“Chọn áo dài, nhưng cân nhắc nhiều yếu tố, kiểu cách cho phù hợp..."

NGỌC DỦ (ghi) |

Góp ý cho việc lựa chọn quốc phục Việt Nam, trao đổi với Lao Động, một số nhà thiết kế (NTK) áo dài nổi tiếng của Việt Nam đều thống nhất, “chọn áo dài nhưng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố, kiểu cách cho phù hợp...”.

NTK Trịnh Hoàng Diệu: Nên chọn áo dài làm quốc phục

Một quốc gia, một dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, càng hội nhập lại càng cần có bản sắc mạnh mẽ. Nhiều nước trên thế giới có quốc phục, lễ phục; nhắc đến Nhật sẽ nhớ ngay đến Kimono, Hàn Quốc là Hanbok, Ấn Độ là Sari; Bhutan cũng là quốc gia có bộ quốc phục ấn tượng cho cả nam lẫn nữ là Gho và Kira… Việt Nam chúng ta đến nay vẫn còn bàn về chuyện chọn quốc phục là quá muộn.

Việt Nam có thể mặc âu phục cho các sinh hoạt, nhưng cần có quốc phục, lễ phục để sử dụng trong các lễ nghi quan trọng cũng như hoạt động đối ngoại. Ví dụ như vừa qua, một vị đại sứ trình quốc thư, nếu như có quy chuẩn về quốc phục, lễ phục thì sẽ không có những ý kiến tranh luận.

Về quốc phục Việt Nam, quan điểm riêng của tôi là nên chọn áo dài. Tuy nhiên,  cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng để có một mẫu quốc phục thẩm mỹ cao, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, có ý nghĩa về lịch sử và truyền thống. Việc này cần đến sự tham gia ý kiến của các nhà nghiên cứu giàu kiến văn và có trách nhiệm.

NTK Minh Châu: Áo dài và con người Việt Nam sinh ra là dành cho nhau

Nhắc đến áo dài Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh duyên dáng, nhẹ nhàng của người phụ nữ Việt Nam mà ít ai nhớ rằng bộ “áo dài, khăn đóng” cũng từng là trang phục truyền thống, đặc trưng của đàn ông Việt. Thế hệ cha ông tôi vẫn mặc bộ lễ phục là áo dài, khăn đóng. Nhưng theo thời gian, áo dài nam chỉ còn sót lại trong những cuộc biểu diễn hay những ngày lễ trọng đại với một số người.

Tôi thấy, áo dài nam truyền thống mang nét trang trọng, nghiêm cẩn và nam tính của người đàn ông Việt. Nếu chọn một bộ trang phục làm quốc phục, tôi cho rằng cần phải có sự cầu kỳ, phức tạp. Bởi chính sự cầu kỳ mới chứa đựng những tinh hoa của dân tộc đó.

Chiếc áo dài hoàn toàn phù hợp và hội tụ đầy đủ những tinh hoa cũng như đòi hỏi người thực hiện phải tỉ mỉ, cẩn thận rất nhiều lần.

Theo tôi, chọn quốc phục áo dài là hợp lý cho cả nam lẫn nữ. Khi mặc nó trên người, tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy bản thân mình nổi bật với các bạn đến từ các nước khác và vô cùng tự hào.

Phải công nhận rằng người Việt mặc áo dài rất đẹp. Vậy tại sao chúng ta không tiếp tục phát huy cái đẹp đó và có những sáng tạo phù hợp về chất liệu để áo dài trở nên thuận tiện hơn đối với mọi người. Việc chọn áo dài cho các sự kiện mang tầm quốc tế, cá nhân tôi nghĩ, đáng cân nhắc. Giữa rất nhiều quốc gia, giữa rất nhiều con người khác nhau, hình ảnh một chiếc áo dài xuất hiện giúp mình nhanh chóng nhận ra một hình ảnh rất Việt Nam.

Có một quan điểm rất hay rằng “áo dài và con người Việt Nam sinh ra là dành cho nhau”. Đối với cá nhân tôi, áo dài không và chưa bao giờ cũ. Nó luôn mang đến một điều gì đó rất thiêng liêng, độc đáo và khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi quốc gia. Ngoài vấn đề có thuận tiện hay không như cách mà mọi người đã bàn luận suốt thời gian qua thì cá nhân tôi nghĩ quan trọng nhất khiến mọi người nhất là nam giới e ngại mặc áo dài là sự định kiến, quan điểm.

NTK Tạ Linh Nhân: Áo dài không chỉ dừng ở sản phẩm thời trang thông thường

Nhìn sang các nước bạn gần như họ đều có quốc phục, nhưng Việt Nam chúng ta thì chưa. Vấn đề đề cử quốc phục, theo tôi, khá nan giải bởi vì ngoài kiểu dáng, thì chất liệu, cách chế tác hoa văn trang trí nếu có phải thuần của người Việt sao cho phù hợp với mọi đối tượng. Nên đây là dự án cần phải có thời gian nghiên cứu dài và sâu để có thể đưa ra đáp án phù hợp nhất. Thế nên trong lúc chúng ta chưa có quốc phục chính thức thì cũng cần có lễ phục để có thể mặc trong các sự kiện mang tầm quốc tế hay quốc gia. Và áo dài truyền thống là 1 lựa chọn tuyệt vời nhất.

