Muôn nẻo chợ quê

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Rời xa kinh kỳ phồn hoa diễm lệ, trở về quê hương nơi chôn rau cắt rốn, với ký ức tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ ven đê, tắm mát ngụp lặn bên dòng sông xanh mát. Đêm trăng tỏ nghe sáo diều vi vu lẫn giọng hò điệu ví khoan nhặt, lời ru ầu ơ sao mà xao xuyến nao lòng.

Làng tôi ở ven bờ sông Lam. Dòng sông ký ức tuổi thơ tôi. Bờ sông có bến Đá, bến Chợ, bến Giếng, bến Than, bến Sành Sứ, bến Nâu, bến Cá. Mỗi bến có một cái đình (tức cái nhà nhỏ) chờ khách mái lợp tranh, bốn mặt để trống. Bến sông làng tôi chiều dài hơn 1km, mà từ xưa có đến 3 cái chợ dân sinh gồm chợ Đình, chợ Hôm và chợ Vạn.

Chợ Đình có cây đa, giếng nước và ngôi đình làng xã hội họp. Là nơi ông Lý, ông Hương, cụ Cai, cụ Cửu làm việc, thu thuế đinh, thuế ruộng và các lễ hội cúng tế các vị thần thánh làng thờ cúng. Chợ họp gần đình, nên đặt tên chợ Đình. Giống như chợ họp vào chiều tối thì gọi chợ Hôm. Nơi thuyền cá của ngư phủ về tụ hội bán cá, dân gọi là chợ Vạn. Xưa hầu hết các chợ ban đầu đều dân tự phát “cưới chợ”, không phải do chính quyền lập ra chợ. Về sau vì lợi nhuận kinh tế, chính quyền mới xắn tay quản lý hoạt động chợ quê.

Huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh quê tôi chỉ bé bằng bàn tay. Đi xe máy từ đầu đến cuối huyện chỉ hết thời gian khoảng 30 - 40 phút. Vậy mà có hơn 20 cái chợ dân sinh. Nhiều chợ có danh tiếng, sự tích khá thú vị. Sách Nghi Xuân địa chí chép: “Chợ Chế ở xã Quả Phẩm, 1 tháng 6 phiên, tấp nập trên bộ dưới thủy. Ngày trước, chợ ở Tam Đăng thượng. Đời Lê táng Lý Nguyên phi ở núi Na, nên dời chợ ra đây, chỗ đó gần cửa Khe giáp sông, nhưng tên chợ vẫn như trước.” (Nghi Xuân địa chí tr. 72).

Đầu thế kỷ 15, đời Lê sơ, đặt mộ Lý Nguyên phi ở núi Na (nay thuộc xã Xuân Lam), chợ Chế phải dời đến chỗ khác. Như vậy, chợ Chế có tuổi thọ hàng trăm năm, tồn tại từ trước đời Hậu Lê. Sử sách ghi chép vào năm 1471 vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, thuyền ngự ghé vào chợ Chế và sáng tác bài thơ “Vịnh làng Chế”, có câu: “Chợ họp bên sông gẫm có chiều/ Thuyền bày trên đất xem nhiều thế / Cảnh vật nơi đây hoạ có hai / Vì dân khoan giảm thêm tô thuế”. Chợ Chế, còn gọi là chợ Hoa Phẩm tồn tại đến đời vua Bảo Đại thoái vị, thì bị bãi bỏ, khai tử.

Cách chợ Chế không xa có chợ Đò, hoặc chợ Củi, bên núi Ngũ Mã ở xã Xuân Hồng, ở sông Lam núi Hồng. Chợ gần đền Thánh mẫu Liễu Hạnh, vì vậy đền Mẫu cũng có tên gọi đền Củi. Chợ Đò họp cạnh đường quốc lộ 1A. Cũng thuộc chợ tuổi thọ lâu đời, hàng trăm năm.

