Những ngõ phố ẩm thực chốn Hà Thành: Huyền thoại ngõ Cấm Chỉ

aN lê |

Ngõ Cấm Chỉ là một địa chỉ khá đặc biệt và thú vị của khu phố cổ Hà Nội. Ngõ này nằm ở đầu đường Hàng Bông, đoạn ra giao lộ Cửa Nam, nên còn gọi là ngõ số 2 Hàng Bông.

MỘT HUYỀN THOẠI PHỐ PHƯỜNG

Ngõ Cấm Chỉ dài khoảng 100 mét khá rộng rãi và được nắn thẳng tắp như một con phố, liên thông với phố Tống Duy Tân, một đầu trổ ra đường Điện Biên Phủ, một đầu trổ ra đường Trần Phú, tạo thành hình chữ T.

Thời thực dân Pháp cai trị, ngõ Cấm Chỉ gọi là Rue Londe, sau đó lại được gọi là ngõ Hàng Bông Lờ, ngõ Hàng Bông. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngõ lại được gọi là Cấm Chỉ. Nhưng dù ở thời kỳ nào, con ngõ Cấm Chỉ luôn rất sầm uất vì vị trí đắc địa của mình.

Nơi đây, từ thời Hậu Lê, đã là một tụ điểm tập trung các cửa hàng phục vụ ăn uống và sau khi Hà Nội chuẩn bị chào mừng sinh nhật thứ 990 của mình, khu vực ngõ Cấm Chỉ - Tống Duy Tân đã được quy hoạch thành Phố Ẩm thực của Hà Nội, bắt đầu chạy thử nghiệm trong năm 2001 và hoạt động chính thức vào ngày 15.3.2002.

Lai lịch của cái tên Cấm Chỉ cũng rất thú vị, song kiểu gì cũng đều liên quan đến vua chúa, hoàng tộc. Thời Hậu Lê, ngõ Cấm Chỉ là một lối đi vào Dương mã thành, tức là một mang cá của cửa Đông - Nam của Hoàng thành Thăng Long. Lối đi này bị có cấm không cho một ai đi lại khi đã có trống, chuông thu không (chiều tối). Đây là một cách giải thích xa xưa nhất cho cái tên Cấm Chỉ.

Cũng theo chú giải tương tự theo bản đồ Hoàng thành Thăng Long, ngõ Cấm Chỉ cách cổng thành cửa Nam cách một quãng không xa. Chỗ này nằm trên con đường từ Hoàng thành ra, qua cửa Đại Hưng, nơi thường có những đoàn cấm quân hộ tống nhà vua và trọng thần. Thế nên, khi nào thấy đoàn voi ngựa, lính tráng, kiệu võng rầm rộ trẩy qua, thì khu vực này bị phong tỏa, cấm không cho ai vãng lai.

Tuy nhiên, cách giải thích được nhiều người chấp nhận nhất mặc dù pha màu huyền thoại phố phường là liên quan đến Chúa Chổm - vị hoàng tử mà vua Lê Chiêu Tông (1516 - 1522), vị vua thứ 10 của của nhà Hậu Lê - đánh rơi ngoài dân gian trong một cơn phong tình bất chợt.

Là giọt máu rơi, Chúa Chổm lớn lên trong hoàn cảnh đói nghèo. Thế nhưng, Chúa Chổm có một đặc điểm mà các bà, các cô buôn bán hàng ăn, quà vặt rất thích là tốt vía. Chúa Chổm cứ ngồi đâu ăn là hàng đó lại khách đến ăn đông như rươi, cho nên chủ quán nào cũng muốn Chúa Chổm đến quán mình để xin vía.

“Tốt vay, dày nợ”, Chúa Chổm đi đâu cũng được cho ăn uống mà không cần trả tiền ngay, chỉ ghi sổ nợ. Dần dà, Chúa Chổm trở thành người chẳng thiết tha làm ăn gì cả, chỉ quanh năm suốt tháng ăn chịu, uống nợ mà không ai làm khó dễ, rồi các khoản nợ nần tích tiểu thành đại mà thành chồng chất, phải phiêu dạt sang xứ Ai Lao (Lào).

