Thân thương, thơm thảo cơm nhà

Bài và ảnh An Lê |

Trên không gian mạng, tôi thường bắt gặp những bếp ăn trực tuyến “trưng biển” như: Bếp cơm mẹ nấu, Bếp cơm nhà ba bữa, Bếp nhà mình... thay vì cá nhân hóa kiểu “Bếp bà ACB” hay sang chảnh toàn tiếng nước ngoài. Đúng rồi, cho dù thời đại có biến chuyển thế nào, mâm cơm gia đình vẫn giữ vị trí tối quan trọng đối với mỗi tế bào của xã hội.

ANH ĐI ANH NHỚ... CƠM NHÀ

Muốn biết giá trị của một bữa cơm nhà hãy hỏi những người xa xứ buộc phải mưu sinh nơi đất khách quê người. Muốn biết giá trị của một mâm cơm sum vầy toàn gia, hãy hỏi những thân phận bị cuốn vào nhịp sống gấp gáp tại vùng đô thị hóa hay khu công nghiệp.

Cơm nhà chẳng có gì ngoài 2 thành tố: Cơm và nhà. Cơm là thứ giúp người ta no bụng, có đủ chất dinh dưỡng để sống, còn nhà là nơi che chở cho con người khỏi mọi thứ bất an, xáo động trong cuộc sống. Cơm nhà chính vì thế mang một nghĩa khác hẳn những từ cùng chuyên mục như: Cơm văn phòng, cơm nhà máy, cơm bụi, cơm bình dân, cơm tiệm...

Cơm nhà là thế! Chỉ là bát cơm nóng hổi, bát nước mắm dầm đỏ ớt, vài bìa đậu phụ rán, cùng canh rau muống và cà dầm tương. Thế nhưng mà nó lại khiến “Anh đi anh nhớ quê nhà” đến da diết và đau đáu. Bởi anh đâu chỉ nhớ đến bữa ăn, đến món ăn, mà chính là nhớ cảm giác bình yên, an toàn bên bữa cơm nhà với người “dãi nắng dầm sương, tát nước bên đường” mà thôi.

An, ai chẳng muốn được bình an. Chiết giải chữ An trong tiếng Hán Việt gồm bộ Miên (mái nhà) và bộ Nữ (phụ nữ). Như vậy, nếu anh có một mái nhà để trú náu, trong mái nhà đó có người phụ nữ lo cơm nước tảo tần, là anh đã có được bình an trong cuộc đời.

Người phụ nữ ấy là người cai quản việc bếp núc, nấu nướng trong gia đình. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, mà hình ảnh tổ ấm nào chính xác hơn hình ảnh của công việc bếp núc đầy ắp những sự hy sinh, tần tảo, chịu thương, chịu khó. Thế nên, bữa cơm nhà chính là hình ảnh biểu tượng của khát vọng bình yên.

Cái bếp đấy chính là nơi náu cuối cùng của con người, gắn kết mọi thành viên trong gia đình bằng những bữa cơm nóng hổi, an lành, chan chứa tình thương yêu. Bếp còn đỏ lửa, con người còn được chở che. Xét cho cùng, “Dân dĩ thực vi thiên”, người dân coi miếng ăn là trời, nên còn được no bụng là còn được trời thương. Mưu cầu an yên cũng chỉ như thế thôi.

MÂM CƠM NEO GIỮ GIA ĐÌNH

Giá trị của mâm cơm nhà càng nổi lên rõ rệt trong những khi xã hội bị biến động, ví dụ như thời đại dịch COVID-19 hoành hành, xã hội bị phong tỏa, khiến các gia đình bị chia cắt. Trước đó, trong lúc yên hàn, mọi hoạt động diễn ra bình thường, các chuỗi cung ứng đầy đủ, đã có lúc chúng ta xem nhẹ mâm cơm nhà.

Lối sống công nghiệp và tiêu thụ đã hình thành thói quen ăn uống bên ngoài, thay vì nấu nướng tại nhà để giảm bớt thời gian và công sức. Khi các gia đình quen với việc đi ăn hàng thì các bữa cơm gia đình cũng sẽ mất đi, cùng với thói quen tích trữ thực phẩm, lương thực và kỹ năng bếp núc.

Và điều này đã trở thành tử huyệt đáng sợ khi xã hội bị phong tỏa bởi dịch bệnh, các chuỗi cung ứng dịch vụ ăn uống bị phá hủy. Những “hố sâu đói khát” đã xuất hiện ở những đô thị lớn, đông người nhập cư thiếu nền tảng gia đình và phụ thuộc vào chuỗi dịch vụ.

Có lẽ, sau khi làn sóng dữ dội đi qua, các gia đình ở Việt Nam đã thấm thía sự nguy hiểm của việc không thể biến gia đình thành pháo đài để bảo vệ chính mình, từ việc đảm bảo đồ ăn, thức uống đến các nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh tồn và phòng ngừa dịch bệnh.

