Khẳng định vai trò dẫn dắt, đột phá của khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Tại buổi làm việc sáng 27.5 vừa qua với Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình thực hiện nhiệm vụ, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của khoa học và công nghệ (KHCN). Đồng thời Thủ tướng yêu cầu phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút hàng trăm nghìn doanh nghiệp cũng như cả xã hội vào cuộc, để KHCN là động lực thực sự cho phát triển đất nước.

6 nhiệm vụ trọng tâm

Theo Bộ trưởng Bộ KHCN - ông Huỳnh Thành Đạt, KHCN đang từng bước khẳng định vai trò là động lực trong phát triển kinh tế xã hội. Số lượng bài báo công bố quốc tế ISI của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 tăng trung bình 20%, riêng năm 2020 tăng 45% so với năm 2019. Một số lĩnh vực như toán học, vật lý, hóa học tiếp tục giữ thứ hạng cao trong khu vực ASEAN. Hệ thống các tổ chức KHCN phát triển mạnh với trên 72.290 cán bộ nghiên cứu, nhiều nhà khoa học có uy tín, được thế giới công nhận. Chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,2% giai đoạn 2016-2020 (vượt mục tiêu 35%).

Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng vượt bậc, năm 2020 xếp thứ 42/131 quốc gia, dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Singapore và Malaysia.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam bắt đầu được hình thành và phát triển. Nguồn lực tài chính từ xã hội cho KHCN tăng mạnh, nếu 10 năm trước chủ yếu dựa vào ngân sách (chiếm 70 đến 80%) thì nay đầu tư từ ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp đã tương đối cân bằng với tỉ lệ tương ứng 52% và 48%.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm là: Hoàn thiện thể chế; Tăng cường đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo; Phát triển thị trường KHCN và đổi mới sáng tạo; Tập trung cho đổi mới công nghệ; Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Xây dựng, tổ chức thực hiện từ 1 đến 2 chương trình, dự án phát triển công nghệ lớn, có tầm vóc, với sự tham gia của cả khu vực công và tư nhân, có cơ chế thu hút đa dạng nguồn lực để tạo đột phá trong phát triển kinh tế xã hội.

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, muốn thúc đẩy hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế, chính sách, trong đó có pháp luật về đầu tư, đầu tư công, ngân sách Nhà nước, về tài sản công và các văn bản hướng dẫn về xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KHCN, chính sách thuế... Do đó, phải đổi mới thực sự cơ chế, phương thức quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Bộ KHCN chịu trách nhiệm về chất lượng nghiên cứu để tháo gỡ vướng mắc quy trình, thủ tục liên quan đến các đề tài, nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách Nhà nước theo hướng chấp nhận nguyên tắc rủi ro trong khoa học, tin các nhà khoa học thay vì quản lý theo hướng chống thất thoát. Công khai, minh bạch tất cả các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu để chính các nhà khoa học và cộng đồng giám sát.

Chấp nhận nguyên tắc rủi ro để tạo đột phá

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những thành tựu đã đạt được của KHCN và chia sẻ những băn khoăn và trăn trở của các đại biểu về đánh giá kết quả, thành tựu và hạn chế, phương hướng và nhiệm vụ chính trong thời gian tới. Nhấn mạnh vai trò, vị trí, tầm quan trọng của KHCN, “nơi nào cũng cần, giai đoạn nào cũng cần”, nhất là trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng nêu rõ, quốc gia nào muốn phát triển đột phá cũng phải có KHCN đóng vai trò dẫn dắt.

Thủ tướng cho rằng, muốn KHCN phát triển, KHCN là động lực thực sự của sự phát triển, thì lãnh đạo các cấp phải quan tâm, đề ra mục tiêu, xây dựng cơ chế, phương hướng để tổ chức thực hiện. Ở thời điểm nào, Đảng ta cũng xác định tầm quan trọng của KHCN và nay KHCN được xác định là quốc sách hàng đầu. Trước hết, chúng ta xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển đối mặt với những thách thức... Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của mỗi quốc gia và mọi mặt đời sống.

Do đó, Bộ KHCN phải đóng vai trò trung tâm điều phối, kết nối phát triển KHCN của các bộ, ngành, địa phương và truyền cảm hứng cho các nhà khoa học. Đồng ý với những kiến nghị cụ thể của Bộ, nhưng Thủ tướng lưu ý, điều đáng làm hơn là thiết kế thể chế, cơ chế, chính sách để hàng trăm nghìn doanh nghiệp, cả xã hội cùng vào cuộc để thúc đẩy KHCN tiếp tục phát triển.

Thủ tướng nêu rõ, ngành KHCN cùng đội ngũ cán bộ, nhà khoa học với vai trò nòng cốt của Bộ KHCN đã làm được nhiều việc, góp phần vào thành tích chung của cả nước sau 35 năm đổi mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, tăng cường hội nhập quốc tế. Có được những kết quả này là nhờ chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ và sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan. Trước những bất cập hạn chế của KHCN, Thủ tướng cho rằng, tuy có đóng góp đáng kể cho phát triển đất nước nhưng chưa xứng tầm với sự nghiệp đổi mới, vẫn còn phát triển manh mún, chia cắt; chưa thực sự có trọng tâm, trọng điểm; chưa phải là trung tâm kết nối, tạo sức mạnh tổng hợp. Thị trường KHCN chưa thực sự phát triển, đội ngũ KHCN vừa thiếu, vừa thừa, ít công trình nổi tiếng. Nguyên nhân do chưa có sự mạnh mẽ, quyết liệt; cơ chế, thể chế, chính sách còn hạn hẹp; chưa đi đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng hướng; nguồn lực đầu tư chưa xứng tầm; những bất cập trong công tác truyền thông, khen thưởng, tôn vinh các nhà khoa học... Đây là những bài học kinh nghiệm quý báu về giữ vững và củng cố đoàn kết, thống nhất, nội bộ trong sạch vững mạnh; năng động sáng tạo, chủ động, tích cực, “không ai làm thay ta được”; bài học về đầu tư cho con người; sự cần thiết xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình để đánh giá, đo lường việc giao và thực hiện nhiệm vụ...