Thời Lê có đặt trạm tuần canh ở đây: “Trạm gác chợ Củi ở bên núi Cô Độc. Qua nhiều triều đại đều đặt trạm gác ở đây để kiểm soát thuyền bè qua lại dọc sông. Gần đây thuyền mành của bọn khách buôn giàu có tìm cách đút lót để họ được đi lại được dễ dàng, lính tuần ty cũng muốn kiếm lợi to, thường gây khó khăn cho người buôn bán qua lại, nên xẩy ra tranh cãi, kiện tụng nhau luôn” (Nghi Xuân địa chí tr.70).

Ngày nay, chợ Đò vẫn được bảo tồn, thương nhân vẫn tấp nập buôn bán trên bộ dưới sông. Đền Củi, điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, đem lại hàng chục tỉ đồng cho địa phương, nhưng cũng là điểm phức tạp.

Dọc sông Lam có chợ Lách, có từ đời Hậu Lê, họp sáng đến chiều ở xã An Lạc, nay thuộc thị trấn Xuân An. Chợ họp gần bến đò Lách, từ thị trấn Xuân An nối cầu Bến Thủy 1, thuộc phường Bến Thủy thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Là chợ dân sinh tấp nập, buôn bán suốt ngày phục vụ người dân đôi bờ Nam Bắc. Từ đò Gia Lách, xuôi dòng sông Lam có chợ Tráo, còn gọi chợ Đồn ở bến Khải Mông, nay thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân. Trước đây, chợ họp hàng ngày vào buổi chiều. Trong chiến tranh phá hoại của địch, chợ không hoạt động.

Bến Giang Đình trên sông Lam có ba chợ dân sinh. Lớn nhất là chợ Đình, với quy mô thương mại hàng huyện. Tương truyền, chợ do quan Hiến phó, họ Đặng lập ra giúp dân buôn bán, đặt tên là chợ Văn. Vào năm Tân Mão, (1771) đời Cảnh Hưng, Xuân quận công Nguyễn Nghiễm dựng đình (ngôi nhà 4 mặt bỏ trống), đổi tên chợ Đình.

Địa chí chép chợ Đình mỗi tháng họp 6 phiên, trên đường bộ dưới đường sông tấp nập. Là nơi buôn bán đông đúc. Cạnh chợ có ngôi đình làng Uy Viễn, nơi hội họp của quan viên, chức sắc và dân đinh. Bến Giang Đình có nhiều bến nhỏ và 4 đình chờ khách. Phía Tây chợ Đình khoảng 500m có chợ Hôm, chợ Vạn ngày nào cũng họp. Chợ Đình, ở gần huyện lỵ, thủy bộ thuận tiện thương nhân tứ xứ đến buôn bán, trao đổi hàng hóa tấp nập, không khác gì đất kinh kỳ, kẻ chợ.

Sách Địa chí có câu ca: “Thiếp nay con gái Trường Sinh / Mua vui bán rượu, ở bến Giang Đình/ Thấy chàng tỏ ý đa tình / Muốn cùng với thiếp kết tình nhân duyên”, “Chợ Bơ, nuôi chàng rể/ Chợ Đình kể chuyện nàng dâu”. Thật đáng tiếc, năm 1965, chiến tranh ngày càng ác liệt, chợ Đình phải đi sơ tán vào vùng sâu và không trở về đất cũ, như đã khai tử. Ở nơi sơ tán, gọi là chợ Cầu Sắt, họp ở thôn Hồng Tiến, xã Xuân Giang.

Hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, chợ Cầu Sắt chuyển đến vị trí mới thuộc thôn Tiên Hòa, nhập với chợ Cồn Gát, lấy tên mới là chợ Giang Đình, thuộc địa bàn xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Chợ Cồn Gát, còn có tên chợ Hoa Vàng, có nguồn gốc lịch sử ghi chép chợ Tiên. Cũng là chợ được lập từ đời Hậu Lê, phố xá buôn bán sầm uất.

