DK1 - Hành trình tuổi trẻ

Ghi chép của Trần Tuấn |

Trong chuyến hải trình mang Tết đến các nhà giàn DK1, phóng viên Báo Lao Động gặp nhiều người trẻ. Họ là những chiến sĩ mới ra nhà giàn nhận nhiệm vụ hay những nhà báo, phóng viên lần đầu tham gia vào chuyến đi đặc biệt, kéo dài 15 ngày trên biển. Tất cả đều tràn đầy tình yêu, cùng sự quyết tâm góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hy sinh giữa trùng khơi

Bình minh một ngày đầu tháng 1.2024, sau hải trình kéo dài 10 ngày, tàu Trường Sa 16 chở theo đoàn công tác gồm gần 40 nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương có mặt tại khu vực nhà giàn DK1/18, cụm Phúc Tần (khu vực thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc).

Một buổi sáng đặc biệt. 7h sáng, tiếng còi báo hiệu toàn tàu vang lên. Cả đoàn công tác tập trung ngay trên boong tàu, giữa biển khơi, cùng tham dự lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Qua gần 35 năm, kể từ khi xây dựng các nhà giàn DK1, bốn mùa bão đi qua vào các năm 1990, 1996, 1998 và 2000, khiến nhiều chiến sĩ DK1 hy sinh.

Xúc động lễ tưởng niệm trên biển. Ảnh: Trần Tuấn
Xúc động lễ tưởng niệm trên biển. Ảnh: Trần Tuấn

Giọng Trung tá Lê Xuân Tâm (Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) nghiêm trang và chân tình, như đang tâm sự cùng đồng đội: "Kính mong các anh yên nghỉ an lòng trong bóng hình sóng nước, phù độ cho thế hệ hôm nay và mai sau mãi giữ yên biển, trời Việt Nam; giữ vững biển đảo, thềm lục địa thân yêu của Tổ quốc ta...”.

Cũng chính tại nơi neo tàu hôm nay - cụm Phúc Tần, rạng sáng 5.12.1990, cơn bão số 10 đổ bộ vào khu vực Nam Biển Đông, với sức gió giật cấp 12. Lúc này, tại nhà giàn DK1/3 cụm Phúc Tần có 8 cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.

Trung úy Trạm trưởng Bùi Xuân Bổng và Thượng úy, Trạm phó Chính trị Trần Hữu Quảng cùng đồng đội ra sức chống chọi với bão tố. Nhưng, trong màn đêm đen nghịt, cơn siêu bão càng lúc càng dữ dội. Và rồi, nhà giàn DK1/3 bị quật đổ, cuốn trôi toàn bộ 8 cán bộ chiến sĩ xuống biển. 3 trong 8 người lính hải quân đã anh dũng hy sinh. Đó là Thượng úy chuyên nghiệp, quân y Trần Văn Là, chiến sĩ cơ điện Hồ Văn Hiền và người chỉ huy, Thượng úy Trần Hữu Quảng.

Sau này, những anh em còn sống vẫn luôn nhắc nhớ về người chỉ huy của mình - Thượng úy Trần Hữu Quảng. Trong cuộc chiến với bão tố và đại dương mênh mông, đến khi mệt lả, cận kề giữa sự sống và cái chết, Thượng úy Trần Hữu Quảng đã nhường chiếc phao cá nhân và miếng lương khô cuối cùng cho người chiến sĩ yếu nhất, nhường sự sống cho đồng đội rồi thanh thản vào cõi vĩnh hằng.

Đến ngày 12.12.1998, lại một cơn bão lớn quét qua vùng biển DK1, quần thảo trên khu vực Nhà giàn DK1/6, cụm Phúc Nguyên. Nhà giàn rung lắc dữ dội, chỉ trực đổ sập.

Đại úy, trạm trưởng Vũ Quang Chương đã ra lệnh cho mọi người sẵn sàng rời nhà giàn, trước khi nhảy phải cột dây mồi vào tay nhau để khi xuống biển tìm thấy nhau.

Riêng Đại úy Chương, trước khi rời nhà giàn, anh cẩn thận đóng tất cả cửa lại (tránh anh em không bị xoáy hút vào trong khi nhà giàn đổ, không thoát ra được); rồi nghiêm trang ôm lá cờ đỏ sao vàng vào ngực mình, nhảy xuống biển.

Lúc đó là 3h50 phút ngày 13.12.1998. Lực lượng cứu hộ đã làm hết sức, cứu được 6 chiến sĩ. Ba người đã anh dũng hy sinh, gồm: Đại úy, Trạm trưởng Vũ Quang Chương, Chuẩn úy chuyên nghiệp, nhân viên radar Lê Đức Hồng và Chuẩn úy chuyên nghiệp, nhân viên cơ điện Nguyễn Văn An.

Lúc hy sinh, Đại úy Chương vừa tròn 30 tuổi, vẫn còn nợ cha mẹ lời hứa cưới vợ, sinh con. Chiến sĩ radar Nguyễn Văn An mang nỗi niềm chưa gặp con trai vừa chào đời, chưa kịp đặt tên. Còn chiến sĩ cơ điện Lê Đức Hồng, chàng trai 21 tuổi - chưa biết tình yêu là gì. Họ đã để lại thanh xuân của mình giữa trùng khơi.

