Văn chương

Thiên thần Giáng sinh

|

Tác giả Vozdvijenski P.N là một linh mục người Nga sống ở thế kỷ 19 và đã viết nên những câu chuyện tuyệt vời dành cho trẻ em. Lúc sinh thời cũng như ngày nay sách của ông đã được tái bản nhiều lần.

- Xin Chúa hãy phù hộ! Xin phù hộ cho chúng con! Xin Chúa phù hộ chúng con!

Không ai nghe thấy những lời nói đáng thương đó, không ai chú ý đến những giọt nước mắt đã hòa lẫn vào lời nói của một người đàn bà ăn vận nghèo nàn, đang đứng đơn độc ở góc một con phố lớn của thành phố.

- Xin hãy phù hộ cho chúng con!...

Những người đi đường vội vã bước qua trước mặt bà, một nhóm người mang theo sự ồn ào trên con đường tuyết phủ. Xung quanh vang lên tiếng cười nói rộn rã… Bóng đêm thần thánh tuyệt vời và Chúa Giáng sinh đang hạ giới xuống Trái đất, đêm lung linh ánh sao và bao trùm thành phố bằng màn sương bí ẩn.

- Xin hãy phù hộ, không phải cho con, mà cho những đứa con của con…

Giọng nói của người đàn bà bỗng nhiên ngắt quãng và bà cất tiếng khóc lặng lẽ. Run rẩy trong bộ quần áo rách rưới của mình, bà đưa những ngón tay khô cứng lau những giọt nước mắt, nhưng chúng lại bắt đầu chảy xuống đôi má gầy gò của bà. Chẳng có ai để chia sẻ câu chuyện của bà cả…

Thế mà bà cũng chẳng nghĩ đến chuyện chính mình cũng đang bị rét cóng hoàn toàn, đến việc từ sáng đến giờ bà cũng chưa ăn chút gì cả… mọi ý nghĩ của bà đều hướng về bọn trẻ, trái tim bà đau đớn vì chúng… Chúng đang ngồi chờ, những đứa trẻ tội nghiệp và vẫn đang ở đó, trong ngôi nhà ổ chuột tối tăm lạnh lẽo, chúng đang bị đói, tê cóng… và chúng vẫn đang đợi bà… Bà sẽ mang thứ gì về và sẽ nói điều gì đây? Ngày mai là ngày hội lớn, tất cả trẻ em đều vui vẻ, chỉ có những đứa con tội nghiệp của bà là nhịn đói và bất hạnh. Bà phải làm gì đây? Suốt những tháng ngày vừa qua bà đã làm việc hết mình, vắt kiệt sức lực cuối cùng… sau đó thì bà ngã bệnh và đã bị mất việc…

Ngày lễ đang đến gần mà bà không thể tìm đâu ra được một mẩu bánh mỳ…

Ôi, những đứa con, những đứa con tội nghiệp! Vì chúng mà lần đầu tiên trong đời bà đã dám cầu xin cho các con. Bàn tay bà không giơ lên, miệng không nói nên lời. Nhưng ý nghĩ rằng những đứa con của bà đang muốn được ăn, rằng chúng đang chờ đón ngày lễ - những đứa con đang đói, bất hạnh, ý nghĩ đó hành hạ bà như một sự tra tấn. Bà sẵn sàng làm tất cả mọi thứ và sau vài tiếng đồng hồ bà chỉ kiếm được vài đồng xu… Những đứa con bất hạnh! Những đứa trẻ khác thì có cây thông, chúng được vui vẻ, thoải mái trong ngày lễ lớn này, chỉ có các con của bà là…

- “Xin hãy phù hộ cho những đứa trẻ tốt bụng! Xin Chúa, hãy phù hộ!”.

