Ứng dụng KHCN: Nền tảng phát triển vùng đồng bào thiểu số và miền núi

Tấn Quỳnh |

Sáng ngày 14.7, tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc (UBDT) và Bộ Khoa học và công nghệ (KHCN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình KHCN cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 (CTDT/16-20), Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ KHCN giai đoạn 2012-2020 và ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2021-2030.

Nhiều thành tựu mang dấu ấn KHCN

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết: Sau gần 6 năm triển khai, Chương trình KHCN cấp quốc gia “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030” giai đoạn 2016-2020 (Chương trình) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Cung cấp đầy đủ các luận cứ khoa học để nhận diện các vấn đề cơ bản mang tính chiến lược và thực tiễn cấp bách liên quan đến các dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc và đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Công tác tổ chức quản lý được thực hiện chặt chẽ, bài bản, đúng mục đích và đáp ứng tốt các quy định của pháp luật. Các sản phẩm nghiên cứu của Chương trình có giá trị lý luận, thực tiễn và đã đề xuất được phương hướng và các giải pháp đổi mới chính sách dân tộc toàn diện nhằm phát triển bền vững đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và hoạch định chính sách dân tộc thời gian qua.

Bên cạnh đó, Chương trình cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc thiểu số (DTTS) và các chính sách dân tộc (CSDT) phục vụ cho việc hoạch định và thực hiện chính sách cho giai đoạn tiếp theo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh, “Để triển khai tốt Nghị quyết số 88 ngày 18.11.2019 của Quốc hội và Nghị quyết số 12 ngày 15.2.2020 của Chính phủ, UBDT đang tích cực chủ trì, phối hợp với Bộ KHCN xây dựng, đề xuất Chương trình KHCN cấp quốc gia giai đoạn II (2021 - 2025) để triển khai thực hiện các nội dung trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội (KTXH) là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt của ngành KHCN, luôn được Lãnh đạo Chính phủ quan tâm, chỉ đạo trong suốt thời gian qua. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Bộ KHCN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành có liên quan xây dựng và triển khai nhiều Chương trình KHCN cấp quốc gia có liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, vùng dân tộc thiểu số và miền núi như: Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN thúc đẩy phát triển KTXH nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; Chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới; Chương trình KHCN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc; Chương trình KHCN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ; Chương trình KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế (giai đoạn 2016-2020) và đặc biệt là Chương trình “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030” do UBDT chủ trì thực hiện.

Theo đó, Bộ trưởng đánh giá cao những thành tựu của Chương trình, trong đó, rất nhiều kết quả đã kịp thời chuyển giao cho UBDT và các Ban, Bộ, ngành liên quan trong việc tham mưu xây dựng và ban hành chính sách phục vụ phát triển dân tộc. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khẳng định, thành tựu này sẽ là cơ sở, là tiền đề để tiếp tục triển khai Chương trình giai đoạn 2021-2025.

Nền tảng phát triển bền vững

Tại Hội nghị, các nhà quản lý, nhà khoa học đều đánh giá cao những kết quả đạt được của Chương trình, đặc biệt là một ngân hàng dữ liệu đồ sộ, có giá trị khoa học và thực tiễn, từ đó cung cấp cho Đảng, Nhà nước, làm cơ sở cho việc đổi mới hoạch định và thực thi chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Phạm Văn Linh cho rằng, có thể coi đây là một trong những đầu mối về nghiên cứu chuyên sâu về công tác dân tộc, những nhiệm vụ nghiên cứu trong Chương trình đã tạo ra ngân hàng dữ liệu có nhiều giá trị khoa học mới, tạo nền tảng để nghiên cứu thực tiễn cho giai đoạn II (2021-2025).

Còn theo PGS.TS Phạm Quang Hoan, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Chương trình và từng đề tài đã đề xuất và kiến nghị với các cấp với nhiều góc độ, soi sáng cho cách nhìn vấn đề để có giải pháp cho giải quyết các vấn đề dân tộc; kết quả của đề tài là nguồn học liệu có giá trị đối với công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu về công tác dân tộc, quảng bá thành tựu chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta...

Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh thẳng thắn nhìn nhận một số khó khăn, hạn chế trong việc triển khai Chương trình, đồng thời đề xuất một số vấn đề cần tiếp tục tập trung nghiên cứu, giải pháp khắc phục.

Để triển khai tốt các nội dung trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo và dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực công tác dân tộc, nhất là hoạt động KHCN nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững KTXH vùng đồng bào DTTSMN trong giai đoạn tới.

Bên cạnh việc đánh giá cao sự thành công Chương trình với rất nhiều chỉ tiêu và kết quả cụ thể đã đạt được, là cơ sở để tiếp tục thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, để KHCN phục vụ trực tiếp, có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTSMN, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ KHCN sẽ tập trung chú trọng vào một số nội dung, nhiệm vụ như sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho UBDT trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện đối với toàn bộ Chương trình. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, UBDT trong việc đề xuất bố trí kinh phí để các nhiệm vụ của Chương trình được thực hiện đúng tiến độ, đúng quy định của pháp luật, thực sự thiết thực, hiệu quả, chất lượng cao nhất và có thể kết thúc đúng hạn vào cuối năm 2025.

Tiếp tục là cầu nối để kết nối giữa Chương trình “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030” giai đoạn 2021-2025 với các Chương trình KHCN cấp quốc gia khác, cũng như thông tin, giới thiệu về các thành tựu KHCN tiên tiến; hỗ trợ đào tạo nhân lực KHCN... để từ đó tạo ra mối quan hệ thống nhất và sức mạnh tổng thể về KHCN, góp phần phục vụ có hiệu quả mục tiêu phát triển KTXH vùng DTTSMN giai đoạn 2021-2030.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của Bộ KHCN, UBDT và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý, cũng như sự tâm huyết và trách nhiệm của các tổ chức, nhà khoa học tham gia chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học của Chương trình... Ngoài ra, các Chương trình cần tập trung đúng mục tiêu, tránh dàn trải, chú trọng nghiên cứu có trọng tâm, trọng điểm vào các mô hình kinh tế, phát minh sáng chế, kinh phí phù hợp với nhu cầu và tập quán DTTSMN, phát huy được những nhân tố tiên tiến, nòng cốt trong từng vùng đồng bào dân tộc, từng giai đoạn phù hợp với thực tiễn...

