Ký ức những ngày "vén nhà theo con nước"

Bài và ảnh Khánh Linh |

40 năm trước, để dòng điện được sáng lên trên dòng sông Đà, hàng nghìn hộ dân lòng hồ Đà Bắc đã góp phần trong công cuộc "dời núi lấp sông".

Những ngày "vén nhà theo con nước"

Những ngày tháng 9.2022, men theo con đường khúc khuỷu, PV có mặt tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, một trong những xã vùng lòng hồ sông Đà - nơi đây 40 năm về trước đã cùng hàng nghìn hộ dân huyện Đà Bắc thực hiện công cuộc "dời núi lấp sông", để có dòng điện chiếu sáng khắp mọi miền Tổ quốc.

Theo lời giới thiệu của Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương, chúng tôi tìm gặp ông Xa Văn Chính - người đã từng là Bí thư Đảng ủy 2 xã lòng hồ Hiền Lương và Vầy Nưa.

Trong ngôi nhà sàn gỗ truyền thống dân tộc Mường, ông Chính chậm rãi kể: "Kế hoạch chuyển dân lòng hồ đã được tuyên truyền từ những năm 1979-1980 và đến năm 1981 thì bắt đầu. Ở xã Hiền Lương, nơi đầu tiên bà con di chuyển là xóm Bến Chương ven sông, rồi lần lượt đến xóm Mơ, xóm Chiềng, Dựng, Ké và xóm Doi mà nhà tôi đang ở đây là di chuyển cuối cùng".

Trong ký ức của ông, lúc đó cả vùng lòng hồ như một đại công trường, người người, nhà nhà hỗ trợ nhau di chuyển nhà cửa, đồ đạc, vật nuôi, bà con hỗ trợ nhau từng chút một mà không nề hà khó khăn gì.

"Số nhà sàn phải chuyển nhiều đến nỗi tôi cũng không nhớ được đã tháo lắp bao nhiêu chiếc nhà sàn, chỉ biết rằng dấu của thợ mộc khắc trên những cột nhà tôi đã nhớ như in. Chuyển đồ của người sống đã khó, với mồ mả của tổ tiên thì để chạy theo con nước, cứ tập trung đào để di dời đã, chuyện cúng bái tính sau" - ông Chính nhớ lại.

Còn với gia đình ông Đinh Hồng Sơn (SN 1939) sau 5 lần chuyển, nay ngôi nhà ông ở đã nằm ở vị trí cao nhất trên một sườn đồi thuộc xóm Doi, xã Hiền Lương. Ông Sơn nhớ lại, những ngày mới chuyển đến nơi ở mới là những tháng ngày vô cùng khó khăn. Ruộng nương, vườn tược đã chìm sâu dưới dòng nước khiến bà con phải tìm sinh kế mới.

Chỉ tay về phía lòng hồ, nơi có gần 4.000m2 đất và toàn bộ ruộng vườn, chuồng trại của gia đình nằm sâu dưới dòng nước xanh ngát, ông Sơn nhớ lại: "Quả thực ban đầu khi mới biết được thông tin chuyển tôi cũng tiếc lắm, nhưng vì chủ trương của Đảng và nhà nước nên mình cũng vui vẻ nghe theo"

Theo ông Sơn, quãng thời gian từ năm 1986-1991 đối những người dân vùng hồ vô cùng khó khăn. Lúc mới chuyển lên, đây là vùng núi hoang vu, thú dữ nhiều vô kể, đêm đi ngủ luôn phải mang theo dao rựa bên mình.

"Không có ruộng để làm lúa nước, bà con tận dụng nguồn tre, luồng có sẵn để lấy măng mang ra thị xã Hòa Bình (nay là TP.Hòa Bình) bán đổi gạo, muối. Đường thì không được to như bây giờ đâu, toàn là đường đất, đi bộ cả buổi trời mới ra tới nơi. Nông sản làm ra không có đường đi cũng không có thương lái vào mua, đời sống khổ cực lắm" - ông Sơn tâm sự.

Để phục vụ cho việc ngăn sông Đà đợt I xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, cả xã Hiền Lương có 275 ngôi nhà, 545 ngôi mộ nằm trong diện phải chuyển. Để phục vụ công tác chuyển dân, xã huy động nhân dân mở 11km đường ô tô với tổng số 4.598 ngày công; vận chuyển 452 lượt ngôi nhà, 554 lượt mồ mả với 127.500 ngày công.

Với quyết tâm “Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, từ năm 1982, đồng bào xóm Chiềng, xóm Bến Trương di chuyển đến nơi ở mới nhường chỗ cho công trình thế kỷ. Các xóm Mơ, Doi, Dưng, Ké phải chuyển vén lên sườn núi trên độ cao 120m.

Năm 1985 là năm chuyển cư nhiều nhất nhằm phục vụ cho việc ngăn nước sông Đà đợt II, chuyển gọn các hộ ở dưới cốt 60m. Kết quả đã chuyển được 113 hộ (1.015 nhân khẩu), 79 mồ mả ra khỏi vùng lòng hồ.

Xã Hiền Lương là đơn vị điển hình xuất sắc trong chiến dịch chuyển dân, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã khắc phục khó khăn về đời sống, bất tiện về đường sá để đồng lòng thực hiện chủ trương của Nhà nước, đạt 274% so với dự kiến.

