Những khoảnh khắc đi vào lịch sử

Ngọc Tú |

Ngày 10.10.1954, Hà Nội sạch bóng quân thù, hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cực kỳ to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30.9.1954 và ngày 2.10.1954 tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính phủ phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố.

Lính Pháp lên cầu Long Biên để rút khỏi Hà Nội. Ảnh: Tư liệu
Lính Pháp lên cầu Long Biên để rút khỏi Hà Nội. Ảnh: Tư liệu
Binh sĩ hai bên tập trung tại chân cầu Long Biên trong thời điểm chuyển giao quyền lực. Ảnh: Tư liệu
Binh sĩ hai bên tập trung tại chân cầu Long Biên trong thời điểm chuyển giao quyền lực. Ảnh: Tư liệu

Theo nghị quyết ngày 17.9.1954 của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập do thiếu tướng Vương Thừa Vũ - Tư lệnh Sư đoàn Quân Tiên phong làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch. Ủy ban quân chính có nhiệm vụ tiếp thu và quản lý thành phố.

Bộ Tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị vào tiếp quản Hà Nội phải triệt để chấp hành các chính sách và kỷ luật của Chính phủ đề ra, phải luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khiêu khích của bọn phá hoại.

Sư đoàn Quân Tiên phong được Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản Hà Nội. Đúng theo kế hoạch, sáng 8.10.1954 các đơn vị quân đội chia nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Đến 16h30 tiến đến đường đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy và Nhật Tân.

Từ sáng ngày 9.10.1954, bộ đội ta theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành chia làm nhiều cánh quân tiến vào 5 cửa ô chính rồi từ đó tỏa đi các nơi. Lần lượt bộ đội tiếp thu nhà Ga, phủ Toàn quyền, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, phủ Thống sứ. Đến 16h, quân đội Liên hiệp Pháp rời khỏi thành phố, lặng lẽ rút sang phía Bắc cầu Long Biên và đến 16h30, quân đội ta hoàn toàn kiểm soát thành phố Hà Nội, tiếp thu thành phố gọn gàng và trật tự. Bộ đội tiến đến đâu, nhân dân ta đổ ra hai bên đường, phất cờ tung hoa, reo mừng không ngớt. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các đường phố, cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên khắp các tầng nhà.

Bác sĩ Trần Duy Hưng, chủ tịch đầu tiên của Hà Nội trong ngày tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu
Bác sĩ Trần Duy Hưng, chủ tịch đầu tiên của Hà Nội trong ngày tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu
Người dân mang theo cờ hoa chào đón đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu
Người dân mang theo cờ hoa chào đón đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu

Sáng ngày 10.10.1954, nhân dân thủ đô quần áo chỉnh tề mang cờ, ảnh Bác Hồ, những bó hoa tươi thắm, thành đội ngũ trật tự theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố..., kéo tới những con đường đã được thông báo trước là bộ đội hành quân qua. Đoàn xe đầu tiên do thiếu tướng Vương Thừa Vũ - Chủ tịch Ủy ban Quân chính và bác sĩ Trần Duy Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính dẫn đầu đi qua phố Hàng Đường, Hàng Đào và trung tâm thành phố.

Cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa. Đó là những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô. Các chiến sĩ diễu binh qua Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang..., đến 9h45 tiến vào Cửa Đông thành Hà Nội. Cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá tiến qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh hồ Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thủy và Đấu Xảo.

Sau đó đoàn cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, qua phố Bạch Mai, phố Huế, đến Bờ Hồ vào lúc 10h5, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc tiến vào thành lúc 10h45.

Phố Hàng Đào vắng lặng vì lệnh giới nghiêm trước khi bộ đội Việt Minh tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu
Phố Hàng Đào vắng lặng vì lệnh giới nghiêm trước khi bộ đội Việt Minh tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu

Đến 15h ngày 10.10.1954, Còi Nhà hát Lớn thành phố nổi lên một hồi dài. Hàng chục vạn nhân dân Hà Nội trang nghiêm dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng.

Ngay sau khi trở về Thủ đô, tiếp quản thành phố, công việc tiếp thu các cơ quan, công sở, do chính quyền Pháp bàn giao cũng nhanh chóng được triển khai để sớm điều hành bộ máy hoạt động cho bình ổn.

Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2022), Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu những hình ảnh tư liệu quý giá ghi lại những khoảnh khắc lịch sử trong ngày 10.10.1954.

Ngọc Tú
TIN LIÊN QUAN

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Quỳnh Anh |

Thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2022), thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng.

Nhiều hoạt động văn hoá ý nghĩa kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hải Ngọc |

Nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhiều hoạt động được tổ chức với mục đích ca ngợi Đảng, Bác Hồ, truyền thống anh hùng của Hà Nội.

Khoảnh khắc ngày giải phóng Thủ đô qua bức ảnh đặc biệt của vợ chồng già

VƯƠNG TRẦN - NHẬT HUY |

Ông Lê Sửu (phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm) một trong những người may mắn ghi lại được khoảnh khắc lịch sử khi đoàn quân giải phóng tiến về Thủ đô Hà Nội ngày 10.10.1954. Những ký ức, cảm xúc vỡ oà trong ngày giải phóng Thủ đô cách đây 67 năm vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của ông và người vợ thân yêu của mình.

Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn bị chiếm dụng tràn lan

Phương Trang |

Hà Nội - Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao động vào chiều 22.3, nhiều vỉa hè, lòng đường ở các tuyến phố thuộc  Hà Nội vẫn bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán, trông giữ xe khiến người dân buộc phải đi xuống lòng đường gây nguy hiểm, ùn tắc giao thông.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Sân Đà Lạt chậm tiến độ hơn 1 năm vẫn ngổn ngang chưa có ngày hoàn thành

Thanh Vũ |

Dù đã chậm tiến độ hơn 1 năm nhưng sân vận động Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vẫn ngổn ngang gạch đá và chưa thể hẹn ngày hoàn thành.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Quỳnh Anh |

Thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2022), thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng.

Nhiều hoạt động văn hoá ý nghĩa kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hải Ngọc |

Nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhiều hoạt động được tổ chức với mục đích ca ngợi Đảng, Bác Hồ, truyền thống anh hùng của Hà Nội.

Khoảnh khắc ngày giải phóng Thủ đô qua bức ảnh đặc biệt của vợ chồng già

VƯƠNG TRẦN - NHẬT HUY |

Ông Lê Sửu (phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm) một trong những người may mắn ghi lại được khoảnh khắc lịch sử khi đoàn quân giải phóng tiến về Thủ đô Hà Nội ngày 10.10.1954. Những ký ức, cảm xúc vỡ oà trong ngày giải phóng Thủ đô cách đây 67 năm vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của ông và người vợ thân yêu của mình.