Nhân dịp này, UBDT và Bộ KHCN đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu chủ yếu là tham mưu hiệu quả cho Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ các giải pháp, biện pháp về KHCN để góp phần triển khai tổ chức thực hiện thành công chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thông tin, ứng dụng chuyển giao công nghệ, nhất là các KHCN mới, phù hợp với đặc điểm đồng bào các DTTS và vùng đồng bào DTTSMN... góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về CSDT.

Tấn Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Truyền thông khoa học công nghệ góp phần khơi dậy khát vọng sáng tạo

Minh Hạnh |

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trở thành sức mạnh và góp phần nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; trở thành cầu nối hữu dụng, đưa tri thức và tiến bộ KHCN đến nhanh hơn với quảng đại quần chúng và đời sống. Đồng thời, khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng; góp phần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, giúp tạo ra một xã hội tôn trọng khoa học và có tư duy sáng tạo.

Khoa học công nghệ phải thực thiết thực và hiệu quả

Đặng Tiến |

Khoa học công nghệ cần thực hiện tốt hơn vai trò động lực, dẫn dắt của mình; quan tâm làm tốt hơn nữa việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực KHCN trong và ngoài nước... Đó là kết luận số 145/TB-VPCP ngày 3.6.2021 của Văn phòng Chính phủ, thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) ngày 27.5.2021 vừa qua.

Khẳng định vai trò dẫn dắt, đột phá của khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Tại buổi làm việc sáng 27.5 vừa qua với Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình thực hiện nhiệm vụ, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của khoa học và công nghệ (KHCN). Đồng thời Thủ tướng yêu cầu phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút hàng trăm nghìn doanh nghiệp cũng như cả xã hội vào cuộc, để KHCN là động lực thực sự cho phát triển đất nước.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Minh Hạnh |

Phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước; là nền tảng, động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã được tái khẳng định, nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, coi phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào KHCN và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất.

Hướng dẫn nhịn ăn khoa học

huy minh (Tổng hợp) |

“Hướng dẫn nhịn ăn khoa học” là một trong những cuốn sách nổi tiếng, đi sâu giải thích về cội nguồn của việc nhịn ăn, những người có thể được lợi từ việc nhịn ăn (và những người không nên nhịn ăn); các phương pháp thực hành, những điều có thể xảy ra, cách phòng tránh các tác dụng phụ của việc nhịn ăn.

Dòng xe nối nhau trở về Hà Nội, cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ ùn tắc kéo dài

Phương Anh |

Từ chiều đến khuya mùng 4 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, do lượng lớn các phương tiện đổ dồn về thủ đô sau kỳ nghỉ Tết khiến cho giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ liên tục ùn tắc kéo dài hàng cây số.

Thiên đường của loài mèo

Thanh Hà |

Trong thành phố cổ từng do các sultan và hoàng đế cai trị, đế vương thực sự là những con mèo khiêm nhường đang lang thang khắp mọi hang cùng, ngõ hẻm.

Quảng Ninh: Khởi đầu cho mục tiêu 12,5 triệu khách du lịch năm 2023

Đoàn Hưng |

Dịp Tết Nguyên đán năm nay, nhờ dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát và thời tiết thuận lợi, các điểm đến của Quảng Ninh tiếp tục ghi nhận lượng khách tăng mạnh.

Truyền thông khoa học công nghệ góp phần khơi dậy khát vọng sáng tạo

Minh Hạnh |

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trở thành sức mạnh và góp phần nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; trở thành cầu nối hữu dụng, đưa tri thức và tiến bộ KHCN đến nhanh hơn với quảng đại quần chúng và đời sống. Đồng thời, khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng; góp phần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, giúp tạo ra một xã hội tôn trọng khoa học và có tư duy sáng tạo.

Khoa học công nghệ phải thực thiết thực và hiệu quả

Đặng Tiến |

Khoa học công nghệ cần thực hiện tốt hơn vai trò động lực, dẫn dắt của mình; quan tâm làm tốt hơn nữa việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực KHCN trong và ngoài nước... Đó là kết luận số 145/TB-VPCP ngày 3.6.2021 của Văn phòng Chính phủ, thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) ngày 27.5.2021 vừa qua.

Khẳng định vai trò dẫn dắt, đột phá của khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Tại buổi làm việc sáng 27.5 vừa qua với Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình thực hiện nhiệm vụ, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của khoa học và công nghệ (KHCN). Đồng thời Thủ tướng yêu cầu phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút hàng trăm nghìn doanh nghiệp cũng như cả xã hội vào cuộc, để KHCN là động lực thực sự cho phát triển đất nước.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Minh Hạnh |

Phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước; là nền tảng, động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã được tái khẳng định, nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, coi phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào KHCN và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất.

Hướng dẫn nhịn ăn khoa học

huy minh (Tổng hợp) |

“Hướng dẫn nhịn ăn khoa học” là một trong những cuốn sách nổi tiếng, đi sâu giải thích về cội nguồn của việc nhịn ăn, những người có thể được lợi từ việc nhịn ăn (và những người không nên nhịn ăn); các phương pháp thực hành, những điều có thể xảy ra, cách phòng tránh các tác dụng phụ của việc nhịn ăn.