Sau 40 năm chuyển dân lòng hồ, nay cuộc sống người dân xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã cơ bản ổn định.
Sau 40 năm chuyển dân lòng hồ, nay cuộc sống người dân xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã cơ bản ổn định.

Để dòng điện sáng lên trên dòng sông Đà

Trao đổi với PV, ông Lường Văn Thi - Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết: "40 năm trước, việc chuyển dân phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xem như cuộc chuyển dân lịch sử, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng phục vụ cho kế hoạch ngăn sông Đà (đợt 1 năm 1983, đợt 2 năm 1986 và phát điện tổ máy số 1 năm 1987)".

Cả huyện Đà Bắc giống như một đại công trường, từ năm 1982-1986, huyện Đà Bắc đã hoàn thành việc di chuyển 2.365 hộ dân với 12.397 nhân khẩu, 3.700 ngôi mộ cùng hàng vạn mét vuông nhà ở của nhân dân tại 60 bản, làng thuộc 18/23 xã.

"Sau giai đoạn tập trung, nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ di chuyển dân lòng hồ sông Đà, Đà Bắc bước vào giai đoạn tái thiết với muôn vàn khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân, Đảng bộ, chính quyền và người dân các dân tộc huyện Đà Bắc đã quyết tâm đưa địa phương từng bước phát triển ổn định.

Trong đó, huyện tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng xã, địa phương, nhất là vùng chuyển dân lòng hồ. Nhờ đó, bộ mặt kinh tế, xã hội của địa phương đã từng bước phát triển ổn định, đạt được những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 7,14%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực" - vị lãnh đạo nói thêm.

Nhìn lại chặng đường đã qua với biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, ông Bùi Văn Bình (xã Tú Lý, huyện Đà Bắc) chia sẻ: "Đến nay, Đà Bắc đang ngày một phát triển, đặc biệt người dân vùng lòng hồ. Điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư đồng bộ, đi lại thuận tiện, cuộc sống cũng được nâng lên thấy rõ. Bà con các dân tộc chuyển dân lòng hồ sông Đà luôn tự hào vì đã góp một phần nhỏ bé vào dòng điện thắp sáng mọi miền Tổ quốc".

Bài và ảnh Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Dân thủy điện Thượng Kontum sẽ đi học cách đối phó động đất ở Bắc Trà My

THANH TUẤN |

Kon Tum – Ngày 15.9, lại xảy ra trận động đất với cường độ 3,8 độ richter tại huyện Kon Plông, gần thuỷ điện Thượng Kon Tum.  

Bậc thang thủy điện Sông Đà sẵn sàng vận hành trong mùa lũ 2022

Minh Hạnh |

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) các số liệu quan trắc công trình và kết quả kiểm tra an toàn công trình của Tổ chuyên gia và Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ đánh giá an toàn đập, hồ chứa trên bậc thang thủy điện sông Đà cho thấy các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng và Bản Chát đang làm việc trong trạng thái ổn định, an toàn, sẵn sàng vận hành mùa lũ năm 2022.

Dân mất kế mưu sinh vì thủy điện xả lũ

THANH TUẤN |

Trong khi các bên liên quan còn tranh cãi về "thủ phạm" gây thiệt hại cho dân sau khi thủy điện xả lũ, thì đã mất gần 2 năm qua, người dân ở xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum vẫn chưa nhận được đồng bồi thường thiệt hại nào. Việc tích xả nước không theo đúng quy trình đã đẩy nhiều người nông dân lâm vào cảnh khó khăn khi mất phương kế mưu sinh. Không thể để người dân "mắc kẹt" nhiều năm, chờ phân giải đúng - sai của các bên liên quan trong việc xả lũ thủy điện.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Sân Đà Lạt chậm tiến độ hơn 1 năm vẫn ngổn ngang chưa có ngày hoàn thành

Thanh Vũ |

Dù đã chậm tiến độ hơn 1 năm nhưng sân vận động Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vẫn ngổn ngang gạch đá và chưa thể hẹn ngày hoàn thành.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Dân thủy điện Thượng Kontum sẽ đi học cách đối phó động đất ở Bắc Trà My

THANH TUẤN |

Kon Tum – Ngày 15.9, lại xảy ra trận động đất với cường độ 3,8 độ richter tại huyện Kon Plông, gần thuỷ điện Thượng Kon Tum.  

Bậc thang thủy điện Sông Đà sẵn sàng vận hành trong mùa lũ 2022

Minh Hạnh |

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) các số liệu quan trắc công trình và kết quả kiểm tra an toàn công trình của Tổ chuyên gia và Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ đánh giá an toàn đập, hồ chứa trên bậc thang thủy điện sông Đà cho thấy các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng và Bản Chát đang làm việc trong trạng thái ổn định, an toàn, sẵn sàng vận hành mùa lũ năm 2022.

Dân mất kế mưu sinh vì thủy điện xả lũ

THANH TUẤN |

Trong khi các bên liên quan còn tranh cãi về "thủ phạm" gây thiệt hại cho dân sau khi thủy điện xả lũ, thì đã mất gần 2 năm qua, người dân ở xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum vẫn chưa nhận được đồng bồi thường thiệt hại nào. Việc tích xả nước không theo đúng quy trình đã đẩy nhiều người nông dân lâm vào cảnh khó khăn khi mất phương kế mưu sinh. Không thể để người dân "mắc kẹt" nhiều năm, chờ phân giải đúng - sai của các bên liên quan trong việc xả lũ thủy điện.