“Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam” là một công trình nghiên cứu về loại hình học tác giả văn học có tính chất tiêu biểu, là giáo trình chính thức giảng dạy cho sinh viên và học viên cao học chuyên ngành văn học.
Cuốn sách nghiên cứu hai loại hình nhà Nho chính thống và hai khuynh hướng song song trong văn chương Nho giáo chính thống.
Sự hình thành và phát triển của loại hình nhà Nho tài tử trong xã hội phi cổ truyền.
Tác giả phân tích rằng, trong khuôn khổ một xã hội phát triển theo lối thịnh, suy, trị, loạn đắp đổi thì nhà nho tài tử trội vượt lên ở những năng lực xuất sắc trên 3 phương diện: tài quản lí xã hội, tài năng quân sự và tài năng nghệ thuật.
Nhưng khi đối diện với xã hội hiện đại hóa, qua thử thách khắc nghiệt của lịch sử, những phẩm chất lẫn quy mô của tài năng người tài tử tỏ ra không còn phù hợp.
“Từ Trần Tế Xương đến Tản Đà, các nhà nho tài tử đã bước hẳn vào môi trường thành thị tư sản hóa và bản thân các tác giả đó cũng từng bước tiểu tư sản hóa. Xét trong tiến trình vận động toàn cục, Tản Đà là nhà nho tài tử thực sự cuối cùng có ý nghĩa kết thúc một loại hình tác giả trong văn học sử”.
Việc biên soạn một công trình khảo lục tác phẩm dưới ánh sáng của lí thuyết loại hình học tác giả chắc chắn là một việc làm cần thiết và khả thi.
Để giúp độc giả mà chủ yếu là sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng thuộc chuyên ngành Ngữ văn hình dung về một thực tế văn học sử theo hướng tiếp cận trong công trình này, GS.TS Trần Ngọc Vương đã thống kê một phần phụ lục khá đầy đủ.
“Nhà Nho tài tử và sự phát triển của văn học Việt Nam” trong các thế kỷ XVIII - XIX. Một số tác phẩm văn chương tiêu biểu của các nhà nho tiêu biểu: Nguyễn Du, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Công Trứ...
Trong cuốn sách này, GS.TS Trần Ngọc Vương tập trung soi rọi loại hình nhà Nho tài tử, loại hình mà theo tác giả có vai trò lớn đối với tiến trình văn học - nói đúng hơn là đối với bộ phận văn học mang đậm tính nghệ thuật và cảm hứng thời đại, cũng chính là văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc (tiếng Việt, chữ Nôm) được nhen nhóm từ thế kỉ XVII.