Góc nhìn Bát quái

Lê Quang Châu mở cửa thiền

XUÂN CANG |

Trong giới nghiên cứu Dịch chúng tôi ở Hà Nội ai cũng biết tiếng GS. Lê Quang Châu. Trong các buổi họp đầu năm của CLB Kinh Dịch Thăng Long, ông thường được mời lên “tiên đoán vài nét” về Thời cuộc đất nước, căn cứ vào Quẻ Ất ông vừa lập.

Chả là vì ông là người trong số ít chúng tôi nếu không nói là duy nhất nắm được tinh thần và sắc thái môn “Thái Ất Thần Kinh” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) còn để lại. Lê Quang Châu vừa biên soạn xong bộ “Thái Ất Tinh Quân Bảo Giám Khâm Định” bằng tiếng Việt hiện đại (bản thảo 2014, chưa xuất bản) giảm bớt đến mức cao ngôn ngữ Hán Việt cổ, với những công thức toán học trên máy tính điện tử, một bạn đọc trẻ ngày nay có trình độ văn hóa nhất định hoàn toàn có thể theo từng bước hướng dẫn mà lập một quẻ Ất như Trạng Trình đã từng lập. Hỏi ra mới biết rằng, chính ông là một hậu duệ của “Lê gia thư các” (thư viện dòng họ Lê) còn giữ được một bộ chân kinh mang tên trên, trong có những bí quyết gia truyền về công thức lập quẻ Ất để tiên đoán thời cuộc và vận mệnh con người. Nhờ cuốn bản thảo này mà đọc hiểu thêm rất nhiều bộ Thần Kinh của Trạng Trình đã được Đông Dã Tiều Phạm Đình Hổ (1768 - 1840) tức Chiêu Hổ - bạn của nữ sĩ Hồ Xuân Hương soạn lại dưới cái tên “Huyền Phạm Tiết Yếu” 200 năm sau. Tưởng rằng đến tuổi trời hơn 80 năm, ông chỉ còn thanh thản với ống tiêu lúc nào cũng mang theo bên mình cùng các học trò tiêu dao nơi sông hồ núi non và lặng lẽ truyền đạt những kiến thức xưa (phải cộng thêm cái trực cảm không phải ai cũng có) để tạo ra một thế hệ mới may ra có một người Kể Ất nối tiếp người xưa. Nhưng không. Ông vừa cho tôi đọc một bản thảo mới mang tên “Cửa Thiền đạo Phật”. Cuốn sách mỏng, khoảng 70 trang giấy đánh máy A4. Tôi đã đọc nhiều sách Phật, kể cả cuốn tiểu thuyết đồ sộ của Thích Nhất Hạnh “Đường xưa mây trắng” theo gót chân Bụt trên đường đời, nhưng thú thật chưa gặp được cuốn sách nào đầy đủ về triết lý Phật giáo mà dễ đọc, dễ hiểu như bản thảo này. Có lẽ đó cũng là ý định của tác giả. Bởi triết lý đạo Phật cao sâu chứa đựng trong ngàn muôn trang kinh sách, lại cũng chứa đựng chỉ cần trong 4 chữ A-di-đà-Phật danh hiệu Phật. Nhưng thuật lại cho người bình dân Việt nghe và dẫn họ đến trước cửa Thiền với những hiểu biết về đạo lý với tất cả tâm thức và lòng thành kính thì sách của Lê Quang Châu trong số không mấy gặp. Chương I, ông đã bắt đầu bằng câu hỏi “Chữ Đạo nghĩa là gì?”. Sau đến “Chữ Phật nghĩa là gì?”. Với câu hỏi “Tu hành là thế nào”, ông trả lời trước hết bằng mấy câu ca dao Việt: “Thứ nhất là tu tại gia/ Thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Cứ thế ông đi đến những khái niệm cực khó như Vô thường, Thân vô thường, Tâm vô thường, Hoàn cảnh vô thường. Ông giải thích về Luật Nhân Quả: Vũ trụ, vạn vật không phải tuần hoàn, biến dịch một cách ngẫu nhiên, mà tuân theo một quy luật chung. Đó là nguyên lý nhân quả. Nhân là nguyên nhân, Quả là kết quả. Nhân là cái mầm, quả là cái hột, cái quả do cái mầm ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của cái năng lực phát động ấy. Hai trạng thái tiếp nối nhau tương quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. “Có nhân nhân mọc, có quả quả vóc”.

Tôi hỏi ông: “Kinh Dịch có bắt nguồn từ Phật học không?”. Ông nói: “Tôi nhờ Kinh Dịch mà hiểu sâu về tất cả những gì Phật dạy. Từ định nghĩa Dịch là biến dịch, bất dịch, dị giản mà đi đến với Luật Vô thường. Lại từ quẻ Phong Địa Quán mà hiểu về phương pháp Quán giới phân biệt. Qua đấy thấy Phật là một nhà tâm lý học vĩ đại. Tôi học Dịch trước rồi mới học Phật. Nay tôi thấy phải tìm một cách viết, cách nói nào đó giúp người bình dân Việt đi đến cửa Thiền với một tâm thức bắt nguồn của 4 chữ A-di-đà-Phật. Đọc xong bản thảo của Lê Quang Châu (bút danh Hồng Nguyên tử), tôi muốn trích thêm mấy câu sau đây của các nhà khoa học nổi tiếng. “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực kể trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng được các điều kiện đó” (Albert Einstein). Phật giáo khuyến khích mỗi cá nhân tự chuyển hóa nội tâm bằng cách chiến thắng lấy mình, chớ không thể nhờ đến sức mạnh và tiền bạc. Ðức Phật chỉ rõ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu họ muốn theo tôn giáo này (GS Lakshmi Nasaru, “Tinh Hoa của Phật giáo”).

XUÂN CANG
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.

Cùng ăn Tết Nguyên đán, các nước này không đón năm Quý Mão

Vân Anh |

Năm 2023 ở Việt Nam là năm Quý Mão, nhưng tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... lại là con giáp khác, với nhiều nét văn hóa thú vị.

Thói quen ăn uống ngày Tết: Làm sao để cân đối, tránh tăng cân?

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Các gia đình sẽ chuẩn bị nhiều món ăn ngon, giàu năng lượng cùng với những buổi tiệc với mật độ dày hơn những ngày thường. Do đó, thói quen ăn uống trong dịp Tết sẽ bị thay đổi, tuy chỉ vài ngày nhưng cũng góp phần làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.