Gian lận thi cử ở Hà Giang: Lỗi của người lớn, đừng đổ đầu con trẻ

Đ.CHUNG - H.NGUYỄN |

Vì điểm số, vì thành tích mà nhiều ông bố, bà mẹ bất chấp, chà đạp lên sự nỗ lực của hàng triệu thí sinh và đánh cược tương lai của chính con mình.

Đừng đổ đầu con trẻ

114 thí sinh, với hơn 330 bài thi được hô biến một cách thần kỳ và suýt nữa đã trót lọt nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như truyền thông.

Sau khi Tổ công tác của Bộ GDĐT tiến hành rà soát, chấm thẩm định, những điểm số “khống” này đã bị hủy bỏ.

Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Sử, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An, người theo dõi sát sao vụ việc Hà Giang cho rằng, nếu vụ nâng điểm khống ở Hà Giang không được làm sáng tỏ, rất có thể trong thời gian tới, xã hội sẽ có một thế hệ những người dối trá, trưởng thành từ sự gian lận trong thi cử. Và đây thực sự là một điều nguy hại cho xã hội, cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, xét cho cùng, những thí sinh được nâng điểm cũng chỉ là nạn nhân của bệnh thành tích. Các em bị biến thành công cụ để thoả mãn thói háo danh của các bậc cha mẹ.

Những ngày qua, cả học sinh “học thật, thi thật” ở Hà Giang, lẫn những em được nâng điểm đều sống trong cảm giác tồi tệ. Không ít em học giỏi thực sự, khi thấy bạn bè của mình, có học lực bình thường nhưng lại có điểm thi cao chót vót đã chán nản, tỏ thái độ bất mãn với cuộc đời.

Suốt một tuần qua, gia đình anh Ng.V.G (Hà Giang) đã trải qua những ngày nhiều cảm xúc. Từ hồi hộp, lo lắng chờ đợi kết quả thi của con, đến phẫn nộ, bức xúc khi sự thật về điểm thi cao bất thường ở Hà Giang được hé lộ. “Chúng tôi - cha mẹ của những học sinh “học thật, thi thật” đã tập hợp nhau lại, đi cầu cứu nhiều nơi để mong câu chuyện bất thường về điểm thi được làm sáng tỏ. Biết là học sinh Hà Giang sẽ bị mang tiếng, chỉ trích, nhưng thà đau một lần còn hơn để những ung nhọt trong giáo dục có chỗ tồn tại” - anh G. tâm sự.

Còn với những thí sinh được nâng điểm cao bất thường, giờ đã được trả về điểm số thật. Các em là nạn nhân của “tình thương không đúng cách” của các bậc cha mẹ.

Đây sẽ là bài học đắt giá để các em đứng lên, bước vào đời, khi rũ bỏ được chiếc áo khoác của sự dối trá mà cha mẹ đã khoác lên vai các em. Hãy coi sự việc bị bại lộ hôm nay như một vận may hơn là tai họa.

Quy trình vẫn do con người

Liên quan tới những tiêu cực trong chấm thi tại Hà Giang, rồi mới đây là những lùm xùm về điểm thi của Lạng Sơn, Sơn La và nhiều tỉnh khác trên cả nước, nhiều người đã đặt câu hỏi: Có phải quy trình thi THPT quốc gia đang có vấn đề, tạo kẽ hở cho sự gian dối, tiêu cực trong thi cử.

Từ năm 2015 cho đến nay đã trải qua 4 năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Qua mỗi năm, kỳ thi từng bước được cải tiến theo hướng ngày càng gọn nhẹ, thuận lợi cho thí sinh và gia đình. Đến năm 2018, để tăng cường tính khách quan, độ tin cậy về kết quả của kỳ thi, vừa phục vụ cho mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, Bộ GDĐT đã tăng cường nhiều giải pháp kỹ thuật. Nhưng các giải pháp được tăng cường mà tiêu cực vẫn xảy ra.

Về điều này, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) cho rằng, phần lớn ở các địa phương, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra nghiêm túc. Còn trong một kỳ thi với diện lớn như vậy, có một sự việc bất thường như ở Hà Giang là điểm vô cùng xấu xí và Bộ sẽ kiên quyết xử lý đến cùng.

Nhưng ông Trinh cũng thừa nhận, quy trình dù có chặt chẽ đến đâu, nhưng yếu tố quyết định vẫn là con người. “Chúng tôi thấm thía được một điều, quy trình đã tốt rồi, nhưng được vận hành bởi con người. Con người thực hiện quy trình ấy có tính chất quyết định đến mọi công việc. Cho nên việc lựa chọn những người tham gia các khâu tổ chức thi, từ phẩm chất năng lực, đến tinh thần trách nhiệm...là đặc biệt quan trọng. Từ năm sau, chúng tôi sẽ tăng cường cơ chế giám sát trong thực hiện quy trình. Tiếp tục tăng cường sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ cho con người trong công tác quản lý, hướng đến mục tiêu đưa kỳ thi THPT quốc gia ngày càng gọn nhẹ, mà vẫn đảm bảo tính tính khách quan, công bằng, nghiêm túc” - đại diện Bộ GDĐT nhấn mạnh.

Đ.CHUNG - H.NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đậm đà niêu cá kho lưu giữ hương vị Tết xưa

Hải Huế |

Cứ mỗi dịp Tết đến, trên mâm cỗ, ngoài các món cổ truyền đặc trưng của ngày Tết miền Bắc như: Bánh chưng, thịt lợn, giò chả, thịt gà… thì hầu như nhà nào cũng có thêm món cá kho trong mâm cỗ mới được xem là đủ đầy.

Cùng ăn Tết Nguyên đán, các nước này không đón năm Quý Mão

Vân Anh |

Năm 2023 ở Việt Nam là năm Quý Mão, nhưng tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... lại là con giáp khác, với nhiều nét văn hóa thú vị.

Thói quen ăn uống ngày Tết: Làm sao để cân đối, tránh tăng cân?

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Các gia đình sẽ chuẩn bị nhiều món ăn ngon, giàu năng lượng cùng với những buổi tiệc với mật độ dày hơn những ngày thường. Do đó, thói quen ăn uống trong dịp Tết sẽ bị thay đổi, tuy chỉ vài ngày nhưng cũng góp phần làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.