Hãy học cách làm của Hàn Quốc với mô hình Hanbok

NGỌC TRANG (thực hiện) |

Không chỉ là trang phục truyền thống mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc, tà áo dài còn góp phần không nhỏ trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa - du lịch Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh Hà Nội xây dựng công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặt mục tiêu đóng góp 5% GRDP của thành phố vào năm 2025 và 10% GRDP vào năm 2045, vai trò của tà áo dài càng trở nên quan trọng.

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà thiết kế (NTK) Sĩ Hoàng - người từng có nhiều năm trăn trở và gắn bó với áo dài Việt Nam, để hiểu thêm về những tiềm năng, cơ hội của tà áo dài trên hành trình phát triển nền công nghiệp văn hóa.

Là một trong những NTK gắn bó với áo dài, anh nghĩ thế nào về khả năng quảng bá văn hóa - du lịch của áo dài Việt Nam với bạn bè thế giới?

- Áo dài đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của Việt Nam, là trang phục đi suốt chiều dài lịch sử với niềm tự hào dân tộc. Nhìn từ quá khứ đến hiện tại, áo dài thể hiện tính cách của người phụ nữ Việt Nam: Đẹp một cách kín đáo, tế nhị. Cái đẹp của ngoại hình cho thấy được sự dịu dàng, ý tứ bên trong.

Kiểu dáng của áo dài đã dần thay đổi ngày càng mới, luôn vận động theo sự phù hợp của thời đại mà không bảo thủ. Kiểu dáng truyền thống được quốc tế hóa, dung hòa xu hướng mặc của thời đại với bản sắc văn hóa Việt, tạo thành một trào lưu thời trang áo dài hội nhập quốc tế.

Người nước ngoài có thể làm quen, yêu mến và mặc áo dài như một trang phục thời thượng. Thực tế đã có hẳn một trào lưu mặc áo dài tại Nhật và Hàn cách đây hơn 10 năm. Và hiện tại, quý II và 6 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc và Mỹ là thị trường khách quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất.

Tất cả các hãng máy bay Châu Á, nữ tiếp viên hàng không đều mặc Âu phục. Nhưng chính tà áo dài trên Vietnam Airlines, cùng clip hướng dẫn an toàn bay cho hành khách trong hình ảnh duyên dáng năng động của nữ tiếp viên đã tạo niềm cảm mến về một chuyến du lịch khám phá các loại hình văn hoá Việt.

Lễ hội áo dài hàng năm tại TPHCM, Huế và Hà Nội cũng góp phần quảng bá du lịch. Bên cạnh đó hầu hết các khách sạn, nhà hàng, tiệm bán lưu niệm đều thể hiện phong cách Việt qua đồng phục áo dài rất đẹp.

Khách du lịch quốc tế ngưỡng mộ bởi nét quyến rũ không thể phủ nhận của phụ nữ trong tà áo dài. Hình ảnh chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của Việt Nam trong lòng bạn bè các nước.  Khả năng quảng bá văn hóa - du lịch của áo dài Việt Nam với bạn bè thế giới là điều hiển nhiên trong nhiều năm qua.

Nhưng không hiểu vì sao cho đến giờ này, Bộ VHTTDL vẫn chưa có quyết định về việc công nhận áo dài là di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc. Áo dài là một đặc sản văn hóa, là một trong những thương hiệu góp phần phát triển nền công nghiệp không khói.

Anh và một số NTK Việt thường xuyên diện áo trong các sự kiện lớn, trong và ngoài nước. Bạn bè quốc tế phản ứng như thế nào trước tà áo dài, áo thổ cẩm Việt Nam?

- Trước hết, tôi đã “ thương” áo dài từ nhỏ khi nhìn thấy bà nội, bà ngoại, mẹ và các cô dì luôn mặc áo dài khi bước chân ra đường. Rồi hơn 30 năm làm đẹp cho tà áo đã giúp tôi có một sự nghiệp vững vàng về mọi mặt để có thể sáng lập một Bảo tàng Áo dài Việt Nam đầu tiên, đến giờ đây vẫn đang hoạt động rất tốt.

Tôi thích mặc áo dài, không chỉ là hình thức phù hợp trong việc ra chào khán giả sau khi trình diễn thời trang áo dài, mà còn là trang phục đẹp một cách trang trọng khi tôi tham dự một sự kiện quan trọng nào đó. Tôi từng biểu diễn thời trang áo dài trên hai mươi quốc gia trên khắp thế giới từ 1996. Hình ảnh áo dài trong các sự kiện văn hoá đều rất được người dân Châu Âu, Á, Phi hay Mỹ tán thưởng, khen ngợi.

