Từ mâm cơm nhà ra bàn ăn thế giới

Linh Anh |

Mỗi khi tôi trở về nhà, thông thường, câu đầu tiên mẹ hỏi là: “Đã ăn gì chưa?”. Và khi đến bữa, dù tôi đã có ý xin phép không ăn nữa thì bao giờ mẹ cũng nói một câu như thói quen: “Ăn thêm nữa đi”...

*
Tất nhiên tôi không phải là người cần ăn no, hoặc ăn nhiều. Thậm chí tôi cũng đang tập dần tính nhẩm việc mỗi bữa ăn mình đưa vào bao nhiêu calo, liệu có quá nhiều so với mức tiêu hao sau mỗi cuộc đi bộ trong ngày.

Bố mẹ tôi thì khác, họ trải qua thời bao cấp khốc liệt với những con cá khô đét, mặn chát, với những mớ rau muống, rau cải tự trồng ở mảnh đất con con phía sau nhà máy mà bọn trẻ chúng tôi cách đây gọi là “cánh đồng công nhân”. Nhà nào cũng có một mảnh vườn nho nhỏ như vậy.

Chính vì vậy, “có ăn” và “đủ ăn” lại là vấn đề quan trọng chứ đừng chưa thể nói chuyện ăn ngon. May ra, là chỉ dịp Tết thì trong nhà mới dư dả một chút.

Trong ký ức của một trung niên gần 50 tuổi như tôi vẫn còn hình ảnh về những miếng thịt lợn được chia ở khu tập thể, thậm chí tôi nhớ cả hình hài mảnh giấy bốc thăm còn loang lổ tiết lợn ngày nào. Đó là những cân thịt ít ỏi cho ngày Tết để mẹ tôi chia làm các phần: phần nào để gói bánh chưng, phần nào nấu đông, phần nào làm giò xào... Đó là những cái Tết được cho là no đủ.

Xã hội phát triển, quan niệm và thói quen về chuyện ăn đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt quan niệm ăn trong ngày Tết. Đã có lúc người ta tranh luận với nhau về chuyện bỏ khái niệm “ăn Tết” mà thay vào đó là “Thưởng thức Tết”, “Chơi Tết”. Nghĩa là cái ăn không còn quan trọng nữa, không phải “dồn tổng lực” vào những mâm cơm, mâm cỗ trong ba ngày Tết với những bà, những chị mở mắt ra là đã vào bếp làm cỗ, đến tối mịt vẫn thấy tay thớt, tay dao, bó hành miếng thịt mà thay vào đó, dành thời gian đi chơi, thăm thú, thưởng ngoạn.

Nhưng quan niệm về cái ăn vẫn còn nặng, nó thể hiện ở việc cứ Tết đến là chợ búa tấp nập, siêu thị đông nghẹt người và tủ lạnh mỗi nhà có khi chật cứng, không nhét thêm được cái gì.

Nó là vấn đề tâm lý, đôi khi cũng mang yếu tố lịch sử như bố mẹ tôi không thể để Tết mà bếp nguội lạnh, mâm cơm cúng ngày Tết lèo tèo.

Tôi đã từng gặp những công nhân quê Thanh Hoá, Nghệ An xa nhà và hỏi họ rằng, điều gì họ ao ước nhất khi trở về quê dịp lễ Tết, thì hầu như ai cũng trả lời rằng: “Về gặp được người thân trong gia đình và được ăn món ăn quen thuộc quê nhà”.

Nghĩa là vẫn chưa thể rũ bỏ được yếu tố ăn. Biết làm sao được khi mà đối với nhiều người, nhất là người lao động thì cái ăn vẫn ám ảnh.

Trên TikTok, thỉnh thoảng có những người chia sẻ về những bữa cơm mà tổng giá trị chưa đến 20.000 đồng cho 3 hay 4 người ăn. Tin được không? Thế mà có. Nào là miếng thịt vài ngàn, nào là mớ rau mấy ngàn chia 2 - 3 bữa. Đó gọi là siêu tiết kiệm.

“Lương 4 - 5 triệu thì sống làm sao?” - nhiều công nhân nói với tôi khi hỏi về cơ cấu chi tiêu và cuối cùng thì họ cho rằng sự tiết giảm, đơn giản nhất là cắt khẩu phần ăn của người lớn, dồn tiền cho bữa ăn trẻ nhỏ và chuyện học hành.