Sách Nghi Xuân địa chí chép: “Chợ Tiên ở xã Tiên Điền, dưới thời nhà Lê, hàng quán nối răng lược, lầu các chăng mạng nhện. Lại có người Tàu lập phố buôn bán, thật là nơi văn vật nhất huyện” (Nghi Xuân địa chí tr. 73). Nay chợ Tiên cũng đã khai tử. Cùng chung số phận khai tử với chợ Đình, chợ Tiên, chợ Vạn còn có chợ Chế ở Quả Phẩm (Xuân Lam) chợ Ang ở Xuân Viên, chợ Cầu Đôi ở Tam Đăng hạ (Xuân Hồng), chợ Mới ở Mỹ Dương (Xuân Mỹ), chợ Trường Xuân ở Tiên Bào (Xuân Yên), chợ Mây ở Vân Hải (Cổ Đạm).

Các chợ được lập từ thời Hậu Lê được tồn tại gồm: Chợ Hôm Hội ở xã Xuân Hội, chợ Bơ ở xã Đan Trường, chợ Đạm ở xã Cổ Đạm, chợ Cá ở Cương Gián, chợ Lách ở thị trấn Xuân An và chợ Đò Củi ở xã Xuân Hồng. Gần đây các địa phương Xuân Phổ, Xuân Yên, Xuân Thành, Xuân Giang đều cưới chợ Mới. Chợ Đón ở xã Xuân Hải đã chết yểu, phải đóng cửa.

Hầu hết các ngã ba, ngã tư, bãi đất trống đều được người dân tụ hội tận dụng bán mớ rau, tôm cá thậm chí cả gà vịt, gạo lúa, thịt cá. Lâu dần trở thành chợ Xanh, chợ Cóc tích chất tạm bợ. Dăm ba người và mấy con vịt, mớ rau thành chợ quê dân sinh.

Theo thư tịch cổ, chợ họp tự phát, người lập chợ có mục đích cao đẹp giúp dân chúng vùng nông thôn mua bán, trao đổi hàng hóa đúng nghĩa, không đánh thuế thu phí tiền vào chợ mà chỉ kiểm soát ngăn chặn nạn gian phi, trộm cắp. Chợ là điểm công cộng hoạt động buôn bán, kẻ gian thường lợi dụng gian lận, lừa bịp, trộm cắp để lại tiếng xấu. Phương ngữ có nói: “Kẻ cắp chợ Đình”, “Khôn như tinh dến chợ Đình cũng mắc / Sắc như dao đến Tả Ao cũng lụt”.

Phần lớn các chợ đều họp chớp nhoáng buổi sáng tầm trưa đã tan, hoặc buổi chiều tối muộn. Rất ít chợ họp cả ngày. Hầu hết các loại hàng hóa thông thường khan hiếm, chỉ có bán ở chợ quê hoặc cửa hàng bách hóa mới có bán. Bây giờ đổi mới nhiều rồi. Khắp mọi nẻo đường, chợ Cóc, chợ Xanh, chợ họp tạm bợ xuất hiện nhan nhản khắp muôn nẻo đường nông thôn, phố thị.

Hàng hóa đủ chủng loại “thượng vàng hạ cám” tha hồ mà lựa chọn, rất thuận tiện đối với việc mua sắm. Người mua sắm không cần phải gửi xe, ghé vào chợ mua hàng hóa, lương thực, thực phẩm dễ dàng mà không bị phiền hà, nhũng nhiễu của ban quản lý chợ dân sinh.

Muôn neo chợ dân sinh quê tôi, bây giờ như một cái lồng chật khổng lồ. Từ ngoài đường cái vọng lại những tiếng rao: “Ai mua cá, mua giò chả, lụa không”, “ai mua dừa, mua chiếu, mua võng không”, nghe thấy nhộn nhịp. Tôi cứ ngộ nhận mình đang sống ở đất phồn hoa, diễm lệ nơi kẻ chợ, Kinh kỳ.

Bài và ảnh Đặng Viết Tường
TIN LIÊN QUAN

Những cái chợ xanh ở chốn Kẻ Chợ

Tùy bút của HẢI AN |

Nếu bạn sống ở Hà Nội đủ lâu, bạn sẽ biết được rằng, ngoài những cái tên kiêu hãnh như Long Đỗ, Đại La, Thăng Long, Đông Đô thì Hà Nội còn có một cái tên dân dã và lâu bền nhất: Kẻ Chợ. Nếu lăn lộn ở chốn Kẻ Chợ đủ lâu, bạn sẽ biết rằng, ở đây có rất nhiều cái chợ, có chung một tên: Chợ Xanh.

