, thì ai nấy đều than vãn là tại sao văn học Việt Nam khó ra nước ngoài đến thế? Cứ tình trạng như vậy thì thế giới làm sao biết đến văn học Việt Nam, bạn hữu quốc tế làm sao thấu hiểu tâm hồn người Việt? Làm sao chúng ta cống hiến tư tưởng, tinh thần, triết lý Việt cho nhân loại thông qua việc dịch và xuất bản tác phẩm văn học của ta ra với toàn cầu?

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 28.9: Đội Bắn súng có huy chương đồng

NHÓM PV |

Trong ngày 28.9, Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu ở 10 môn tại ASIAD 19 gồm Bắn súng, Bóng bàn, Boxing, Bóng đá nữ, Bơi, Thể dục dụng cụ, Golf, Cờ tướng, Thể thao điện tử, Taekwondo.

Bản tin công đoàn: Tính bình quân lương hưu của người đóng BHXH trước năm 1995

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Mong muốn được nghỉ Tết sớm hơn đề xuất; Công nhân làm thêm mới đủ trang trải cuộc sống; TPHCM dự kiến tuyển dụng lao động ồ ạt cuối năm; Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1.1.1995 tính lương hưu bình quân thế nào?...

Nhận định trận tuyển nữ Việt Nam và Nhật Bản tại ASIAD 19

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ chạm trán tuyển nữ Nhật Bản ở lượt trận cuối bảng D môn bóng đá nữ tại ASIAD 19 vào lúc 15h00 hôm nay (28.9).

Trường THCS ở Hà Nội bị tố lạm thu, tiền quỹ lên đến 500 triệu đồng

Vân Trang |

Đầu năm học, phụ huynh lại bày tỏ bức xúc và cho rằng, tình trạng lạm thu đang diễn ra tại nhiều trường học, nhiều địa phương.

Thị trường chứng khoán có thể tiếp tục phục hồi trong các phiên tới

Gia Miêu |

VN-Index được kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng đà hồi phục và hướng lên ngưỡng cản đáng lưu ý quanh 1.170 điểm.

Văn học công nhân cần đưa hình tượng thành biểu tượng

Huyền Chi |

Văn học công nhân từng có nhiều tác phẩm giá trị, khắc họa hình ảnh người công nhân của thời đại như "Cửa biển" của Nguyên Hồng, "Mưa mùa hạ" của Ma Văn Kháng, "Vùng mỏ" của Võ Huy Tâm, "Suối gang" của Xuân Cang... Trong bối cảnh lực lượng công nhân có nhiều thay đổi: Được tiếp cận công nghệ hiện đại, có trình độ cao, được công đoàn bảo vệ quyền lợi, nền văn học Việt Nam đang thiếu những tác phẩm lớn tương xứng với vai trò của giai cấp này.

Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam

Hương Lê |

Cuốn sách “Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam” là giáo trình chính thức giảng dạy cho sinh viên và học viên cao học chuyên ngành văn học.

Quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới

Kiều Bích Hậu |

Trước kia, khi việc dịch và xuất bản tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài khá lèo tèo, thì ai nấy đều than vãn là tại sao văn học Việt Nam khó ra nước ngoài đến thế? Cứ tình trạng như vậy thì thế giới làm sao biết đến văn học Việt Nam, bạn hữu quốc tế làm sao thấu hiểu tâm hồn người Việt? Làm sao chúng ta cống hiến tư tưởng, tinh thần, triết lý Việt cho nhân loại thông qua việc dịch và xuất bản tác phẩm văn học của ta ra với toàn cầu?