**
Công bằng mà nói, đa số bây giờ hiểu rằng, cuộc sống đổi thay, việc được ăn ngon không chỉ là một nhu cầu mà còn là tất yếu. Cái ngon đã được hiểu theo một nghĩa khác. Ngon đôi khi cũng cần bắt trend, ngon thì cũng phải gắn với yếu tố healthy...

Nhưng có một điều ai cũng phải thừa nhận, ẩm thực Việt Nam dần vươn ra thế giới. Không chỉ là phở hay bánh mì từng được vinh danh, từng được Google Doodle tôn vinh mà là nhiều món khác.

Bằng chứng cụ thể là năm rồi, cẩm nang ẩm thực Michelin 2023 giới thiệu 103 nhà hàng đạt chuẩn tại Hà Nội và TPHCM. Trong đó có 4 nhà hàng đạt một sao Michelin và 29 nhà hàng giành Giải thưởng Bib Gourmand vì phục vụ đồ ăn ngon với giá phải chăng, 70 nhà hàng vào danh sách đề xuất.

Ẩm thực Việt đa dạng, phong phú, kết hợp được các trường phái Đông - Tây. Nhưng câu hỏi là đã đến lúc Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới chưa? Câu hỏi này vẫn còn để ngỏ.

Tôi nhớ một bài viết của ông Vũ Tiến Lộc – nguyên là Chủ tịch VCCI- về vấn đề này. Ông Lộc nói rằng hơn 20 năm trước, một số học giả của Mỹ đã cho rằng, các chuỗi cung ứng toàn cầu đang trong quá trình định hình và Trung Quốc đang trở thành "công xưởng" của thế giới, Ấn Độ trở thành "văn phòng" của thế giới thì Việt Nam, nên trở thành "bếp ăn" của thế giới.

Căn cứ đưa ra là hai lợi thế cạnh tranh cốt lõi của việc Việt Nam là phát triển nông nghiệp - trở thành "vựa lúa" (gắn với ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản với giá trị gia tăng lớn) và du lịch phát huy lợi thế "bếp ăn" của thế giới với những giá trị ẩm thực đặc sắc.

Điều đáng nói trong cả một thời gian dài, trong định hình và định hướng du lịch của Việt Nam, ẩm thực chưa phải là yếu tố hàng đầu.

Rồi ông Lộc kể: “Sau hơn chục năm sau, trong một chuyến đi công tác tại Thái Lan, tôi mới giật mình, thấy Thái Lan đã sử dụng chính slogan này để quảng bá cho du lịch Thái - "Thailand - The kitchen of the World". "Thái lan - Bếp ăn của thế giới" chứ không phải Việt Nam. Tôi thấy có phần tiếc nuối. Thái Lan làm du lịch tốt hơn ta”.

Ai cũng biết trong phát triển du lịch, bên cạnh những sản phẩm du lịch thì ẩm thực chính là yếu tố giữ chân du khách, bắt du khách trả nhiều tiền hơn và để du khách quay lại. Song, Việt Nam rất nhiều sản phẩm đặc trưng vùng miền nhưng để kể tên ra một danh sách món ăn đặc trưng Việt Nam nhưng lại hài hoà với ẩm thực thế giới, để có thể cạnh tranh, tạo thương hiệu, thật khó.

Bên cạnh chuyện ngon, đặc trưng còn là khâu nguyên liệu đảm bảo vệ sinh, an toàn. Nó lại là một câu chuyện khác.
Chưa muộn để nói lại câu chuyện “Việt Nam sẽ trở thành bếp ăn của thế giới”. Điều này phụ thuộc vào định hướng, chiến lược lâu dài và bài bản. Làm tốt điều này, du lịch mới thực sự trở thành mũi nhọn của địa phương, của đất nước.

Để mỗi du khách khi đến Việt Nam, dù là thưởng thức ẩm thực Việt vẫn cảm nhận được lời mời gọi tha thiết: “Đã ăn gì chưa, ăn thêm nữa đi” bởi với chúng tôi, Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm ẩm thực, một bếp ăn của thế giới.

Linh Anh
TIN LIÊN QUAN

Cơm trái cây độc lạ của người miền Tây

Thanh Hải |

Người miền Tây có thói quen ăn cơm với các loại hoa quả như chuối, dưa hấu... khiến không ít du khách bất ngờ.