Thói quen tích trữ thực phẩm, lương thực, nhu yếu phẩm đã trở lại mạnh mẽ. Người dân bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho việc tạo nguồn cung cấp lương thực tự cung tự cấp. Và những bữa cơm gia đình đầy chủ động đã làm đỏ lửa ngày càng nhiều căn bếp. Những thứ đó đem lại sự chủ động, sự đoàn kết của các thành viên trong gia đình trước vấn đề khó tránh thời dịch bệnh là đói khát.

Bản chất nhị nguyên tốt - xấu song hành tồn tại ở mọi sự vật. Đại dịch COVID-19, vô hình trung, đã đặt gia đình và mâm cơm nhà trở lại vị trí trung tâm, vừa cung cấp vừa duy trì các mối quan hệ vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình.

Nhờ mâm cơm nhà trong thời gian đó, con người đã tự học lại cách sống với nhau trong không gian gia đình, biến gia đình không chỉ thành một pháo đài vững chắc mà còn là một bến neo đậu yêu thương. Nói một cách khác, chúng ta đã phải học lại cách yêu thương nhau, giữa người chồng và người vợ, giữa bố mẹ và con cái, giữa cháu chắt và ông bà.

Khi mọi thành viên trong gia đình không còn bị xé lẻ bởi công việc riêng tư như thời “sáng chào nhau đi làm, tối chào nhau đi ngủ”, thì họ bị túm lại trong một không gian địa lý cụ thể là quanh mâm cơm nhà “ngày ba bữa”. Và còn gì thú vị hơn khi trao đổi, chia sẻ, trò chuyện cùng nhau trong khi thưởng thức những món ăn ngon.

Không nhìn thấy mặt nhau ở mâm cơm nhà, không chấm chung một bát nước mắm, không lắng nghe câu chuyện của nhau liệu các thành viên có cùng nhịp sống không, có cùng niềm đam mê không, có cùng nhìn nhận gia đình này với một hệ giá trị không? Mọi thứ sẽ xuất hiện để mọi người chịu đựng hoặc trải nghiệm.

Mỗi con người là một sự khác biệt hoàn toàn cho dù đấy là những con người máu mủ, yêu thương nhau. Vậy nên, làm thế nào để các thành viên thuộc nhiều thế hệ sống hòa hợp với nhau trong một mái nhà trong suốt thời gian dài “tự giam lỏng” đặt ra một vấn đề nghiêm trọng về mặt tâm lý, tinh thần, tình cảm.

Mọi thành viên phải tự xé bỏ lớp vỏ của mình, hình thành từ “lối sống hiện đại kỷ nguyên số” để bước vào bữa cơm của gia đình với bản thể nguyên thủy. Bố mẹ phải học các yêu thứ âm nhạc của con cái, con cái phải học cách thưởng thức thể loại phim của bố mẹ và trên hết là mọi người cần phải học cách nói chuyện, giao tiếp với nhau bằng lời nói tiếng cười thay vì các tin nhắn vô hồn trước đây.

HÃY GIỮ CHO BẾP NHÀ ĐỎ LỬA

Có quá nhiều vấn đề nảy sinh ở thời kỳ hậu đại dịch làm thay đổi những thói quen lớn của con người. Nhưng nhu cầu an toàn, có đủ cơm ăn áo mặc, có một chỗ dựa tinh thần vẫn cứ là vấn đề lớn nhất. Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần có một gia đình đầm ấm, giàu tình thương và biết thông cảm với người khác.

Và bây giờ, khi đại dịch đã qua đi, nhịp sống đã trở lại bình thường, mỗi thành viên đã lại trở về với thế giới riêng của mình. Thế nhưng, họ đã có một bài học lớn, một trải nghiệm sinh tử quý giá rằng phải luôn biết nâng niu giá trị của mâm cơm nhà, duy trì việc cùng ngồi quanh mâm cơm đó như một điều bất biến.

Khi mọi giá trị vật chất và quan hệ xã hội đều vô dụng, con người chỉ còn mâm cơm nhà làm nơi neo đậu niềm hy vọng và lạc quan. Hình ảnh người mẹ ngồi đầu mâm xới cơm, các con cất lời mời ông bà cha mẹ xơi cơm trước khi bưng bát, người cha gắp miếng ngon cho bố mẹ và con cái, người vợ san sẻ với người chồng... chính là lớp áo giáp bảo vệ cho mâm cơm nhà trước mọi thay đổi.

Mâm cơm nhà là minh chứng cho việc căn bếp của gia đình được đỏ lửa cho dù có khó khăn, điều kiện kinh tế có ngặt nghèo. Rằng, càng trong cảnh gian khó, càng thấy sự quan trọng của cái bếp. Không có những bữa cơm nóng hổi, ngon lành ở nhà, con người sẽ bơ vơ, cô độc và yếu ớt lắm giữa thời hoang mang.

