Giá trị của lá đề chim phượng hoàng ở Hoàng thành Thăng Long

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN) |

Lá đề chim phượng hoàng hiện đang được bảo quản, trưng bày tại Phòng Trưng bày Thăng Long - Hà Nội, Lịch sử nghìn năm từ lòng đất thuộc Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, số 9 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Đây là bảo vật quốc gia tiêu biểu, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao về giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật tiếu tượng.

Báu vật ngàn năm xưa của Hoàng thành

Theo hồ sơ hiện vật, lá đề chim phượng hoàng gồm 2 phần, thân và bệ. Kích thước phần thân lá đề cao tổng cộng 77cm, dày trung bình khoảng 8cm. Phần bệ lá đề có mặt cắt ngang uốn cong để khớp với ngói lợp bò nóc của mái có kích thước rộng 65,5cm x 34cm, cao 13cm; lòng uốn cong sâu 8cm; dày trung bình 8cm. Hai mặt thân lá đề không hoàn toàn giống nhau, một mặt gồ cao ở giữa và thấp dần về xung quanh, thấp nhất ở phẩn đỉnh lá; mặt còn lại tương đối phẳng. Với cấu trúc như vậy, mặt gồ cao ở giữa có thể là mặt trước và mặt đối diện là mặt sau.

Hoa văn trang trí ở phần thân lá đề, bệ không trang trí hoa văn. Thân lá đề trang trí ở hai mặt gồm hoa văn trang trí phần diềm và hoa văn trang trí ở phần trung tâm của lá đề. Toàn bộ hoa văn được khắc bằng tay. Trong đó, bao quanh diềm lá đề là họa tiết cuồng lửa, các cuồng lửa được tạo thành nhiều lớp, tia lửa kéo lên trên tạo cảm giác sống động. Trung tâm lá đề trang trí hình đôi chim phượng dâng ngọc báu trên nền hoa văn sen, dây lá.

Đồ án đôi chim phượng được thể hiện ở tư thế nhún đẩy dâng ngọc báu, đầu ngẩng cao, hai mỏ chụm lại nâng đỡ ngọc báu. Về cơ bản bốn hình phượng tương đồng nhau với mỏ to và mào lớn hướng về phía trước giống như mỏ và mào của chim công. Mắt, hàm to và tròn giống chim trĩ, hai bên hàm bờm dài uốn ngược về phía trước cùng nhịp với mào và đuôi. Cổ chim phượng cao, cánh dang rộng, thân tròn. Đuôi dài được diễn tả với nhiều lớp, uốn lượn nhiều khúc chụm và tụ lên đỉnh lá đề. Thân không có vảy mà được đặc tả bằng những lớp lông rất chi tiết. Ngọc báu được thể hiện bằng nhiều lớp lá đề đồng tâm, diềm ngoài của ngọc báu là họa tiết cuồng lửa. Tất cả các bộ phận, chi tiết đều được khắc chìm bằng tay với các đường nét tả thực vừa rõ nét và hết sức sinh động.

Những giá trị nổi bật, tiêu biểu

Lá đề trang trí chim phượng hoàng là hiện vật nguyên gốc, được tìm thấy tại Hố A20 Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, Ba Đình (Hà Nội) trong địa tầng ổn định có niên đại thời Lý. Các lớp địa tầng phía trên tương đối ổn định là minh chứng cho tính xác thực của hiện vật. Lá đề cân trang trí chim phượng này được tìm thấy cùng các di vật khác như: tượng đầu phượng, thân rồng, lá đề lệch... là một trong những minh chứng quan trọng giúp các nhà nghiên cứu nhận diện bộ mái kiến trúc thời Lý. Do vậy, Lá đề cân trang trí chim phượng không chỉ là hiện vật gốc, mà nó còn là tư liệu quan trọng có giá trị cho việc nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý thế kỷ XI - XII.

Lá đề chim phượng hoàng là hiện vật độc bản, duy nhất còn được biết đến ngày nay. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh
Lá đề chim phượng hoàng là hiện vật độc bản, duy nhất còn được biết đến ngày nay. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh

Lá đề cân trang trí chim phượng hoàng là hiện vật độc bản, được tạo tác hoàn toàn thủ công do vậy, đó là sản phẩm đơn chiếc và độc bản, không có hiện vật nào hoàn toàn giống với hiện vật này. Thêm vào đó, thống kê chưa đầy đủ hiện loại lá đề cân cỡ lớn trang trí trên bở nóc kiến trúc thời Lý, thời Trần được phát hiện ở các địa điểm như chùa Long Đọi (chùa Đọi - Hà Nam); Tam Đường (Thái Bình); Tức Mặc (Nam Định); lăng Tư Phúc, Thái Lăng (Quảng Ninh); Nậm Dầu (Hà Giang). Các tiêu bản này có kích thước nhỏ hơn so với tiêu bản đề cử, trang trí kém tinh xảo hơn, chúng cũng bị vỡ nét thành nhiều phần. Lá đề cân trang trí chim phượng hiện lưu giữ tại Hoàng thành Thăng Long là lá đề còn đầy đủ dáng nhất trong bộ sưu tập lá đề trang trí bờ nóc kiến trúc thời Lý và thời Trần hiện biết.

