Khi đam mê “thổi hồn” vào hàng ngàn bức tường

Anh Tú - Thủy Tiên |

Chàng trai trẻ 28 tuổi Võ Đức Dự (TPHCM) bắt đầu niềm đam mê hoài bão với nghệ thuật truyền thống, từng bỏ lỡ việc học đại học với muôn vàn khó khăn thử thách. Đi lên từ đôi bàn tay trắng nhưng cho đến hôm nay, Đức Dự thổi hồn vào hàng trăm bức tranh tường 3D khiến bất cứ ai nhìn vào đều trầm trồ khen ngợi.

Rẽ ngang để bước vào đam mê

Trong số chúng ta, ai cũng từng trải qua việc phải đưa ra những quyết định, những lựa chọn ngã rẽ của cuộc đời. Võ Đức Dự cũng là một ví dụ của việc dũng cảm từ bỏ, kiên quyết lựa chọn cho cuộc sống, tương lai của mình.

Trước đó khi còn là học sinh, khác xa với những môn học khác, Dự luôn say mê và hứng thú trong giờ Mỹ thuật. Dự nhớ về những ngày còn bé, chia sẻ: “Tôi cảm thấy mình hứng thú với vẽ nhất, tôi có thể ngồi vẽ cả ngày mà không biết mệt, từ đây tôi đã xác định nghệ thuật là đam mê bản thân phải tìm tòi khám phá”.

Dự đậu Đại học ngành thiết kế nhưng được một thời gian thì dừng lại bởi khi đó anh cảm thấy nó không phù hợp. Sau khi rời ghế nhà trường, Dự bắt tay với bộ môn thư pháp. Đặc thù của nghề này chỉ vẽ trong dịp lễ Tết nên thời gian rảnh khá nhiều, trong khi đam mê chính là vẽ thủ công, vẽ tay, Dự không biết phải làm gì để phát triển được đam mê của mình.

Ngay lúc đó, thời gian cuối năm 2013, Dự có cơ hội tiếp xúc với bộ môn tranh tường 3D thông qua những người bạn đi trước, cộng với việc mê mẩn những bức tranh từ rất sớm, Dự quyết tâm xin theo học. Một ngã rẽ nữa chính thức định hướng Dự đây là nghề mà mình thích, là thứ có thể phát triển được nên chàng trai trẻ đã theo đuổi nó đến ngày hôm nay.

Những bức tranh 3D sống động do Dự thực hiện. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Những bức tranh 3D sống động do Dự thực hiện. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Những bức tranh 3D sống động do Dự thực hiện. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Khó khăn nhất là khi chưa có căn bản”

Vẽ tranh tường 3D khó hơn khi vẽ trên vải, trên giấy bởi diện tích tường rất lớn, đòi hỏi người vẽ phải có góc nhìn đi từ cụ thể đến bao quát, chuẩn về căn bản.

Anh chia sẻ: “Khó khăn nhất lớn nhất là thiếu kiến thức, kỹ năng căn bản. Bởi không được học chính quy từ trường lớp nên tôi đi theo nghề không có trình tự như mọi người. Để có kinh nghiệm, tôi đi làm và hỗ trợ những người có chung đam mê trong nghề. Bên cạnh việc luyện tập thêm những thứ đang còn thiếu, khi có cơ hội và điều kiện hơn tôi bắt đầu học chuyên sâu về nghề, bồi đắp căn bản dù có muộn hơn người khác”.

Để hoàn thành một bức tranh sống động như thật, đầu tiên họa sĩ phải trải qua nhiều bước bước bao gồm: lên ý tưởng thiết kế, xử lý hiện trạng, dựng hình, lên màu, phủ keo bảo vệ. Với sự kỹ lưỡng trong công việc, Dự đi sâu vào các bước để có thành phẩm: “Dựng hình phải chuẩn sau đó là kỹ năng pha màu, lên màu để bức tranh chiều sâu nhất. Phối cảnh và bố cục là yếu tố quan trọng. Phối cảnh có chiều sâu, bố cảnh rõ ràng, chính xác tỉ lệ với thật bên ngoài.

Tiếp theo, phụ thuộc vào tay nghề có kinh nghiệm như thế nào, sử dụng màu sắc ra sao lên độ tương phản cuối cùng là tạo ra khối. Cộng hưởng khối rõ ràng, màu sắc phù hợp, tỉ lệ chuẩn chỉnh thì bức tranh sẽ sống động giống như thật”.

Thời gian thi công để có một bức tranh tường 3D hoàn chỉnh còn dựa vào ý tưởng mẫu của khách hàng, khó hay dễ, chi tiết như thế nào, diện tích bao nhiêu, địa hình ở trên cao hay dưới thấp, trong nhà hay ngoài trời...

Hành trình 9 năm cùng đam mê

Khoảng thời gian 2014, trong lúc tập vẽ ở quán cà phê, Dự được chủ quán ngỏ ý muốn anh vẽ một bức tranh quê hương đồng lúa vào khoảng tường trống của quán. Bức tranh đó đã đánh dấu Dự bước vào sự nghiệp vẽ tranh tường 3D. Anh bồi hồi: “Khi đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình thích mà, mình bắt tay vào làm thôi. Tất nhiên hiện tại nhìn lại, bức tranh đó không thể gọi là xuất sắc được nhưng đó là kỷ niệm đầu tiên và không bao giờ quên được trong cuộc đời làm nghề của tôi”.