Vì những bữa cơm có thịt cho trẻ vùng cao

hà quyên (thực hiện) |

Những ngày cuối năm, trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, nhà báo Nguyễn Anh Tú - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ kiêm Giám đốc Quỹ "Trò nghèo vùng cao" (tiền thân là chương trình Cơm có thịt) - chia sẻ nhiều tâm tư về hành trình hơn 10 năm miệt mài thực hiện “mệnh lệnh từ trái tim”. Hàng trăm ngôi trường và hàng nghìn trẻ em miền núi phía Bắc đã có bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, có trường học, giếng nước, chăn màn, quần áo ấm, thuốc chữa bệnh, đồ dùng học tập... Những tấm lòng đã kết nối với nhau và vẫn đang tiếp tục sứ mệnh yêu thương.

Bắt đầu ngày lao động bằng một đĩa cơm sườn

Bài và ảnh HẢI AN |

Một món ăn sáng “rất con nhà lao động” là món cơm sườn của ẩm thực phương Nam. Bởi nói tới cơm, bữa sáng có vẻ hơi nặng nề cho một cái dạ dày mới vừa thức giấc ở thời buổi này. Nhưng cứ phải làm một đĩa cơm sườn thì mới nạp đủ năng lượng cho khởi đầu của một ngày lao động hăng say. Riết rồi thành một nét đặc trưng đáng quý.

Luật Thi đua, Khen thưởng mới có gì đặc biệt?

Nhóm PV |

Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2024. Theo đó, luật quy định về các danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể, căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua; Các loại hình khen thưởng đối với cá nhân, tập thể và điều kiện để được trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng…

Thổ Nhĩ Kỳ được lệnh không cản trở việc tặng tàu chiến cho Ukraina

Linh Nhi |

Thổ Nhĩ Kỳ được yêu cầu hành động phù hợp với vai trò là thành viên NATO và không được cản trở Anh tặng tàu chiến cho Ukraina.

Thiết lập cơ chế bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 8.1, Văn phòng Chính phủ thông tin, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 trong đó có thiết lập cơ chế bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh.

Bảo Hân "Về nhà đi con": Thích đóng cùng Mạnh Trường, ấn tượng với Doãn Quốc Đam

Nhóm PV |

Diễn viên Bảo Hân tham gia thử thách "3 phút với người nổi tiếng" của báo Lao Động, nữ diễn viên chia sẻ tình cảm đặc biệt dành cho Mạnh Trường, Bảo Thanh, Doãn Quốc Đam.

Tội phạm mạng đang lợi dụng trí tuệ nhân tạo để lừa đảo

Tùng Giang |

Mặc dù cơ quan chức năng liên tục phát đi những cảnh báo, song danh sách bị hại trong những vụ án liên quan đến tội phạm công nghệ cao vẫn có chiều hướng gia tăng và số tài sản chúng chiếm đoạt ngày một lớn.

Cơm trái cây độc lạ của người miền Tây

Thanh Hải |

Người miền Tây có thói quen ăn cơm với các loại hoa quả như chuối, dưa hấu... khiến không ít du khách bất ngờ.

Vì những bữa cơm có thịt cho trẻ vùng cao

hà quyên (thực hiện) |

Những ngày cuối năm, trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, nhà báo Nguyễn Anh Tú - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ kiêm Giám đốc Quỹ "Trò nghèo vùng cao" (tiền thân là chương trình Cơm có thịt) - chia sẻ nhiều tâm tư về hành trình hơn 10 năm miệt mài thực hiện “mệnh lệnh từ trái tim”. Hàng trăm ngôi trường và hàng nghìn trẻ em miền núi phía Bắc đã có bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, có trường học, giếng nước, chăn màn, quần áo ấm, thuốc chữa bệnh, đồ dùng học tập... Những tấm lòng đã kết nối với nhau và vẫn đang tiếp tục sứ mệnh yêu thương.

Bắt đầu ngày lao động bằng một đĩa cơm sườn

Bài và ảnh HẢI AN |

Một món ăn sáng “rất con nhà lao động” là món cơm sườn của ẩm thực phương Nam. Bởi nói tới cơm, bữa sáng có vẻ hơi nặng nề cho một cái dạ dày mới vừa thức giấc ở thời buổi này. Nhưng cứ phải làm một đĩa cơm sườn thì mới nạp đủ năng lượng cho khởi đầu của một ngày lao động hăng say. Riết rồi thành một nét đặc trưng đáng quý.