Lá đề trang trí chim phượng hoàng thể hiện giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu đặc sắc. Bản thân hình dáng của lá đề đã hàm chứa giá trị biểu tượng. Lá đề là lá của cây Bồ đề. Cây Bồ đề vốn mọc ở Đông Ấn Độ, nay bắt gặp ở khắp Châu Á và trở thành loài cây phổ biến ở các quốc gia có Phật giáo. Tương truyền Thái tử Tất đạt đa Cồ đàm ngồi thiền định và đạt giác ngộ dưới một gốc Bồ Đề, trở thành Đức Phật Thích Ca. Do vậy, cây Bồ đề và lá của cây Bồ Đề được sử dụng như một biểu tượng của Phật giáo. Hình dáng của hiện vật có hình dáng lá đề cũng hàm chứa ý nghĩa biểu trưng cho Phật giáo. Xét trong bối cảnh thời Lý với sự phổ biến và phát triển mạnh Phật giáo việc lá đề trang trí hình đôi chim phượng nâng đỡ ngọc báu thể hiện tư tưởng của Phật giáo trong nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Lý.

Không chỉ hình khối, đồ án trang trí phượng trong lòng lá đề là trung tâm và thể hiện tính biểu tượng cao nhất, vừa phản ánh giá trị biểu trưng của hoàng gia, vừa phản ánh giá trị biểu trưng của Phật giáo, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa biểu tượng và triết lý của Phật giáo với biểu trưng uy quyền của hoàng gia.

Chim phượng hay còn được gọi là Phượng Hoàng là một trong những loài chim thần thoại có tính biểu trưng cao. Tương truyền, loài chim thần thoại này tượng trưng cho lửa, mặt trời, công lý, sự vâng lời, lòng trung thành và các chòm sao phương Nam. Truyền thuyết cũng cho rằng, phượng đứng đầu 360 loài chim. Thân đẹp đẽ, duyên dáng và quyến rũ của chim phượng là sự kết tinh vẻ đẹp, sự mềm mại thanh lịch và duyên dáng của tất cả các loài chim. Hình dáng, màu sắc và tiếng hót của phượng đều mang tính tượng trưng cho những đức tính và phẩm chất tốt lành. Do vậy, sự xuất hiện của phượng luôn báo hiệu điềm lành, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới hòa bình và thịnh trị.

Lá đề trang trí chim phượng là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc của người nghệ nhân xưa, còn là một tư liệu đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu nghệ thuật, kiến trúc và tư tưởng Đại Việt thời Lý - Trần.

Lá đề trang trí chim phượng không chỉ là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc của người nghệ nhân xưa, mà còn là một tư liệu đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu nghệ thuật, kiến trúc và tư tưởng Đại Việt thời Lý - Trần.

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Giải mã hoa văn tượng đầu rồng thời Trần tại Hoàng thành Thăng Long

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, tượng đầu rồng thời Trần được đánh giá là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc dân tộc. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội đang bảo quản và trưng bày nhiều hiện vật khảo cổ tiêu biểu, là minh chứng cho thời hoàng kim của Hoàng thành Thăng Long.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Những giá trị nổi bật của Hoàng thành Thăng Long sau 20 năm

Huy Hùng |

Sau 20 năm được khai quật, Hoàng thành Thăng Long đến nay đã trở thành một biểu tượng với những giá trị lịch sử, văn hoá to lớn của kinh đô Thăng Long.

Hà Nội mở lại tàu du lịch trên hồ Tây, chuyên gia môi trường nói gì?

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Sau 6 năm dừng hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, tàu du lịch ở hồ Tây, Hà Nội dự kiến sẽ cho phép các loại hình kinh doanh này mở lại. Theo TS.Hoàng Dương Tùng, thành phố nghiên cứu cho mở lại cần phải dựa trên các tiêu chí bảo vệ cảnh quan, môi trường và chất lượng nước hồ Tây sau cùng mới tính đến tiêu chí lợi nhuận thu được.

Xe đỗ thành 3 hàng chiếm nửa lòng đường, cảnh sát xử phạt không xuể

Tô Thế |

Hà Nội - Đoạn đường trước Khu chung cư CT12 Kim Văn - Kim Lũ (quận Hoàng Mai) luôn có hàng loạt xe ôtô dừng, đỗ sai quy định, xếp thành 3-4 hàng, chiếm nửa lòng đường. Mặc dù biết là vi phạm nhưng nhiều chủ xe đành chịu bị xử phạt vì "làm gì có chỗ khác mà đỗ".

Nghi nước sinh hoạt tại Hoàng Mai bẩn: Sẽ lấy mẫu nước để xét nghiệm

Minh Hạnh |

Theo phản ánh của người dân tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội sau khi thau rửa bể nước sinh hoạt đã phát hiện có rất nhiều cặn bẩn, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, đại diện Công ty Nước sạch Hoàng Mai cho rằng, muốn biết rõ nguyên nhân phải xét nghiệm nước.

Tranh cãi về việc đối chiếu máy đo nồng độ cồn

Quý An |

Tự mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả đo của cơ quan chức năng đang là vấn đề gây tranh cãi.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành lĩnh án chung thân

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Thị Hà Thành bị xác định dùng thủ đoạn rủ người đồng sở hữu sổ tiết kiệm rồi dùng vay tiền, từ đó chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Giải mã hoa văn tượng đầu rồng thời Trần tại Hoàng thành Thăng Long

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, tượng đầu rồng thời Trần được đánh giá là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc dân tộc. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội đang bảo quản và trưng bày nhiều hiện vật khảo cổ tiêu biểu, là minh chứng cho thời hoàng kim của Hoàng thành Thăng Long.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Những giá trị nổi bật của Hoàng thành Thăng Long sau 20 năm

Huy Hùng |

Sau 20 năm được khai quật, Hoàng thành Thăng Long đến nay đã trở thành một biểu tượng với những giá trị lịch sử, văn hoá to lớn của kinh đô Thăng Long.