Năm 1527, vua Lê Chiêu Tông mất, trọng thần Mạc Đăng Dung phế triều cướp ngôi lập ra nhà Mạc. Một trọng thần khác là Nguyễn Kim đã lên đường đi tìm giọt máu rơi của vua Lê Chiêu Tông để lập thành vua, duy trì triều đại Hậu Lê. Và Nguyễn Kim đã tìm được Chúa Chổm, tên thật là Lê Ninh, suy tôn làm vua Lê Trang Tông (1533 - 1548), mở ra thời kỳ Lê Trung Hưng.

Khi Chúa Chổm được Nguyễn Kim đón về kinh thành, có đi ngang qua khu vực Dương Mã thành, rất nhiều chủ nợ đã nhận ra và xúm vào đòi nợ. Bởi thành tích ăn nợ quá dày nên chủ nợ ùn ùn kéo tới như mây, khiến đoàn tùy tòng cũng cạn ví, cháy túi vì trả nợ hộ vua.

Vậy nên, Nguyễn Kim mới bày ra cách miễn thuế hết cho dân trong vòng một năm và ra lệnh viết bảng “Cấm Chỉ” ở gần cửa Nam để cấm dân tình sau khi vua đi qua đây thì không được chỉ trỏ vào vua mà đòi nợ nữa. Từ đó Cấm Chỉ thành tên ngõ, cho tới nay.

Phố Tống Duy Tân. Ảnh: Hải An
Phố Tống Duy Tân. Ảnh: Hải An

NƠI ĂN UỐNG SUỐT NGÀY ĐÊM

Vốn dĩ nơi này đã là chốn ăn uống từ thời xưa, thế nên, càng ngày đời sống ẩm thực ở đây càng phong phú dày dặn. Địa thế của ngõ Cấm Chỉ và phố ẩm thực Tống Duy Tân phải nói là vô cùng đắc địa. Ngày xưa, ngõ nằm gần Trường Thi nên phục vụ nhu cầu ở trọ và ăn uống của các sĩ tử “lai kinh ứng thí”.

Từ đầu thế kỷ 20 tới nay, ngõ Cấm Chỉ nằm gần các trọng điểm tập trung đông người dẫn tới nhu cầu ăn uống rất lớn như: Nhà ga Hàng Cỏ, gần hồ Hoàn Kiếm, điểm đi vào khu vực phố cổ sầm uất, gần bệnh viện Việt Đức, bệnh viện C... Và tập quán chế biến, nấu nướng phục vụ ăn uống của người dân ở ngõ Cấm Chỉ đâm ra cũng có bề dày lịch sử hàng mấy đời.

Không những thế, đây còn là địa điểm tập kết của khách du lịch cũng như dân chơi đêm. Do đó, không bao giờ nơi này tắt đèn điện, từ sáng tinh mơ đến mờ sáng hôm sau lúc nào cũng nhộn nhịp kẻ ăn, người uống. Có lẽ, chỉ đợt đại dịch COVID-19 tràn qua dẫn tới tình trạng cách ly xã hội, khu ăn uống này mới thấy cảnh “Tắt đèn”.

Ngõ Cấm Chỉ có đủ món ăn từ xôi, phở, bún, miến, bò, gà, ngan, vịt, dê, ngỗng, tôm, cua, ốc, ếch... Các món ăn mang phong cách sơn cước, duyên hải, trung du, đồng bằng, nước ngoài cũng không hề thiếu. Tuy nhiên, trong con ngõ Cấm Chỉ có 2 món thật sự là vô đối: Xôi mặn và bánh cuốn Kỳ Đồng.

