Khi "đàn bà" triển lãm tranh Tháng Ba

TRƯƠNG TUYẾT LÊ |

Một triển lãm tranh đặc biệt của 2 nữ hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân và Trần Thị Trường mang tên “Tháng Ba” sẽ được tổ chức từ ngày 19 đến 28.3 tại 16 Ngô Quyền (Hà Nội).

Với 2 nữ hoạ sĩ, triển lãm “Tháng Ba” là cuộc giao lưu văn hóa giữa người sáng tạo và công chúng thưởng ngoạn, đem lại một năng lượng tích cực giữa mùa dịch bệnh COVID-19.

Lê Thiếu Ngân và Trần Thị Trường đều có lối vẽ trực họa, tìm tòi hình khối màu sắc và miêu tả sự vật đó trong không gian. Sở trường của cả hai nữ họa sĩ đều là tĩnh vật, dĩ nhiên có cả phong cảnh và các đề tài khác. Trong đó, tranh của Lê Thiếu ngân trong vắt, tình cảm, bút pháp dịu dàng.

Tranh của Trần Thị Trường nồng nàn, bút pháp và màu sắc mạnh mẽ, ngoài ra Trần Thị Trường còn đi sâu vào mảng chân dung. Các chân dung của nữ hoạ sĩ hầu như đã được các nguyên mẫu sở hữu ngay sau khi vẽ, như các nhà thơ Đoàn Ngọc Thu, Nguyễn Bảo Chân, Võ Mai Nhung, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Thị Thanh Hà hay các nhà ngoại giao, luật sư Ngô Bá Thành, Cellist Ngô Hoàng Quân, nhạc trưởng Lê Phi Phi...

Cả 2 nữ họa sĩ đều vẽ với niềm say mê hội họa, không phải vì cần mưu cầu “cơm áo gạo tiền” như hồi còn trẻ, họ dành khá nhiều tranh cho việc gây quỹ từ thiện, tặng cho các bệnh viện, cho các hoạt động ngoại giao văn hóa...

Khi đặt câu hỏi với họa sĩ Lê Thiếu Ngân, người đàn bà quý phái, tiến sĩ ngữ văn, giảng viên chuyên ngữ và phu nhân Đại sứ, nghĩa là người có một điều kiện sống sung túc, rằng: “Tại sao các chị lại bày đặt triển lãm, tốn kém nhiêu khê, trong khi trên Facebook tranh của các chị vẫn xuất hiện thường xuyên, nhiều người biết đến?”.

Bà cười hiền hậu mà rằng: “Tôi vốn chẳng nghĩ đến triển lãm thật, cứ lầm lũi vẽ thôi, vẽ được cái nào vui cái nấy. Rồi cũng còn nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật khác mà mình là người tổ chức thực hiện cũng đã chiếm nhiều thời gian rồi. Nhưng chị Trần Thị Trường, bạn tôi, cũng phong cách hiện thực, cũng là học trò của họa sĩ Hải Kiên, một người khá năng động bảo rằng, tranh bày trên mạng xã hội chỉ đẹp 50% thôi, người yêu hội họa thực sự muốn ngắm tranh trực diện, vẽ thì phải triển lãm chứ. Nghe chị ấy rủ, tôi thấy có lý thế là cùng nhập cuộc”.

Tranh của hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân.
Tranh của hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân.
Tranh của hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân.

Được biết, hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân là người Hà Nội gốc, sống tại phố Trần Quốc Toản, con gái của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lê Vượng (người đã nhận nhiều giải thưởng danh giá về nhiếp ảnh). Bà trước đây từng tu nghiệp ở Nga, về nước giảng dạy tại Khoa Ngôn ngữ & Văn hoá Nga, đồng thời là Chủ nhiệm bộ môn, dạy hệ Đại học và Cao học thạc sĩ cho đến khi nghỉ hưu.

Chồng hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân nguyên là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Nguyễn Phú Bình, từng có các nhiệm kỳ Đại sứ ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong vai trò phu nhân Đại sứ, bà đã tham gia các hoạt động quảng bá Văn hoá Việt Nam, các hoạt động ngoại giao và các hoạt động của Phu nhân Ngoại giao tại nước sở tại. Dạy tiếng Việt cho Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc; Tổ chức Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản; Tổ chức cuộc Gặp gỡ mùa thu (Vietnam Autumn Cutural Meeting) cho Hội Phụ nữ Châu Á - Thái Bình Dương tại Đại sứ quán.

Hoạ sĩ Lê Thiếu Ngân từng học vẽ tranh thuỷ mặc và trưng bày phòng tranh tại Đại sứ quán. Đồng thời, tham gia triển lãm tranh thường niên tại Tokyo (Nhật Bản), từng tham gia triển lãm nhóm hàng năm tại Tokyo (từ 2008 - 2011) và một số triển lãm nhóm nhỏ khác.

Trước thềm triển lãm, nhà văn - hoạ sĩ Trần Thị Trường bày tỏ sự hào hứng rằng: “Tôi nghĩ tranh bán được chưa phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá nghệ thuật. Tôi muốn được trình bày khả năng của bản thân ra với cuộc đời và nghe phán xét từ cuộc đời”.

Hoạ sĩ Trần Thị Trường được biết đến là Hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam vừa kết nạp cuối tháng 12.2021. Bà học Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp khóa 1973-1978 nhưng không tốt nghiêp. Do hoàn cảnh gia đình (chồng cũng là họa sĩ nên đời sống rất khó khăn) buộc phải bỏ học bôn ba kiếm sống khắp thời tuổi trẻ, từ Bắc vào Nam sang Bulgaria và các nước Đông Âu làm đủ mọi nghề.