Xin phép mượn một câu trong “Những câu chuyện từ trái tim” của cố GS-TS Trần Văn Khê (1921 - 2015), một nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng của Việt Nam để nói hộ lòng mình: Yêu chiếc áo dài để thêm hiểu mình là ai.

Nhiều quốc gia trên thế giới tận dụng rất tốt trang phục truyền thống cho du lịch. Ví dụ như ở Hàn Quốc, du khách mặc Hanbok sẽ được miễn phí vé tham quan một số di tích, cung đình ở đây. Anh nghĩ sao nếu áp dụng điều này ở Việt Nam như cung đình Huế, Ninh Bình... Việt Nam đang thiếu điều gì nhất để quảng bá rộng rãi áo dài?

- Tôi đã đề xuất du khách mặc áo dài sẽ được miễn phí vé tham quan một số di tích, cung đình lăng tẩm... trong cuộc họp Huế - Thức giấc và đổi mới với đề án “Bảo tàng áo dài Huế” với nguyên Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế - ông Phan Ngọc Thọ vào ngày 3.1.2020.

Việt Nam đang thiếu điều gì nhất để quảng bá rộng rãi áo dài? Tôi thấy một thực tế là sự liên kết, phối hợp đồng bộ từ trong chính sách chủ trương và thực hiện ở tất cả các cấp, ngành có liên quan chưa thật sự như mong đợi. Vẫn còn hiện trạng có nơi năng động làm theo cách sáng tạo nhưng đầy âu lo, nơi không dám làm vì quá nhiều quy định chồng chéo khi không còn phù hợp phát triển thực tế. Rất nhiều cuộc họp tìm cách tháo gỡ, nhiều ý kiến đóng góp, nhưng họp xong chỉ dừng lại ở biên bản và tiếp tục chờ đợi.

TPHCM rất cần những địa chỉ văn hoá biểu diễn ban đêm cho du khách. Khi hiện nay khách du lịch trong và ngoài nước chỉ ngồi quán bar, cafe, bia nhậu hay đi dạo. Một số mặt bằng to đẹp trước đây là nhà hát thì bỏ hoang xuống cấp, xin thuê cải tạo để có sân khấu biểu diễn thì vướng quy định không cho tư nhân thuê.

Có nhà đầu tư Hàn quốc muốn xin xây hẳn một nhà hát biểu diễn chương trình đậm văn hoá Việt, nhưng thuê đất để triển khai dự án là một bài toán không lời giải. Trong khi các dự án thuộc về nhà máy sản xuất, khu chế xuất, thương mại dịch vụ... được thuận lợi hơn về sử dụng quỹ đất công.

Ở góc quan sát của anh, khách quốc tế thích điều gì nhất ở áo dài?

- Khách du lịch quốc tế và Việt kiều rất ít mua áo dài. Họ chủ yếu thích tham quan xem quy trình thiết kế, sản xuất áo dài từ A-Z. Họ có thói quen khi đi du lịch là tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm thuê mặc thử áo dài để chụp hình lưu niệm hơn là mua.

Theo anh, Việt Nam cần làm gì để áo dài "hái ra tiền" giống Hanbok trong ngành công nghiệp văn hóa?

- Tôi đã có 4 lần sang Hàn Quốc và tham khảo mô hình phát triển Hanbok. Muốn để áo dài “hái ra tiền” trong ngành công nghiệp văn hóa và du lịch thì cần học theo cách của họ trên bình diện chung:

Thứ nhất, các loại hình nghệ thuật khai thác di sản văn hoá truyền thống như âm nhạc, trang phục, ẩm thực, phim ảnh, truyền hình... có được chủ trương chính sách quốc gia gọi là công nghiệp văn hoá, được đầu tư kinh phí xứng tầm.

Thứ hai, từ dự án cho đến kịch bản liên quan đến di sản văn hoá, phải có mời thêm ý kiến và sự nghiên cứu chuẩn mực từ các nhà văn hoá học, sử học, dân tộc học, bảo tàng học.

Thứ ba, nên đưa môn học giáo dục di sản văn hoá, nghệ thuật truyền thống vào trường học từ mẫu giáo đến đại học như một môn học tự chọn hay bắt buộc tuỳ theo cấp học.

Thứ tư, nên giảm hay miễn thuế các loại hình hoạt động từ sản xuất đến biểu diễn, có liên quan đến khai thác yếu tố di sản văn hoá nghệ thuật truyền thống.