Khi chúng tôi nghiêng mình trong tiếng nhạc "Hồn tử sĩ", từ xa xa những người lính biển DK1 cũng nghiêm trang hướng về quốc kỳ phấp phới trên tàu Trường Sa 16. Đồng đội của họ đã hy sinh trên vùng biển này. Và họ, những người lính DK1, tiếp tục ở đó, đã qua 35 mùa dông bão, trên những nhà giàn hiên ngang, sừng sững giữa biển Đông để bảo vệ thềm lục địa.

Tàu Trường Sa 16. Ảnh: Trần Tuấn
Tàu Trường Sa 16. Ảnh: Trần Tuấn

Trào dâng xúc động, tự hào

Khóc! Những giọt nước mắt rưng rưng trên khuôn mặt của không ít những nhà báo trẻ khi lần đầu được nghe kể về sự hy sinh anh dũng nhưng thầm lặng của các chiến sĩ nhà giàn DK1.
Phóng viên Vũ Nguyên Hạnh (29 tuổi, Báo Tuổi Trẻ) cho biết, dù đã tìm hiểu về các nhà giàn DK1 trước đó, nhưng khi đi thực tế, đến trực tiếp các nhà giàn, lắng nghe những câu chuyện về lính nhà giàn vẫn không khỏi trào dâng xúc động và tự hào.

"Đây là dấu mốc không thể nào quên được trên hành trình làm báo của tôi. Chuyến đi của thanh xuân và chuyến đi của tuổi trẻ, mọi người đều cố gắng đoàn kết, tạo động lực cho nhau để vượt những con sóng lớn để lên tới nhà giàn. Sau chuyến đi, tôi sẽ lan toả tình yêu biển đảo đến gia đình, bạn bè và độc giả của mình.

Có nhiều điều chúng ta có thể làm, có thể góp tay cùng nhau để khẳng định rằng không ai bị lãng quên, không ai cô đơn khi nơi đầu sóng ngọn gió họ hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho đất nước", Nguyên Hạnh cho biết.

Món quà từ đất liền gửi đến nhà giàn. Ảnh: Trần Tuấn
Món quà từ đất liền gửi đến nhà giàn. Ảnh: Trần Tuấn

Phóng viên Nguyễn Hải Đăng (22 tuổi, kênh truyền hình VTV9) chia sẻ, có đặt chân lên các nhà giàn, tham dự lễ tưởng niệm giữa trùng khơi mới cảm nhận được tình yêu Tổ quốc một cách chân thực và sâu đậm, thấm thía hơn những bài giảng về lòng yêu nước mà chúng ta được nghe, được cảm nhận qua các bài giảng của thầy cô giáo khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Được chứng kiến những chiến sĩ Hải quân cầm súng bên các cột mốc chủ quyền, lái xuồng giữa lúc sóng mạnh để đón đoàn công tác lên nhà giàn hay trồng rau trên các mảnh vườn lộng gió, trong lòng tôi trào dâng tình cảm khâm phục, yêu mến", phóng viên Hải Đăng cho hay.

Không cầm nổi nước mắt khi nhắc về những hy sinh của lớp đàn anh đi trước, Trung tá Phan Chí Trà - Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn DK1 (Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) - cho biết: “Khí phách kiên cường của các chiến sĩ nhà giàn luôn được thể hiện trong mọi hoàn cảnh. Bởi vậy, sự hy sinh anh dũng của các anh luôn là tấm gương sáng để các thế hệ sau như chúng tôi noi theo, phấn đấu và học tập, cùng góp sức cho bảo vệ chủ quyền biển đảo ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc luôn được vững chắc, an toàn”.

Đại tá Trần Chí Tâm - Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân - nói, từ công sức, mồ hôi và cả xương máu đổ xuống của các thế hệ đi trước, các nhà giàn DK1 hôm nay đã có những đổi thay rõ nét. Nhiều chương trình hướng về biển đảo được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp, tạo niềm tin cho cán bộ chiến sĩ vững chắc tay súng, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

“Mỗi lần đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đi qua các nhà giàn khu vực cụm Phúc Tần đều tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc.

Đây là dịp để tri ân công lao của các liệt sĩ; đồng thời giáo dục các thế hệ trẻ hôm nay noi gương, tiếp tục phấn đấu, đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn trong nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển” - Đại tá Trần Chí Tâm nhấn mạnh.

Tặng huy hiệu vì biển đảo quê hương cho các thành viên đoàn công tác.  Ảnh: Vân Trường
Tặng huy hiệu vì biển đảo quê hương cho các thành viên đoàn công tác. Ảnh: Vân Trường

Tiếp bước anh hùng

Trong chuyến hải trình thăm, chúc Tết các nhà giàn có đến 5 tân binh đi cùng để nhận nhiệm vụ mới tại các nhà giàn. Trong đó, có chiến sĩ trẻ Trần Công Đức (19 tuổi, ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Trước khi được phân công đi nhà giàn DK1/19 (cụm Quế Đường), Đức là hạ sĩ, có gần một năm đi nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đoàn DK1, thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải Quân.