Ngõ Cấm Chỉ có khoảng 10 hàng xôi, bán từ đầu đường Hàng Bông bán vào. Xôi mặn ngõ Cấm Chỉ chỉ là xôi trắng ăn với giò, chả, thịt kho tàu hay trứng gà, trứng vịt kho tàu... khác xa những thứ xôi mặn như xôi xéo ăn với pate hay thịt gà mạn Nguyễn Hữu Huân.

Xôi ở ngõ Cấm Chỉ nấu bằng thứ nếp đã làm nên danh tiếng của làng xôi Phú Thượng nên quán nào cũng thổi được xôi dẻo, thơm, và nóng hổi, bốc khói nghi ngút, cắn vào thấy hạt xôi mẩy, tròn căng như đuôi ong và có hương vị thơm ngon không thể quên được. Xôi này ăn với thịt rim và trứng vịt rán kho tàu trong những ngày bắt đầu se lạnh thì đúng là miếng ngon nhớ đời.

Ở đoạn ngõ Cấm Chỉ gặp phố Tống Duy Tân có một hàng bánh cuốn nức danh xưa nay: Bánh cuốn Kỳ Đồng. Nguyên liệu làm bánh cuốn cũng giống những nơi khác là gạo, hành, nấm hương, mộc nhĩ và thịt lợn. Đây là thứ bánh cuốn có nhân, chứ không phải dòng bánh cuốn Thanh Trì chỉ có lá bánh không.

Gạo tráng bánh cuốn là gạo tẻ ngon và thơm, chọn kỹ, không được dính gạo nếp bởi như thế bánh sẽ dính, tráng sẽ bị rách. Nhân bánh gồm mộc nhĩ và nấm hương thái nhỏ, chế biến trước, trộn với thịt lợn để sẵn sàng. Khi nào có khách mới múc bột tráng bánh, đặt nhân vào rồi cuốn thành thỏi, xếp ra đĩa, rắc chút hành khô là xong.

Nước chấm bánh cuốn được hâm hơi nóng, chua mặn vừa vị, rắc hạt tiêu cho thơm nóng, nặn thêm 1 - 2 giọt tinh dầu cà cuống nữa là tuyệt vời vô cùng. Thứ nước chấm đó sẽ biến gắp bánh cuốn thành một thứ ăn chơi thanh nhã nhưng xa xỉ về mặt hương thơm, ăn một lần, nhớ cả đời.

Ngoài xôi mặn và bánh cuốn, ngõ Cấm Chỉ còn phục vụ các món ngon đặc trưng truyền thống của Hà Nội như bún thang, cháo lươn, phở sốt vang, cháo sườn sụn hay những mâm cơm đầy đủ canh cua nấu mùng tơi ăn với cà pháo chấm mắm tôm, đậu phụ tẩm hành và thịt chân giò chấm mắm tép.

Nói chung, chúng ta có thể “ăn hết Hà Nội” chỉ trong con ngõ Cấm Chỉ. Nhưng có điều, ăn xong phải trả tiền luôn, chẳng thể nào điểm chỉ, ký sổ như Chúa Chổm - người đã tạo nên một huyền thoại phố phường và con ngõ này.

aN lê
TIN LIÊN QUAN

Những ngõ phố ẩm thực chốn Hà Thành: Bàn tiệc lộ thiên ở ngõ Cầu Gỗ

Tùy bút của AN lê |

Con ngõ Cầu Gỗ thẳng thớm, rất rộng rãi, đủ chỗ cho 2 xe tránh nhau, kể cũng là một ngõ to của chốn Kẻ Chợ "tấc đất tấc vàng". Thế nhưng, cái tên của ngõ dường như bị nuốt chửng, ít khi được nhắc tới hay biết đến. Bởi người ta chỉ nói đến nó dưới một giả danh khác: Chợ Hàng Bè.