Từ các nền tảng trên, xã hội sẽ hình thành cầu và cung. Hiểu biết, tôn trọng và yêu thích những giá trị được kế thừa và phát huy. Công nghiệp văn hoá là công cụ ngoại giao đầy quyền lực, sinh lãi, đồng thời giúp truyền bá, lan tỏa văn hóa Việt trong nước cũng như thế giới.

Ngoài ra, cần thúc đẩy ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế chính, đảm bảo nhận thức về phát triển du lịch toàn diện, đẩy mạnh các chương trình du lịch văn hóa di sản quốc gia, kích hoạt các lễ hội theo vùng. Không chỉ áo dài, Việt Nam nên khai thác các điểm đến du lịch văn hóa như các làng nghề dệt lụa, làm nón, guốc, trang sức thủ công, ẩm thực, hàng lưu niệm...

Cảm ơn những chia sẻ của anh!


NGỌC TRANG (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Sứ mệnh thầm lặng của áo dài

Hào Hoa |

Câu chuyện về lễ phục, quốc phục tiếp tục làm nóng các diễn đàn màn trình quốc thư của một vị đại sứ. Câu chuyện này đã được bàn đi bàn lại trong hơn một thập kỷ nhưng đến nay vẫn chưa thể ngã ngũ.

Áo dài góp phần quảng bá du lịch Việt như thế nào?

Trang Ngọc |

Không chỉ là trang phục truyền thống mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc, tà áo dài Việt Nam còn góp phần thúc đẩy nền du lịch phát triển theo nhiều cách.

“Chọn áo dài, nhưng cân nhắc nhiều yếu tố, kiểu cách cho phù hợp..."

NGỌC DỦ (ghi) |

Góp ý cho việc lựa chọn quốc phục Việt Nam, trao đổi với Lao Động, một số nhà thiết kế (NTK) áo dài nổi tiếng của Việt Nam đều thống nhất, “chọn áo dài nhưng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố, kiểu cách cho phù hợp...”.

Game lậu thu gần 5.000 tỉ mỗi năm: Quản thanh toán, chặn game không phép

HỮU CHÁNH |

Doanh thu của game không phép ước tính khoảng gần 5.000 tỉ đồng/năm, chiếm đến 30% tỷ trọng doanh thu toàn thị trường phát hành game Việt.

Đưa hàng chục người sang Campuchia bán thận, nhóm bị cáo lĩnh án

Anh Tú |

TPHCM  - Chiều ngày 23.3, sau một ngày xét xử, HĐXX TAND TP.Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với các bị cáo  trong đường dây mua bán bộ phận cơ thể người do Tôn Nữ Thị Huyền (sinh năm 1975, đã chết) cầm đầu. Trong vụ án này, các bị cáo bị truy tố về cùng tội Mua bán bộ phận cơ thể người theo khoản 3, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

Giá lúa gạo, rau củ tăng gấp đôi nhờ AI

Anh Tuấn |

Thực tế cho thấy giá cả, năng suất của gạo, rau củ quả đều tăng khi ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

Hải Phòng: Nhiều dự án giao thông gần nghìn tỉ đồng chậm tiến độ

Băng Tâm |

Ngày 23.3, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP.Hải Phòng do ông Phạm Văn Lập, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã giám sát tiến độ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối tỉnh lộ 354 qua Khu công nghiệp Kiến Thụy đến đường bộ ven biển tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy.

Hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não bị Bộ Y tế tạm dừng sử dụng

Thu Trang |

Bộ Y tế vừa yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất. Trong số này có nhiều loại thuốc huyết áp, tuần hoàn não.

Sứ mệnh thầm lặng của áo dài

Hào Hoa |

Câu chuyện về lễ phục, quốc phục tiếp tục làm nóng các diễn đàn màn trình quốc thư của một vị đại sứ. Câu chuyện này đã được bàn đi bàn lại trong hơn một thập kỷ nhưng đến nay vẫn chưa thể ngã ngũ.

Áo dài góp phần quảng bá du lịch Việt như thế nào?

Trang Ngọc |

Không chỉ là trang phục truyền thống mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc, tà áo dài Việt Nam còn góp phần thúc đẩy nền du lịch phát triển theo nhiều cách.

“Chọn áo dài, nhưng cân nhắc nhiều yếu tố, kiểu cách cho phù hợp..."

NGỌC DỦ (ghi) |

Góp ý cho việc lựa chọn quốc phục Việt Nam, trao đổi với Lao Động, một số nhà thiết kế (NTK) áo dài nổi tiếng của Việt Nam đều thống nhất, “chọn áo dài nhưng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố, kiểu cách cho phù hợp...”.