Và như thể đáp lại sự tuyệt vọng của bà, gần đâu đây vang lên tiếng chuông cầu kinh buổi tối. Phải rồi, cần phải đi, phải cầu nguyện… Biết đâu lời cầu nguyện sẽ làm vợi nhẹ tâm hồn của bà… Bà thành tâm cầu nguyện vì chúng, những đứa con… Với những bước đi thiếu tự tin bà đã lê chân đến gần nhà thờ…

Nhà thờ đang sáng đèn, ngập tràn ánh sáng. Chỗ nào cũng thấy đông người… những khuôn mặt vui vẻ hài lòng. Bà ẩn mình vào một góc, quỳ gối và lạnh cóng… Tất cả tình yêu vô tận của người mẹ, tất cả nỗi phiền muộn của bà về những đứa con đều được trút vào lời cầu nguyện nóng bỏng, trong những tiếng nức nở ảm đạm khô khốc. “Chúa Trời, xin hãy giúp con! Xin hãy phù hộ!” - bà khóc. Và có ai, ngoài Chúa Trời và Đấng Cứu thế của những người yếu đuối và bất hạnh, chia sẻ mọi nỗi khổ, mọi nỗi đau tinh thần của mình. Bà lặng lẽ cầu nguyện trong góc phòng, những giọt lệ thi nhau chảy tràn trên khuôn mặt khốn khổ.

Bà không nhận thấy là buổi cầu kinh đã kết thúc từ lúc nào, không nhìn thấy có ai đó đã bước tới bên cạnh bà…

- Vì sao bà khóc vậy? - một giọng nói dịu dàng tưởng như tiếng nhạc du dương cất lên.

Bà chợt tỉnh, ngước mắt lên và nhìn thấy trước mặt mình một cô bé ăn mặc sang trọng. Đôi mắt trẻ thơ trong sáng đáng yêu đang nhìn vào bà. Đứng đằng sau cô bé là một bà vú nuôi già.

- Bà có chuyện buồn khổ ư? Phải vậy không? Tội nghiệp bà, tội nghiệp! - Những lời nói này được cất lên bằng giọng điệu trẻ thơ đã làm cho bà xúc động sâu sắc.

- Thật khốn khổ! Những đứa con nhỏ của tôi đang bị đói, từ sáng chúng vẫn chưa được ăn… ngày mai là ngày lễ lớn… vậy mà…

- Chúng chưa ăn? Chúng đang bị đói? - Trên khuôn mặt cô bé hiện lên vẻ kinh ngạc.

- Vú nuôi ơi, thế là sao! Những đứa bé không ăn gì cả! Và ngày mai chúng sẽ vẫn bị đói! Vú nuôi ơi! Sao lại như thế được?

Bàn tay bé nhỏ của cô bé thọc vào túi áo.

- Đây, bà hãy cầm lấy, tiền đây… là bao nhiêu thì cháu không biết… bà hãy cho các em ăn… vì Chúa… Chao ôi, vú nuôi ơi, điều này thật khủng khiếp. Bọn trẻ không ăn gì cả! Chẳng lẽ lại có thể như thế sao, hả vú nuôi!

Trên mắt cô bé những giọt lệ lớn đang trào ra.

- Đúng thế đấy, Maniska, phải làm gì đó! Họ nghèo lắm! Bọn trẻ đang ngồi chờ, vừa đói vừa lạnh nữa. Chúng vẫn đang đợi, Chúa không giúp cho chúng!

- Chao ôi, vú nuôi ơi, con thương họ quá! Bà sống ở đâu, bà có mấy người con?

- Chồng tôi đã chết rồi - từ một năm rưỡi nay… Một nách ba đứa con. Tôi đã không thể làm việc được, cứ ốm đau suốt… đành phải phó mặc cho sự đời… Chúng tôi sống gần đây… ở đằng kia… ở góc tầng hầm của ngôi nhà to bằng đá của nhà buôn Osipov…

- Vú nuôi ơi, họ gần như ở ngay bên cạnh chúng ta, thế mà con không biết!... Chúng ta đi nhanh lên, bây giờ thì con biết phải làm gì rồi!

