Tội phạm mạng đang lợi dụng trí tuệ nhân tạo để lừa đảo

Tùng Giang |

Mặc dù cơ quan chức năng liên tục phát đi những cảnh báo, song danh sách bị hại trong những vụ án liên quan đến tội phạm công nghệ cao vẫn có chiều hướng gia tăng và số tài sản chúng chiếm đoạt ngày một lớn.

Mặt trái của trí tuệ nhân tạo AI

Ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc Công nghệ Công ty Công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS) - cho biết, năm 2023 hệ thống của NCS đã ghi nhận 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối năm 2023 số vụ tấn công mạng tăng mạnh, lên tới 1.614 vụ/tháng.

Dự báo về tình hình an ninh mạng trong năm 2024, ông Sơn đánh giá, sẽ có những đợt tấn công quy mô lớn nhắm vào các thiết bị IoT, đặc biệt các thiết bị có khả năng thu thập thông tin, hình ảnh như camera an ninh, màn hình quảng cáo công cộng.

Bên cạnh đó, công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) với những bước phát triển thần kỳ trong năm 2023 và sẽ tiếp tục bùng nổ ứng dụng trong năm 2024 đã kéo theo những công cụ phục vụ mục đích xấu như lừa đảo, tấn công mạng. AI tạo sinh như ChatGPT và DeepFake (một phương thức tạo ra các sản phẩm công nghệ giả dưới dạng âm thanh, hình ảnh, video bởi trí tuệ nhân tạo - AI) sẽ được sử dụng để tự soạn các kịch bản lừa đảo các nạn nhân.

Mã độc và các công cụ khai thác lỗ hổng sẽ được trang bị thêm trí tuệ nhân tạo để tăng khả năng khai thác lỗ hổng cũng như giúp qua mặt các giải pháp an ninh mạng.

Phản ánh đến Lao Động mới đây, anh Quang Hà (SN 1989, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, anh vô cùng hoang mang khi bị tống tiền từ một tài khoản lạ trên ứng dụng Telegram. Đối tượng yêu cầu anh chuyển 30 triệu đồng để ngăn nội dung nhạy cảm của bản thân bị phát tán.

“Họ gửi cho tôi xem 1 clip khoảng 2 phút chứa nội dung dung tục và nhiều ảnh nude 18+. Trong khi nhân vật chính lại là tôi và kèm lời đe dọa sẽ gửi toàn bộ hình ảnh này cho người thân trong gia đình và đồng nghiệp ở công ty nếu tôi không chuyển tiền theo yêu cầu” - anh Hà chia sẻ.

Đáng nói, đoạn clip anh Hà nhận được đã bị cắt ghép bằng công nghệ AI và sử dụng toàn bộ các hình ảnh trên trang Facebook cá nhân mà anh đã chia sẻ công khai từ trước đó.

Trình báo vụ việc tại Công an quận Hoàng Mai, nhưng anh Hà thừa nhận, việc truy vết các đối tượng tống tiền trên không gian mạng là không hề dễ dàng.

Chợ đen rao bán clip nóng, ảnh nude, truyện 18+ bằng AI về người nổi tiếng. Ảnh: Tùng Giang
Chợ đen rao bán clip nóng, ảnh nude, truyện 18+ bằng AI về người nổi tiếng. Ảnh: Tùng Giang

Mọi người đều có thể là nạn nhân của tội phạm mạng sử dụng AI

Qua ghi nhận trên một số nền tảng mạng xã hội cho thấy, các app ứng dụng như Telegram hay X (trước đây là Twitter), tình trạng tội phạm mạng sử dụng DeepFake nhằm rao bán hình ảnh nhạy cảm của người dùng, đặc biệt là những người nổi tiếng, có ảnh hưởng trong xã hội khá phổ biến.

Thông qua các công cụ tra cứu đơn giản, một loạt các tài khoản có tên “VN Celebs *** hay fake *** show biz…” ngang nhiên rao bán công khai các nội dung xấu độc để xúc phạm danh dự hoặc phá hoại uy tín của nạn nhân nhằm trục lợi.

Phóng viên đã liên hệ với một trong những tài khoản đang rao bán kho dữ liệu này và được cho biết, chỉ cần khách có nhu cầu thì người nổi tiếng như nghệ sĩ, diễn viên hay thậm chí là doanh nhân cũng đều có thể được tạo ra y như thật để phục vụ các “thượng đế”. Giá để sở hữu những file nội dung này chỉ từ 5.000 - 10.000 đồng/2 tấm ảnh, video - clip có độ dài dưới 2 phút sẽ từ 100.000 - 300.000 đồng/clip.

Không chỉ bán ảnh nude và video 18+, một số tài khoản thậm chí bán cả truyện chữ nhạy cảm kèm theo hình ảnh người nổi tiếng với giá gốc là 240.000 đồng cho một bộ 12 chap (chap còn được gọi là chapter; 1 chap tương đương với 1 chương hay 1 hồi truyện). Để thu hút thêm người quan tâm, các đối tượng cũng liên tục đăng bài giảm giá kèm khuyến mại cho những ai đặt hàng sớm nhất.

Cũng liên quan đến vấn đề này, đầu tháng 1.2024, Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam cho biết, đơn vị này nhận được phản ánh của ông Hồ Huy - Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh - về việc bị các đối tượng sử dụng công nghệ DeepFake để cắt ghép, phát tán các hình ảnh nhạy cảm của ông trên mạng xã hội.

