Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Minh Hạnh |

Phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước; là nền tảng, động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đã được tái khẳng định, nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, coi phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào KHCN và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất.

Bước chuyển mạnh mẽ

Thời gian qua, với việc hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ngành KHCN đã đạt được nhiều thành tựu đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế xã hội. Chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 39,0% (vượt mục tiêu 35%). Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020, đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong đóng góp của xã hội, nhất là từ khu vực doanh nghiệp với tỉ lệ tương đối cân bằng đầu tư từ ngân sách Nhà nước là 52% và từ doanh nghiệp là 48%; thể hiện rõ vai trò và những đóng góp quan trọng của lực lượng doanh nghiệp thông qua hoạt động chú trọng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ.

Số tiền doanh nghiệp trích lập vào quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp ngày càng tăng, giai đoạn 2011-2015 trích lập trên 9.000 tỉ đồng; giai đoạn 2016-2019 trích lập khoảng 13.000 tỉ đồng. Quy mô về doanh thu của các doanh nghiệp và dự án công nghệ cao tăng mạnh, từ mức cộng dồn doanh thu là 19 tỉ USD năm 2016 lên mức 190 tỉ USD năm 2019.

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, sự mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế lớn, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

Đặc biệt, đã có sự xoay trục, dịch chuyển rõ nét về cơ chế chính sách, doanh nghiệp được xác định là trung tâm, được tập trung hỗ trợ phát triển, từ hành lang pháp lý thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tiếp cận với công nghệ mới... Nhà nước cũng tạo nhiều nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tăng năng suất sản xuất, sẵn sàng trong tiến trình hội nhập quốc tế. Xác định chủ trương đổi mới công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Bộ KHCN đã trình Chính phủ phê duyệt nhiều chương trình KHCN quốc gia nhằm hỗ trợ các tổ chức, trong đó có doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ KHĐT - ông Nguyễn Chí Dũng, trong các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội đất nước đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trong đó có đóng góp quan trọng của KHCN, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong giai đoạn vừa qua, KHCN đổi mới sáng tạo (ĐMST) đã đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển đặc biệt với doanh nghiệp chế biến, chế tạo liên tục phát triển và đã có những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi khoảng 1,6% doanh thu hằng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã thành lập Quỹ phát triển KHCN để đẩy mạnh các hoạt động KHCN&ĐMST.

Việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp đã mang đến diện mạo và sức cạnh tranh mới trên trường quốc tế. Điều đó càng minh chứng cho sự hợp tác công - tư, kết hợp tốt hơn giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển KHCN&ĐMST giải quyết những vấn đề đặt ra từ cuộc sống. Trong mối quan hệ đó, các nhà khoa học đóng vai trò hạt nhân quan trọng để tạo nên những thành tựu hiện hữu, những giá trị khó có thể đong đếm được. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KHCN&ĐMST đã và đang được ngành KHCN cụ thể hóa, trong đó đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách phù hợp, vượt trội, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhất để các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo.

Đổi mới sáng tạo dưới góc nhìn của các nhà khoa học

Theo ông Lê Anh Tiến - CEO Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam, sự thay đổi tư duy của các đơn vị quản lý nhà nước, với tinh thần hợp tác, tôn trọng, cầu thị, thẳng thắn và luôn vì mục tiêu chung, đó chính là tinh thần hợp tác công tư mới mà những người khởi nghiệp công nghệ như chúng tôi luôn mong đợi. Ranh giới tư duy giữa quản lý nhà nước, doanh nhân và nhà khoa học vẫn còn khoảng cách xa. Điều này chỉ rút ngắn thông qua niềm tin, tôn trọng, thấu hiểu, mới thúc đẩy được hệ sinh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả, đòn bẩy lớn để đẩy mạnh KHCN phát triển nhanh hơn, với mong muốn ngành KHCN Việt Nam sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn; khẳng định được vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới.

Thành tựu KHCN & ĐMST nổi bật trong thời gian qua cho thấy, ngành KHCN đã có những bước phát triển mang tính đột phá, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước, góp phần đảm bảo quốc phòng và an ninh, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Đảng và Nhà nước giao. Theo TS. Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), ngay từ những ngày đầu tiên khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhóm nghiên cứu của Công ty đã phối hợp với Trường đại học Bristol (Anh) nghiên cứu phát triển vaccine COVID-19. Đến nay, các kết quả nghiên cứu trên chủng SARS-CoV-2 gốc đã cho hiệu quả của vaccine trên các động vật thí nghiệm. Vaccine có tính an toàn và tính sinh miễn dịch tốt trên chuột và khỉ. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục phát triển các vaccine ngừa biến chủng mới của SARS-CoV-2 và chuẩn bị các bước tiếp theo cho thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người. “Nhà nước cần nhiều hơn các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc ứng dụng các thành tựu và kết quả của KHCN vào việc phát triển sản phẩm cũng như phát triển doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp KHCN. Có như vậy mới thể hiện rõ được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là KHCN là đòn bẩy cho phát triển đất nước”, TS Đỗ Tuấn Đạt cho hay.