Bức tranh thi công lâu nhất tính đến thời điểm hiện tại là 1 tháng (bình thường sẽ hoàn thành trong vòng 4-10 ngày). Cũng với chủ đề về quê hương nhưng khách hàng đòi hỏi sự sáng tạo, thiết kế đặc biệt bắt buộc chưa có trên thị trường. “Tôi vẫn nhớ mãi, đó là bức tranh đó vẽ rất sắc nét, rất nhiều chi tiết phức tạp nên tôi đã đổ rất nhiều tâm lực vào đó. Một điều nữa, đa số những bạn thi công chung cũng đang là học viên của tôi nên lực lượng thi công không nhiều. Để thuê đội ngoài đến thi công chung là rất khó bởi cái “gu” không giống nhau để kết hợp nên một tổng thể hoàn chỉnh.”

Với Dự, bức tranh 3D được thực hiện trên cửa cuốn là ấn tượng nhất vì đó là sự kết hợp thật và ảo, giữa gốc hoa giấy đang khoe sắc trên tường và bức tranh hoa giấy trên chiếc cửa. Anh Dự tỏ ra bất ngờ khi nhận được đông đảo sự ủng hộ và khen ngợi từ mọi người khi anh đăng video bức tranh đó lên mạng xã hội Tiktok.

Ngoài ra, chàng thanh niên còn dốc sức làm những dự án thiện nguyện cho cộng đồng: làng bích họa An Bình (Quảng Ngãi), làng bích họa Cảnh Dương (Quảng Bình), vẽ trên bức tường 100 mét vuông của ngôi chùa ở quê hương (Ea Kar, Đắk Lắk)...

Nói về động lực để sáng tạo trong nghề, anh cảm kích khi nhận được ủng hộ hết lòng từ gia đình. Hơn hết, sau lưng anh luôn có các bạn học viên và rất nhiều khách hàng luôn yêu thương, tin tưởng tay nghề. “Vì thế sau mỗi bức tranh tôi đều ngẫm lại xem nó còn lỗi không, đã tốt hơn bức trước hay chưa, từ đó học hỏi thêm nhiều điều mới để thổi hồn vào bức tranh của mình” - anh nói thêm.

Dù vẽ số lượng tranh không thể đếm xuể nhưng mỗi lần nhận được lời khen anh đều vô cùng tự hào, công sức, nỗ lực của bản thân được mọi người đón nhận. Đồng thời đó cũng là nỗi trăn trở hối thúc người họa sĩ càng phải cố gắng hơn nữa.

Với câu chuyện của mình, Đức Dự luôn mong muốn lan tỏa cảm hứng, lòng say mê học hỏi của mình đến với cộng đồng đặc biệt là những bạn trẻ. Bản thân phải là người hiểu rõ mình nhất, sống đúng với con người và đam mê chân chính: “Bạn làm nghề gì cũng được nhưng cốt lõi là bạn phải thích, phải yêu nghề mãnh liệt thì bạn mới nhận được lại những điều tuyệt vời hơn”.

Anh Tú - Thủy Tiên
TIN LIÊN QUAN

Huế tiếp nhận tranh vẽ Trịnh Công Sơn của họa sĩ Đinh Cường

Tường Minh |

Huế - Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức lễ tiếp nhận tranh chân dung Trịnh Công Sơn của họa sĩ Đinh Cường.

"Gặp gỡ Hà Nội": Hà Nội kết nối, yêu thương của họa sĩ xứ Thanh

LƯƠNG HẠNH |

"Gặp gỡ Hà Nội" là tên triển lãm nhóm của 12 họa sĩ xứ Thanh, khai mạc chiều 8.5, diễn ra từ ngày 8 - 14.5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).

“Hội tụ sắc màu” là triển lãm của 40 họa sĩ ĐH Nghệ Thuật Huế tại Đà Nẵng

An Thượng |

Đà Nẵng - triển lãm “Hội tụ sắc màu” sẽ giới thiệu tác phẩm của 40 họa sĩ là cựu giảng viên, sinh viên trường Đại học Nghệ Thuật Huế, sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 27.4 đến 20.5.2022 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Sân Đà Lạt chậm tiến độ hơn 1 năm vẫn ngổn ngang chưa có ngày hoàn thành

Thanh Vũ |

Dù đã chậm tiến độ hơn 1 năm nhưng sân vận động Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vẫn ngổn ngang gạch đá và chưa thể hẹn ngày hoàn thành.

Hàng quán mọc lên như nấm bên trong công viên Thủ Lệ

PHƯƠNG ANH |

Là một trong ba công viên gắn liền với người dân Hà Nội từ nhiều năm về trước, tình trạng hàng quán được đặt dày đặc trong không gian của công viên Thủ Lệ (vườn bách thú) đang khiến nhiều người dân bức xúc. 

Huế tiếp nhận tranh vẽ Trịnh Công Sơn của họa sĩ Đinh Cường

Tường Minh |

Huế - Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức lễ tiếp nhận tranh chân dung Trịnh Công Sơn của họa sĩ Đinh Cường.

"Gặp gỡ Hà Nội": Hà Nội kết nối, yêu thương của họa sĩ xứ Thanh

LƯƠNG HẠNH |

"Gặp gỡ Hà Nội" là tên triển lãm nhóm của 12 họa sĩ xứ Thanh, khai mạc chiều 8.5, diễn ra từ ngày 8 - 14.5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).

“Hội tụ sắc màu” là triển lãm của 40 họa sĩ ĐH Nghệ Thuật Huế tại Đà Nẵng

An Thượng |

Đà Nẵng - triển lãm “Hội tụ sắc màu” sẽ giới thiệu tác phẩm của 40 họa sĩ là cựu giảng viên, sinh viên trường Đại học Nghệ Thuật Huế, sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 27.4 đến 20.5.2022 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.