Cô bé nhanh chóng ra khỏi nhà thờ trong sự hộ tống của bà vú nuôi. Người đàn bà khốn khổ bước theo họ như như cái máy. Trong chiếc ví nhỏ bà cầm ở tay có tờ giấy bạc 5 rúp. Quên hết mọi thứ, ngoài việc là giờ đây bà đã có thể sưởi ấm cho những đứa con thân yêu và cho chúng ăn. Bà bước vào cửa hiệu mua thực phẩm, bánh mỳ, trà, đường và chạy về nhà. Vẫn còn khá nhiều củi dăm đủ để họ nhóm lò. Bà dồn hết sức chạy về nhà.

Căn nhà hầm tối tăm đây rồi. Ba đứa trẻ chạy bổ ra đón bà.

- Mẹ yêu ơi! Chúng con đói! Mẹ đã mang gì về rồi! Mẹ yêu!

Bà ôm choàng cả ba đứa con mà mắt tuôn lệ.

- Ơn Chúa! Nadia, nhóm lò lên nào, Petiosa đặt ấm samova lên! Chúng ta sẽ sưởi ấm, sẽ ăn mừng ngày lễ lớn!

Ngày lễ đang đến trong ngôi nhà tồi tàn, ẩm thấp và tối tăm này. Bọn trẻ vui mừng, chúng được sưởi ấm và đang vui đùa. Người mẹ sung sướng với sự hiếu động và đùa tếu của chúng. Chỉ có một ý nghĩ buồn phiền đang len lỏi trong đầu… Rồi đây sẽ thế nào! Rồi sẽ ra sao đây?

- Thôi, Chúa Trời sẽ không bỏ mặc đâu! - Bà tự nhủ khi đặt mọi hy vọng vào Chúa.

Cô bé Nadia lặng lẽ đến bên mẹ, áp vào người bà và khẽ nói:

- Mẹ hãy nói xem, có đúng là vào đêm Giáng sinh sẽ có Thiên thần Giáng sinh bay tới và mang quà đến cho những đứa trẻ nghèo! Hãy nói đi, mẹ!

Các cậu bé cũng đến bên người mẹ. Và để an ủi các con, bà bắt đầu kể với chúng rằng Chúa Trời sẽ chăm sóc những đứa trẻ nghèo và mang đến cho họ những món quà và bánh kẹo!

- Và cả cây thông nữa, phải không mẹ?

- Cả cây thông nữa, các con ạ, một cây thông đẹp, lung linh!

Có tiếng ai đó gõ vào cửa ngôi nhà dưới tầng hầm. Bọn trẻ chạy nhào ra mở cửa. Một người đàn ông xuất hiện với một cây thông nhỏ màu xanh trong tay. Đằng sau chúng là cô bé xinh đẹp mặc chiếc áo choàng trắng tay cầm chiếc giỏ có sự hộ tống của bà vú nuôi cũng mang theo những chiếc gói và túi đủ loại.

Bọn trẻ rụt rè nép vào người mẹ.

- Đây là Thiên thần, phải không mẹ, đó là Thiên thần phải không? - chúng khẽ thì thầm, ngưỡng mộ nhìn vào cô bé mặc bộ trang phục đẹp đẽ.

Cây thông đã được để trên sàn từ lâu. Bà vú nuôi mở những chiếc túi, lấy ra những chiếc bánh quy, bánh cuộn, phó mát, bơ, trứng ngon lành, bà trang trí cây thông bằng những ngọn nến và bánh kẹo. Bọn trẻ vẫn còn chưa hết bàng hoàng. Chúng đang mải ngắm nhìn “Thiên thần”. Chúng vẫn yên lặng, không rời khỏi chỗ.

- Đây là quà cho mọi người, xin hãy đón ngày Giáng sinh vui vẻ! - một giọng nói trẻ thơ vang lên - Chúc mừng ngày lễ!