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam - GS.TS Nguyễn Thị Lan cho rằng, KHCN & ĐMST đã góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 15 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nông sản. Hiện KHCN đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đã nâng cao đời sống nông dân và làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất.

Theo GS.TSKH Phạm Hoàng Hiệp - Viện Toán học, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà nghiên cứu khoa học. Kinh phí đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học thông qua các quỹ đầu tư phát triển khoa học cũng đã được quan tâm và tăng theo thời gian. Những nghiên cứu khoa học và ĐMST sẽ ngày càng bám sát vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất để giải quyết được ngày càng nhiều nhu cầu phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Hiện nay, Việt Nam đang có bước phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội. Tôi tin rằng KHCN & ĐMST sẽ có đóng góp nhiều hơn nữa trong giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam.

PGS.TS Phạm Tiến Sơn - Trường Đại học Đà Lạt, sự ra đời của Quỹ phát triển KHCN Quốc gia (NAFOSTED) đã đem đến một luồng không khí mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản, và đối với ngành Toán thì Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), với mô hình hoạt động chuẩn mực quốc tế đã hỗ trợ được rất lớn cho các nhà khoa học - giảng viên tại các trường đại học. Đối với các nhà khoa học trẻ, chúng ta cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Liên Hợp Quốc kêu gọi phát huy khoa học công nghệ vì lợi ích toàn cầu

BẢO NHUNG |

Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) tổ chức diễn đàn trực tuyến nhằm đề ra các biện pháp phát huy tiềm năng của khoa học công nghệ.

Make in Việt Nam, mạng 5G... và những thành tựu Khoa học Công nghệ năm 2020

Nhóm PV |

Trong một năm nhiều sóng gió do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19, khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng tự hào như chuyển đổi số, phát triển mạng 5G...

Công bố nền tảng trực tuyến xây dựng chiến lược khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Ngày 25.11.2020 tại Hà Nội, Đại học FulBright và Câu lạc bộ AIVIET ra mắt cuốn sách trên nền tảng trực tuyến mang tên Chiến lược khoa học công nghệ Việt Nam 2045. Đây vừa là nền tảng trực tuyến vừa là diễn đàn để cộng đồng tham gia và đóng góp vì sự phát triển của Việt Nam .

Ứng dụng khoa học công nghệ phải gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương

ĐẶNG TIẾN |

Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số (giai đoạn 2016 - 2025), thực hiện theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg đã tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Qua 5 năm triển khai, hầu hết dự án ứng dụng KHCN đều mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp một cách rõ rệt mang lại hiệu quả xã hội, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn miền núi, từng bước góp phần bảo vệ môi trường.

Thi đua yêu nước phát triển nguồn lực để thúc đẩy khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Chiều 26.10.2020, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V nhằm đánh giá, tổng kết các phong trào thi đua giai đoạn 2016-2020 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ chính trong công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2021-2025.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Liên Hợp Quốc kêu gọi phát huy khoa học công nghệ vì lợi ích toàn cầu

BẢO NHUNG |

Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) tổ chức diễn đàn trực tuyến nhằm đề ra các biện pháp phát huy tiềm năng của khoa học công nghệ.

Make in Việt Nam, mạng 5G... và những thành tựu Khoa học Công nghệ năm 2020

Nhóm PV |

Trong một năm nhiều sóng gió do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19, khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng tự hào như chuyển đổi số, phát triển mạng 5G...

Công bố nền tảng trực tuyến xây dựng chiến lược khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Ngày 25.11.2020 tại Hà Nội, Đại học FulBright và Câu lạc bộ AIVIET ra mắt cuốn sách trên nền tảng trực tuyến mang tên Chiến lược khoa học công nghệ Việt Nam 2045. Đây vừa là nền tảng trực tuyến vừa là diễn đàn để cộng đồng tham gia và đóng góp vì sự phát triển của Việt Nam .

Ứng dụng khoa học công nghệ phải gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương

ĐẶNG TIẾN |

Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số (giai đoạn 2016 - 2025), thực hiện theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg đã tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Qua 5 năm triển khai, hầu hết dự án ứng dụng KHCN đều mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp một cách rõ rệt mang lại hiệu quả xã hội, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn miền núi, từng bước góp phần bảo vệ môi trường.

Thi đua yêu nước phát triển nguồn lực để thúc đẩy khoa học công nghệ

Minh Hạnh |

Chiều 26.10.2020, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V nhằm đánh giá, tổng kết các phong trào thi đua giai đoạn 2016-2020 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ chính trong công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2021-2025.