Việc này nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm và uy tín cá nhân của ông Huy, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Mai Linh.

Theo cơ quan này, phản ánh của ông Hồ Huy đã được chuyển đến các đơn vị chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Còn ông Ngô Minh Hiếu - Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) đánh giá, hiện có nhiều nạn nhân bị lộ thông tin, hình ảnh từ trên mạng xã hội. Các đối tượng sẽ khai thác nguồn dữ liệu này, sau đó đưa vào các app ứng dụng như DeepFake giả mạo gương mặt, lồng ghép vào các nội dung 18+ để tống tiền hoặc bôi nhọ nạn nhân.

Theo Công an TP Hà Nội, ứng dụng DeepFake dựa trên các thuật toán AI để làm ra các video giả mạo có độ chính xác cao, rất khó phân biệt thật giả.

Tiếp đến, kết hợp với việc lợi dụng công nghệ AI, tội phạm công nghệ cao còn mở tài khoản tại ngân hàng trùng tên với người bị giả mạo nhằm tăng sự tin tưởng cho nạn nhân khi chuyển khoản.

Cơ quan chức năng khuyến cáo, người dùng mạng Internet cần lưu ý phải cẩn trọng với các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội. Người dùng cũng cần cập nhật các kiến thức về công nghệ, đặc biệt là các kiến thức về DeepFake để có thể nhận biết và phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo bằng công nghệ này.

Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Xử lý tội phạm trên mạng không chỉ trông chờ vào nhận thức của nông dân

Hoàng Văn Minh |

Để ngăn ngừa, xử lý tốt nhất tội phạm trên mạng, Bộ Công an đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có việc nâng cao nhận thức của người dân, gồm cả nông dân.

Bộ Công an nêu giải pháp để tội phạm lừa đảo trên mạng hết đường lộng hành

PHẠM ĐÔNG |

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đối sách và xác thực định danh kho số di động nên chưa thể hạn chế được tối đa đối tượng lừa đảo qua điện thoại di động, không gian mạng.

Hướng dẫn xem thông tin truy nã và tố giác tội phạm trên ứng dụng VNeID

HẠNH AN |

Bên cạnh các tính năng thủ tục hành chính, định danh điện tử và tích hợp giấy tờ thường được biết đến, ứng dụng VNeID mới đây đã cập nhật tính năng mới "Tích hợp thông tin Truy nã" trong phiên bản mới nhất.

Vụ cháy nhà trọ làm 3 người chết do phóng hỏa, thủ phạm đã tự tử

THANH TUẤN |

Công an tỉnh Gia Lai đang tích cực điều tra vụ án đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 người tử vong vào lúc rạng sáng 9.1, tại phường An Tân, thị xã An Khê.

Đối tượng giết cô gái ở Hóc Môn, chém nạn nhân 40 nhát rồi trốn dưới mương

Anh Tú |

TPHCM - Chiều 9.1, Công an TPHCM đã họp báo cung cấp thông tin về vụ án “Giết người”, “Cướp tài sản” xảy ra tại huyện Hóc Môn, gây sự chú ý lớn của dư luận. Theo cơ quan công an, hung thủ ra tay rất dã man, chém nạn nhân 40 nhát và có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi gây án.

Sửa đường sạt lở ở chân núi Sơn Trà sau phản ảnh của Báo Lao Động

THÙY TRANG |

Ngày 9.1, UBND phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị thi công đang sửa chữa điểm sạt lở trên đường Lương Hữu Khánh, nơi có nhiều biệt thự dưới chân núi Sơn Trà. Dự kiến trước Tết Nguyên đán 2024, việc sửa chữa sẽ hoàn thành, đảm bảo cho người di chuyển an toàn.

Công nhân phấn khởi tham gia Chương trình “Xây Tết 2024”

Hà Anh - Thế Đại |

Ngày 9.1, trên công trường Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, mặc dù trời mưa lạnh nhưng trong lòng của hàng trăm công nhân ấm và phấn khởi vì họ được nhận quà từ Chương trình “Xây Tết 2024”. Ngoài nhận quà Tết, công nhân còn được khám, tư vấn sức khoẻ, cắt tóc miễn phí…

Bị cáo không nhận tiền của Việt Á được luật sư bào chữa đề nghị cho miễn tội

Việt Dũng |

Nguyễn Thành Danh - cựu Giám đốc CDC Bình Dương được cơ quan công tố vụ Việt Á đề nghị mức án bằng thời gian tạm giam, song luật sư mong toà xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho thân chủ.

Xử lý tội phạm trên mạng không chỉ trông chờ vào nhận thức của nông dân

Hoàng Văn Minh |

Để ngăn ngừa, xử lý tốt nhất tội phạm trên mạng, Bộ Công an đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có việc nâng cao nhận thức của người dân, gồm cả nông dân.

Bộ Công an nêu giải pháp để tội phạm lừa đảo trên mạng hết đường lộng hành

PHẠM ĐÔNG |

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đối sách và xác thực định danh kho số di động nên chưa thể hạn chế được tối đa đối tượng lừa đảo qua điện thoại di động, không gian mạng.

Hướng dẫn xem thông tin truy nã và tố giác tội phạm trên ứng dụng VNeID

HẠNH AN |

Bên cạnh các tính năng thủ tục hành chính, định danh điện tử và tích hợp giấy tờ thường được biết đến, ứng dụng VNeID mới đây đã cập nhật tính năng mới "Tích hợp thông tin Truy nã" trong phiên bản mới nhất.