Cô bé đặt chiếc giỏ lên bàn và biến mất trước khi bọn trẻ và người mẹ kịp tĩnh trí lại. “Thiên thần Giáng sinh” đã bay đi sau khi mang đến cho những đứa trẻ cây thông, niềm vui và đã biến mất như tia sáng rực rỡ…

Ở nhà, người mẹ đang chờ đợi cô bé Manhia. Bà ghì chặt con gái vào người mình.

- Cô bé tốt bụng của mẹ! - bà nói, hôn lên khuôn mặt nhỏ nhắn hạnh phúc của con gái - Con đã từ chối cây thông, bánh kẹo và đã tặng tất cả cho những đứa trẻ! Con có một trái tim vàng! Thượng đế sẽ ban thưởng cho con…

Manhia không còn cây thông và các món quà nhưng mọi thứ đều ngời lên hạnh phúc. Với khuôn mặt nhỏ thanh tú đáng yêu và mái tóc vàng của mình, trông cô thật giống như một “Thiên thần Giáng sinh”.

Ngọc Bích (Dịch từ tiếng Nga)

TIN LIÊN QUAN

Du hành ở xa lộ Hẻo lánh: Cung đường vắng vẻ nhất thế giới

Thanh Hà |

Trải dài 2.700km từ Laverton ở Tây Australia đến Winton ở Queensland xa xôi, Outback Way (hay Xa lộ Hẻo lánh) là "lối tắt" tuyệt vời giúp tiết kiệm nhiều tuần di chuyển ở Australia. 

Xe dịch vụ nhận khách không xuể dịp Tết

Anh Thư |

Những ngày Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, thăm thân của người dân tăng cao. Đáp ứng nhu cầu của người dân, nhiều lái xe dịch vụ đã chạy xuyên Tết.

Vắng lặng quán ăn, nhộn nhịp hàng cà phê dịp Tết

Hiếu Anh |

Những ngày đầu năm mới Tết Quý Mão 2023, hầu như các quán ăn chưa mở cửa. Thế nhưng, các quán cà phê lại nhộn nhịp khách.

Hàng ngàn người đổ về Thảo Cầm Viên du xuân, trốn nắng ngày mùng 2 Tết

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Mùng 2 Tết, hàng nghìn người dân TPHCM đã đổ về các khu vui chơi để thư giãn, nghỉ mát. Trong số các điểm đến vui chơi hấp dẫn, Thảo Cầm Viên (quận 1) là một trong những nơi luôn thu hút nhiều người. Để trốn nắng gắt nhiều gia đình khi đi chơi còn mang võng, trải bạt giữa Thảo Cầm Viên để nghỉ trưa.

Lập chốt ứng trực trước lượng du khách đông đúc đổ về Phủ Tây Hồ

TÙNG GIANG |

Theo ghi nhận của PV, ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Quý Mão (23.1), các lối vào Phủ Tây Hồ (Hà Nội) luôn có lực lượng chức năng ứng trực, phân luồng để phương tiện lưu thông thuận tiện trước tình trạng người dân đổ về địa điểm này ngày một đông.

Dàn diễn viên chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

NSND Minh Hòa, NSƯT Chí Chung, diễn viên Hà Việt Dũng, Thu Quỳnh,... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Đến phố ông đồ, xin chữ gì đầu năm Quý Mão?

Vương Trần |

Hà Nội - Xuân Quý Mão, những ông đồ lại có dịp được tái ngộ, cùng tham gia cho chữ tại Hội chữ xuân (tổ chức tại Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội) với chủ đề "Sư đạo tôn nghiêm".

Biến gỗ, đá hoá... mèo

Ghi chép của Giang Thùy Linh |

Nhiều người thường gọi họa sĩ Nguyễn Tấn Phát (TX Sơn Tây- Hà Nội) là nghệ nhân, vì ngoài hội họa, anh suốt ngày đam mê công việc đục đẽo, mài, miết, sơn mấy... khúc gỗ vô tri, biến chúng thành các tác phẩm nghệ thuật.