Trong những năm gần đây, đã trải qua những khó khăn của dịch bệnh, của suy thoái kinh tế, những biến cố dạy cho con người biết rằng hóa ra điều quan trọng nhất, tối cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc đời là duy trì được cái bếp trong gia đình luôn đỏ lửa.

Bài và ảnh An Lê
TIN LIÊN QUAN

Hơn 100 CNVCLĐ Hải Dương thi nấu ăn bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương

Diệu Thúy |

Ngày 27.6, Liên đoàn Lao động huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) tổ chức Hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” nhân kỷ niệm 23 năm ngày Gia đình Việt Nam 28.6 và chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28.7.

Sôi nổi Hội thi Bữa cơm gia đình - ấm áp yêu thương

Khánh Linh |

Hòa Bình - Hội thi "Bữa cơm gia đình - ấm áp yêu thương" đã được tổ chức với sự tham gia của 56 đội thi đến từ các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh đã diễn ra vô cùng sôi nổi.

“Bữa cơm gia đình ấm áp, yêu thương” ở vùng biên Đắk Nông

Hồng Thắm |

Đắk Nông - Nhân kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ và kỷ niệm 31 năm ngày truyền thống của Phụ nữ Quân đội, Trung đoàn 726 ở vùng biên giới xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức đã tổ chức Hội thi “Bữa cơm gia đình ấm áp, yêu thương” cho các chị em trong đơn vị tranh tài.

Hàng loạt hồ thủy lợi tại Điện Biên vẫn thiếu nước trong mùa mưa lũ

NHÓM PV |

Mặc dù đang trong mùa mưa lũ nhưng mực nước bình quân tại các hồ thủy lợiĐiện Biên vẫn chưa đạt 60% dung tích thiết kế.

Chứng khoán tiếp tục đối mặt với những phiên rung lắc

Gia Miêu |

Áp lực bán vẫn chiếm ưu thế cho thấy, dư địa bán vẫn còn và tâm lý nhà đầu tư nhìn chung vẫn rất dè chừng khi tham gia thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại. Xác suất cao nhịp chỉnh sẽ tiếp diễn trong các phiên của tuần tới.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”

Phan Ấn |

Một ngày theo chân các cán bộ bảo vệ rừng ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ, tôi mới cảm nhận được phần nào cuộc sống vất vả, thiếu thốn của người giữ rừng nơi đây. Giữa chốn đại ngàn sâu thẳm, không điện lưới, không sóng điện thoại, không nước sạch, nhưng họ vẫn ngày đêm kiên trì bám chốt, giữ rừng. Trong khi đó, đồng lương thấp, chế độ đãi ngộ chưa thật sự tương xứng, đang là những thử thách mà không phải ai cũng có thể chấp nhận hi sinh để yên tâm cống hiến.

Bên trong nhà hàng duy nhất được thăng hạng lên 1 sao Michelin

Ngọc Ánh - Thanh Chân |

Nhà hàng duy nhất từ danh sách Michelin Selected 2023 tại Việt Nam được thăng hạng lên 1 sao Michelin năm nay là Long Triều (The Royal Pavilion). Đây là một trong những địa điểm ẩm thực Quảng Đông nổi tiếng tại TPHCM.

Thiếu hóa chất điều trị, nhiều bệnh nhân ung thư “đã khổ lại gặp khó”

Thùy Linh |

Bệnh viện thiếu hóa chất điều trị, hàng trăm bệnh nhi ung thư bị ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Người nhà bệnh nhân tự đi “săn” thuốc về dùng nhưng những loại thuốc không có hóa đơn, chứng từ sẽ không được sử dụng. Vòng xoáy thiếu thuốc khiến bệnh nhi và người nhà lao đao, đau khổ, tuyệt vọng.

Hơn 100 CNVCLĐ Hải Dương thi nấu ăn bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương

Diệu Thúy |

Ngày 27.6, Liên đoàn Lao động huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) tổ chức Hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” nhân kỷ niệm 23 năm ngày Gia đình Việt Nam 28.6 và chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28.7.

Sôi nổi Hội thi Bữa cơm gia đình - ấm áp yêu thương

Khánh Linh |

Hòa Bình - Hội thi "Bữa cơm gia đình - ấm áp yêu thương" đã được tổ chức với sự tham gia của 56 đội thi đến từ các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh đã diễn ra vô cùng sôi nổi.

“Bữa cơm gia đình ấm áp, yêu thương” ở vùng biên Đắk Nông

Hồng Thắm |

Đắk Nông - Nhân kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ và kỷ niệm 31 năm ngày truyền thống của Phụ nữ Quân đội, Trung đoàn 726 ở vùng biên giới xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức đã tổ chức Hội thi “Bữa cơm gia đình ấm áp, yêu thương” cho các chị em trong đơn vị tranh tài.