Cá nhân tôi nhận thấy không chỉ dừng lại ở vai trò là một sản phẩm thời trang thông thường mà áo dài đã đạt đến vai trò quan trọng hơn đó là một sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, là chiếc áo gói trọn tâm hồn và cốt cách con người Việt. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của những người phụ nữ Việt và từng bước trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

Trước khi mặc đẹp phải mặc đúng, nhất là đối với trang phục truyền thống của một quốc gia. Cách tân phải dựa trên tính thẩm mỹ và phù hợp. Một bộ trang phục đẹp không nhất thiết phải cầu kỳ hoá, phải khác biệt, phải ấn tượng.

Áo dài cũng vậy, cách tân để phù hợp với đời sống hiện nay, nhưng vẫn phải giữ cái hồn, cái kết cấu đúng với tên của nó. Dù có cách tân như thế nào thì vẫn phải giữ cho áo dài nguyên vẹn: Áo 2 tà, quần 2 ống…

Bên cạnh đấy các doanh nghiệp dệt may, các NTK, các nhà may phải thật thận trọng khi làm mới chiếc áo dài truyền thống để người nhìn vẫn cảm nhận được đấy chính là cốt cách là tâm hồn người Việt Nam.

NTK Lê Long Dũng: Áo dài nam và nữ luôn song hành cùng nhau

Áo dài nam và nữ luôn song hành cùng nhau nên việc tranh cãi và định kiến sẽ không nghiêng về phía nào. Áo dài nam và nữ luôn có sự cách tân, biến tấu và phát triển cùng nhau. Áo dài nữ thế nào thì áo dài nam sẽ có sự cân chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh, thời gian, môi trường sử dụng và ngược lại. Tuy nhiên, nam và nữ luôn có những quy chuẩn và tiêu chí khác nhau nên áo dài nam nữ cũng như vậy.

Về ý kiến cho rằng lễ phục, quốc phục cho các sự kiện quốc tế, theo tôi đây là một việc rất hay vì hình ảnh Việt Nam ngày càng phổ biến trên trường quốc tế. Việc sáng tạo, kế thừa, phát huy vai phổ biến thêm hình ảnh của những bộ trang phục Việt Nam trên nhiều lĩnh vực là sự cần thiết.

Về thể loại, tiêu chí thì theo quan điểm của tôi, chúng ta cần phải có thêm nhiều sự đóng góp ý kiến của các ban ngành và đặc biệt là của các bạn trẻ, những NTK Việt Nam trong và ngoài nước, những bạn luôn khát khao đóng góp cho phong trào trang phục Việt, không chỉ về thời trang, văn hoá , lịch sử mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa.

NGỌC DỦ (ghi)
TIN LIÊN QUAN

NTK Minh Hạnh: Không có quốc phục ở thời đại toàn cầu hóa là một thiệt thòi

Trang Ngọc |

Nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh - Giám đốc Học viện Thiết kế Thời trang Việt Nam có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động xoay quanh những tranh cãi về áo dài, quốc phục.

Xây dựng bộ tiêu chí để lựa chọn Quốc phục

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN) |

Quốc phục là trang phục mang tính biểu tượng, đại diện cho bản sắc văn hóa Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, để thiết kế thành công Quốc phục, cần phải xây dựng bộ tiêu chí để từ đó có căn cứ thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Số phận khác biệt của áo dài nữ và áo dài nam khi đề xuất là quốc phục

Mi Lan |

Áo dài từng được đề xuất là quốc phục, lễ phục nhà nước, tuy nhiên sau những tranh cãi, đến nay đề án quốc phục vẫn bỏ ngỏ.

Quốc phục phải là bộ trang phục mang bản sắc văn hóa Việt Nam

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN) |

Quốc phục là quốc áo theo kiểu riêng từ xưa truyền lại của một đất nước, thường được mặc trong những ngày lễ hội và lễ nghi ngoại giao. Là sản phẩm mang tính biểu trưng của quốc gia, nên quốc phục cần phản ánh được bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Vì sao Việt Nam chưa có quốc phục?

Chí Long |

Áo dài được xem là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt, tuy nhiên chưa có bất kỳ văn bản hay quyết định nào công nhận áo dài là quốc phục. Xung quanh câu chuyện về quốc phục thường gây tranh cãi nhiều chiều.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

NTK Minh Hạnh: Không có quốc phục ở thời đại toàn cầu hóa là một thiệt thòi

Trang Ngọc |

Nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh - Giám đốc Học viện Thiết kế Thời trang Việt Nam có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động xoay quanh những tranh cãi về áo dài, quốc phục.

Xây dựng bộ tiêu chí để lựa chọn Quốc phục

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN) |

Quốc phục là trang phục mang tính biểu tượng, đại diện cho bản sắc văn hóa Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, để thiết kế thành công Quốc phục, cần phải xây dựng bộ tiêu chí để từ đó có căn cứ thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Số phận khác biệt của áo dài nữ và áo dài nam khi đề xuất là quốc phục

Mi Lan |

Áo dài từng được đề xuất là quốc phục, lễ phục nhà nước, tuy nhiên sau những tranh cãi, đến nay đề án quốc phục vẫn bỏ ngỏ.

Quốc phục phải là bộ trang phục mang bản sắc văn hóa Việt Nam

ThS. Lý Viết Trường (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN) |

Quốc phục là quốc áo theo kiểu riêng từ xưa truyền lại của một đất nước, thường được mặc trong những ngày lễ hội và lễ nghi ngoại giao. Là sản phẩm mang tính biểu trưng của quốc gia, nên quốc phục cần phản ánh được bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Vì sao Việt Nam chưa có quốc phục?

Chí Long |

Áo dài được xem là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt, tuy nhiên chưa có bất kỳ văn bản hay quyết định nào công nhận áo dài là quốc phục. Xung quanh câu chuyện về quốc phục thường gây tranh cãi nhiều chiều.