Về phương hướng phát triển thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, phải kế thừa, phát huy những thành tích, thành tựu đã đạt được, những bài học kinh nghiệm, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt để tiếp tục thúc đẩy KHCN phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng lưu ý, nghiên cứu, ứng dụng KHCN phải đi vào cái ta cần chứ không phải cái ta có; lấy khó khăn, thách thức là động lực vươn lên, trưởng thành, phát triển.

Tập trung hơn nữa cho công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách; xây dựng công cụ để huy động các nguồn lực; hướng dẫn kiểm tra, giám sát; thanh tra, kiểm tra; khen thưởng, kỷ luật. Thủ tướng giao Bộ KHCN, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu KHCN phục vụ phòng chống dịch và sản xuất vaccine ngừa COVID-19, trong đó có quy định về đầu tư rủi ro. Sửa đổi các quy định về tài chính cho nghiên cứu, ứng dụng KHCN, đừng thiết kế một quy trình mà chứng từ thanh toán dày hơn cả công trình nghiên cứu.

Phát triển thị trường KHCN đúng nghĩa để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đổi mới sáng tạo, “cái gì doanh nghiệp và xã hội làm được, làm tốt hơn thì để doanh nghiệp và xã hội làm”. Xây dựng cơ chế, tạo động lực phát triển KHCN, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với phát triển kinh tế xã hội theo chiều sâu, bền vững, phát triển KHCN gắn với phát triển văn hóa và con người. Đầu tư KHCN phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho 3 khâu đột phá chiến lược và phù hợp với tiềm năng, thế mạnh từng vùng miền, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chỉ số phát triển con người.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, phải coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực cho cấp dưới nhiều hơn, tạo không gian cho đổi mới sáng tạo.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Minh Hạnh |

Phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước; là nền tảng, động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã được tái khẳng định, nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, coi phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào KHCN và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất.

Liên Hợp Quốc kêu gọi phát huy khoa học công nghệ vì lợi ích toàn cầu

BẢO NHUNG |

Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) tổ chức diễn đàn trực tuyến nhằm đề ra các biện pháp phát huy tiềm năng của khoa học công nghệ.

Make in Việt Nam, mạng 5G... và những thành tựu Khoa học Công nghệ năm 2020

Nhóm PV |

Trong một năm nhiều sóng gió do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19, khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng tự hào như chuyển đổi số, phát triển mạng 5G...

Công bố nền tảng trực tuyến xây dựng chiến lược khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Ngày 25.11.2020 tại Hà Nội, Đại học FulBright và Câu lạc bộ AIVIET ra mắt cuốn sách trên nền tảng trực tuyến mang tên Chiến lược khoa học công nghệ Việt Nam 2045. Đây vừa là nền tảng trực tuyến vừa là diễn đàn để cộng đồng tham gia và đóng góp vì sự phát triển của Việt Nam .

Ứng dụng khoa học công nghệ phải gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương

ĐẶNG TIẾN |

Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số (giai đoạn 2016 - 2025), thực hiện theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg đã tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Qua 5 năm triển khai, hầu hết dự án ứng dụng KHCN đều mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp một cách rõ rệt mang lại hiệu quả xã hội, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn miền núi, từng bước góp phần bảo vệ môi trường.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Minh Hạnh |

Phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước; là nền tảng, động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã được tái khẳng định, nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, coi phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào KHCN và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất.

Liên Hợp Quốc kêu gọi phát huy khoa học công nghệ vì lợi ích toàn cầu

BẢO NHUNG |

Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) tổ chức diễn đàn trực tuyến nhằm đề ra các biện pháp phát huy tiềm năng của khoa học công nghệ.

Make in Việt Nam, mạng 5G... và những thành tựu Khoa học Công nghệ năm 2020

Nhóm PV |

Trong một năm nhiều sóng gió do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19, khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng tự hào như chuyển đổi số, phát triển mạng 5G...

Công bố nền tảng trực tuyến xây dựng chiến lược khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Ngày 25.11.2020 tại Hà Nội, Đại học FulBright và Câu lạc bộ AIVIET ra mắt cuốn sách trên nền tảng trực tuyến mang tên Chiến lược khoa học công nghệ Việt Nam 2045. Đây vừa là nền tảng trực tuyến vừa là diễn đàn để cộng đồng tham gia và đóng góp vì sự phát triển của Việt Nam .

Ứng dụng khoa học công nghệ phải gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương

ĐẶNG TIẾN |

Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số (giai đoạn 2016 - 2025), thực hiện theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg đã tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Qua 5 năm triển khai, hầu hết dự án ứng dụng KHCN đều mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp một cách rõ rệt mang lại hiệu quả xã hội, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn miền núi, từng bước góp phần bảo vệ môi trường.