Chợ bình dân đặc sắc

Bài và ảnh Việt Văn |

Một cái chợ đặc sắc ở chỗ nó phục vụ chủ yếu cho những người dân sống ở các dãy nhà tập thể thời bao cấp, trong đó có một số dãy đã xuống cấp trầm trọng đang chờ di dời. Chợ kéo dài đi vào từng ngõ nhỏ, và bán đủ thứ hàng hóa từ thực phẩm, hàng gia dụng đến quần áo, giày dép... tóm lại là gần như cái gì cũng có.

Nhớ hương vị chợ Tết xưa

Tuyết Lan |

Tháng Chạp, những khu chợ truyền thống bắt đầu sặc sỡ sắc màu của những món đồ trang trí để chuẩn bị đón năm mới. Chỉ tiếc, tại nhiều nơi người mua đã không còn tấp nập như xưa bởi ảnh hưởng của xu hướng mua sắm thời công nghệ.

Công đoàn Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đồng hành cùng dân tộc

Nhóm PV |

Phát biểu tại ngày kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929 - 28.7.2024), trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, biểu dương 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn cơ sở xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần thứ V và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh, 95 năm, trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đồng hành cùng dân tộc...

Bác tin cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt có vấn đề về chất lượng

QUANG ĐẠI |

Nhà đầu tư cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt khẳng định thông tin dự án mới đi vào khai thác đã gặp vấn đề về chất lượng là không chính xác.

Kon Tum tiếp tục xảy ra động đất với độ lớn 2.6

Thanh Hải |

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu cho biết, trận động đất sáng nay (29.7), xảy ra lúc 7h8' tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Lạng Sơn đề xuất mở thêm tuyến đường bộ nối cửa khẩu Trung Quốc

Tô Công |

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có công văn số 1011/UBND-KT, đề xuất Bộ Giao thông Vận tải bổ sung tuyến vận tải hàng hóa đường bộ quốc tế Việt - Trung trên địa bàn.

Hungary đặt hạn chót giải quyết vụ Ukraina chặn dòng dầu Nga

Thanh Hà |

Hungary có thời hạn tới tháng 9 để giải quyết vụ tranh chấp với Ukraina về trung chuyển dầu của Nga từ nhà cung cấp dầu Lukoil.

Những cái chợ xanh ở chốn Kẻ Chợ

Tùy bút của HẢI AN |

Nếu bạn sống ở Hà Nội đủ lâu, bạn sẽ biết được rằng, ngoài những cái tên kiêu hãnh như Long Đỗ, Đại La, Thăng Long, Đông Đô thì Hà Nội còn có một cái tên dân dã và lâu bền nhất: Kẻ Chợ. Nếu lăn lộn ở chốn Kẻ Chợ đủ lâu, bạn sẽ biết rằng, ở đây có rất nhiều cái chợ, có chung một tên: Chợ Xanh.

Chợ bình dân đặc sắc

Bài và ảnh Việt Văn |

Một cái chợ đặc sắc ở chỗ nó phục vụ chủ yếu cho những người dân sống ở các dãy nhà tập thể thời bao cấp, trong đó có một số dãy đã xuống cấp trầm trọng đang chờ di dời. Chợ kéo dài đi vào từng ngõ nhỏ, và bán đủ thứ hàng hóa từ thực phẩm, hàng gia dụng đến quần áo, giày dép... tóm lại là gần như cái gì cũng có.

Nhớ hương vị chợ Tết xưa

Tuyết Lan |

Tháng Chạp, những khu chợ truyền thống bắt đầu sặc sỡ sắc màu của những món đồ trang trí để chuẩn bị đón năm mới. Chỉ tiếc, tại nhiều nơi người mua đã không còn tấp nập như xưa bởi ảnh hưởng của xu hướng mua sắm thời công nghệ.