Mỳ “Phượng Sồ” trứ danh phố Hàng Bồ

Bài và ảnh HẢI AN |

Phố Hàng Bồ không chỉ nổi danh với số nhà 51 là Toà soạn Báo Lao Động - từng có thời dập dìu nam thanh nữ tú đến đăng thông tin tìm việc - mà còn có “Phượng Mực” ở số nhà 31 thơm nức nở món mực khô nướng, khởi đầu cho biệt danh phố “mực nướng”. Song, “Phượng mực” vẫn phải sợ mỳ “Phượng Sồ” một phép.

Ngõ nhỏ Đồng Xuân chứa đầy bí mật

Bài và ảnh an lê |

Một con ngõ “thẳng như ruột ngựa” và cũng nhỏ hẹp như như đoạn ruột đã được ken đặc người, hàng hóa, quán xá nối giữa phố Cầu Đông của chợ Đồng Xuân và phố Hàng Chiếu, đoạn gần cửa Ô Quan Chưởng. Chỉ dài khoảng 200 mét, nhưng con ngõ ấy rất nổi tiếng, luôn tấp nập và vô cùng hấp dẫn.

Hàng nghìn người dân về thăm quê Bác dịp lễ Quốc khánh

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Hàng nghìn người dân trên mọi miền Tổ quốc đã về thăm quê Bác Hồ trong dịp lễ Quốc khánh.

Mở cửa tự do cho du khách bay khinh khí cầu ở Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - TP Hạ Long quyết định mở cửa tự do cho du khách và nhân dân bay Khinh khí cầu bên bờ vịnh Hạ Long, thay vì chỉ giới hạn trong số 600 người có vé.

Google đổi giao diện chào mừng Quốc khánh Việt Nam

TRÍ MINH |

Ngày 2.9, Google đã đổi giao diện trang chủ tìm kiếm để chào mừng Ngày Quốc khánh Việt Nam.

Giá vàng hôm nay 2.9: Đột ngột lao dốc, mất mốc kháng cự

KHƯƠNG DUY |

Giá vàng hôm nay 2.9: Thị trường thế giới ghi nhận phiên sụt giảm, rơi khỏi mức 2.500 USD/ounce. Trong nước giá vàng bất động.

Nhiều trường thuộc Đại học Quốc gia xét tuyển bổ sung 2024

Trang Hà |

Sau khi công bố điểm chuẩn, nhiều trường thành viên của hai Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM đã thông báo xét tuyển bổ sung.

Những ngõ phố ẩm thực chốn Hà Thành: Bàn tiệc lộ thiên ở ngõ Cầu Gỗ

Tùy bút của AN lê |

Con ngõ Cầu Gỗ thẳng thớm, rất rộng rãi, đủ chỗ cho 2 xe tránh nhau, kể cũng là một ngõ to của chốn Kẻ Chợ "tấc đất tấc vàng". Thế nhưng, cái tên của ngõ dường như bị nuốt chửng, ít khi được nhắc tới hay biết đến. Bởi người ta chỉ nói đến nó dưới một giả danh khác: Chợ Hàng Bè.

Mỳ “Phượng Sồ” trứ danh phố Hàng Bồ

Bài và ảnh HẢI AN |

Phố Hàng Bồ không chỉ nổi danh với số nhà 51 là Toà soạn Báo Lao Động - từng có thời dập dìu nam thanh nữ tú đến đăng thông tin tìm việc - mà còn có “Phượng Mực” ở số nhà 31 thơm nức nở món mực khô nướng, khởi đầu cho biệt danh phố “mực nướng”. Song, “Phượng mực” vẫn phải sợ mỳ “Phượng Sồ” một phép.

Ngõ nhỏ Đồng Xuân chứa đầy bí mật

Bài và ảnh an lê |

Một con ngõ “thẳng như ruột ngựa” và cũng nhỏ hẹp như như đoạn ruột đã được ken đặc người, hàng hóa, quán xá nối giữa phố Cầu Đông của chợ Đồng Xuân và phố Hàng Chiếu, đoạn gần cửa Ô Quan Chưởng. Chỉ dài khoảng 200 mét, nhưng con ngõ ấy rất nổi tiếng, luôn tấp nập và vô cùng hấp dẫn.