Tranh của hoạ sĩ Trần Thị Trường.
Tranh của hoạ sĩ Trần Thị Trường.
Tranh của hoạ sĩ Trần Thị Trường.

Về nước, hoạ sĩ Trần Thị Trường không chỉ sống với nghề báo chí, viết văn mà còn làm bầu show ca nhạc cho Trần Tiến và Ngọc Tân. Sau khi về hưu, bà vẫn cộng tác với vai trò là chuyên gia quyền tác giả âm nhạc tại Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cùng nhạc sĩ Phó Đức Phương, và chuyên bình luận điện ảnh ở Cà phê thứ 7 với nhạc sĩ Dương Thụ.

TRƯƠNG TUYẾT LÊ
TIN LIÊN QUAN

Họa sĩ nhí Xèo Chu và “con thuyền số” đưa tác phẩm hội họa ra thế giới

Thế Lâm |

Xèo Chu - họa sĩ nhí sinh năm 2007 - tên thật là phó vạn an, sống tại TPHCM đã dần được nhiều người biết đến trong năm 2021 khi những hoạt động của cậu bé đã thu hút được công luận không chỉ ở trong nước mà cả ngoài nước chú ý tới. 14 tuổi, Chu vẫn vẽ đúng chất của một cậu bé, cho dù họa sĩ nhí đã có đến 10 “tuổi nghề”.

Những bức tranh đắt giá của họa sĩ Mai Trung Thứ

MINH PHONG |

"Chân dung cô Phương" và "Phụ nữ đội nón lá bên sông" là 2 kiệt tác hiếm hoi của hoạ sĩ Mai Trung Thứ ở mảng tranh sơn dầu. Cả hai bức tranh đều đạt mức giá triệu USD và thuộc nhóm đầu những "siêu phẩm" hội họa Việt Nam đắt giá nhất trên thị trường đấu giá quốc tế.

Đà Nẵng: Triển lãm sưu tập trang gốc truyện tranh của họa sĩ Vĩnh Khoa

Tường Minh |

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp nhận hiện vật hiến tặng năm 2021 và khai mạc Triển lãm Bộ sưu tập trang gốc truyện tranh của họa sĩ Vĩnh Khoa - Vink”.

Họa sĩ Vĩnh Khoa hiến tặng truyện tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Hoàng Văn Minh |

Vợ chồng họa sĩ Vĩnh Khoa (Vink và Claudine) hiến tặng 61 trang gốc truyện tranh, 20 tài liệu phụ và 14 cuốn truyện tranh xuất bản tại Bỉ và Thái Lan cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

5 họa sĩ giàu có nhất thế giới

Xuân Vũ |

Nghệ sĩ thường bị gắn với cái mác nghèo đói, "không một xu dính túi", đặc biệt là các họa sĩ. Nhưng khi nhìn qua danh sách dưới đây, không ai có thể phủ nhận được tài năng đã đem về hàng trăm triệu, thậm chỉ hàng tỉ USD cho những nghệ sĩ này.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Họa sĩ nhí Xèo Chu và “con thuyền số” đưa tác phẩm hội họa ra thế giới

Thế Lâm |

Xèo Chu - họa sĩ nhí sinh năm 2007 - tên thật là phó vạn an, sống tại TPHCM đã dần được nhiều người biết đến trong năm 2021 khi những hoạt động của cậu bé đã thu hút được công luận không chỉ ở trong nước mà cả ngoài nước chú ý tới. 14 tuổi, Chu vẫn vẽ đúng chất của một cậu bé, cho dù họa sĩ nhí đã có đến 10 “tuổi nghề”.

Những bức tranh đắt giá của họa sĩ Mai Trung Thứ

MINH PHONG |

"Chân dung cô Phương" và "Phụ nữ đội nón lá bên sông" là 2 kiệt tác hiếm hoi của hoạ sĩ Mai Trung Thứ ở mảng tranh sơn dầu. Cả hai bức tranh đều đạt mức giá triệu USD và thuộc nhóm đầu những "siêu phẩm" hội họa Việt Nam đắt giá nhất trên thị trường đấu giá quốc tế.

Đà Nẵng: Triển lãm sưu tập trang gốc truyện tranh của họa sĩ Vĩnh Khoa

Tường Minh |

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tiếp nhận hiện vật hiến tặng năm 2021 và khai mạc Triển lãm Bộ sưu tập trang gốc truyện tranh của họa sĩ Vĩnh Khoa - Vink”.

Họa sĩ Vĩnh Khoa hiến tặng truyện tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Hoàng Văn Minh |

Vợ chồng họa sĩ Vĩnh Khoa (Vink và Claudine) hiến tặng 61 trang gốc truyện tranh, 20 tài liệu phụ và 14 cuốn truyện tranh xuất bản tại Bỉ và Thái Lan cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

5 họa sĩ giàu có nhất thế giới

Xuân Vũ |

Nghệ sĩ thường bị gắn với cái mác nghèo đói, "không một xu dính túi", đặc biệt là các họa sĩ. Nhưng khi nhìn qua danh sách dưới đây, không ai có thể phủ nhận được tài năng đã đem về hàng trăm triệu, thậm chỉ hàng tỉ USD cho những nghệ sĩ này.