Trần Công Đức kể, vài tháng trước, khi nhận được cuộc gọi từ một người bạn đang công tác ở nhà giàn, anh thấy mình có duyên với biển nên viết đơn đăng ký tình nguyện bảo vệ chủ quyền biển đảo.

“Chú và cậu ruột của tôi cũng là chiến sĩ nhà giàn. Điều đó như tiếp thêm động lực giúp tôi tự tin khi nhận nhiệm vụ “giữ biển”. Ba mẹ tôi cũng hết sức ủng hộ giúp tôi có thêm động lực để vượt qua sóng gió, yên tâm công tác trên biển” - Đức chia sẻ.

Hành trang trong chiếc ba lô nhận nhiệm vụ ở nhà giàn, Đức cất rất kỹ những gói mứt dừa và hộp bánh Xuân để góp thêm không khí Xuân cùng đồng đội. Bên cạnh đó, chàng trai trẻ cũng mang theo bức ảnh chụp chung các thành viên trong gia đình để ngắm mỗi khi nhớ đất liền và người thân.

“Tôi quyết giữ vững tinh thần vượt khó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó” - Đức chia sẻ, rồi vẫy tay chào trước khi theo xuồng trung chuyển lên nhà giàn.

Trung úy Vũ Hoài Phúc, nhà giàn DK1/9. Ảnh: Trần Tuấn
Trung úy Vũ Hoài Phúc, nhà giàn DK1/9. Ảnh: Trần Tuấn

Tại nhà giàn DK1/9, chúng tôi cũng gặp nhiều chiến sĩ trẻ, có người mới lần đầu tiên đón Tết ở biển. Tất cả chỉ ngoài tuổi 20. Hơn 8 tháng làm nhiệm vụ ở nhà giàn, Trung úy Vũ Hoài Phúc (quê ở tỉnh Bình Thuận) đã quen thuộc với môi trường biển đảo.

Nắm bắt tâm lý của chiến sĩ trẻ, các chỉ huy nhà giàn linh hoạt tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm vui Xuân giúp các chiến sĩ vơi đi nỗi nhớ nhà.

“Lên nhà giàn rồi mới thấy mình càng yêu Tổ quốc hơn bao giờ hết. Những người trẻ như chúng tôi luôn xem nhiệm vụ trên nhà giàn là hành trình góp sức bảo vệ chủ quyền, bảo vệ Tổ quốc. Tết xa gia đình, nhưng chúng tôi được sưởi ấm bằng tình đồng đội, sự quan quan tâm của người dân ở đất liền nên cũng thấy mình trưởng thành hơn” - Trung úy Vũ Hoài Phúc chia sẻ.

35 năm giữ thềm lục địa

35 năm trước, ngày 5.7.1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị về việc xây dựng “Cụm kinh tế - khoa học dịch vụ” trên thềm lục địa phía Nam thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (gọi tắt là DK1). Các nhà giàn DK1 cách đất liền từ 250 - 350 hải lý, khoảng gần 500km đến hơn 600km. Nhiệm vụ quan trọng nhất của DK1 là chốt giữ, bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, bảo vệ bình yên cho việc khai thác tài nguyên từ thềm lục địa như dầu khí, thủy hải sản, hàng hải.

Ghi chép của Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Quân dân Trường Sa rộn ràng đón Tết cổ truyền

Phương Linh |

Cùng với cả nước, quân dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa chào đón Tết cổ truyền với nhiều hoạt động vui chơi phong phú, không khí sôi nổi, rộn ràng. Nơi tiền tiêu tổ quốc niềm vui Tết với người dân xã đảo, người lính giữ biển trời thêm đấm ấm và tràn đầy sức sống mùa xuân.

Vượt sóng mang tết ra Trường Sa

Hữu Long - Mai Hương |

Khánh Hòa - Đều đặn trong nhiều năm qua, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận quà Tết của quân dân cả nước để vận chuyển ra Trường Sa. Những món quà tuy không lớn về vật chất nhưng chứa đựng trong đó tình cảm, lời chúc tốt đẹp của đất liền gửi đến nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Trường Sa dịp Tết đến xuân về.

Mang hàng ngàn ấn phẩm báo xuân đến với quân, dân Trường Sa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hội báo xuân năm nay thu hút sự tham gia của hơn 250 đầu báo và trên 4.000 ấn phẩm báo chí xuất bản trong dịp Tết. Phần lớn các đầu báo xuân năm nay sẽ được gửi ra cho quân, dân Trường Sa.

Tôm nuôi ở Quảng Nam lại chết hàng loạt ngay đầu vụ

Hoàng Bin |

Ngay đầu vụ 1 nuôi tôm nước lợ, tại Quảng Nam đã xảy ra dịch bệnh khiến tôm nuôi chết hàng loạt.

Cận cảnh dự án xây dựng trường học 145 tỉ đồng bị Hà Nội đưa vào diện kiểm tra

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trong năm 2024, UBND TP Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá Dự án xây dựng trường THPT Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Vương Trần |

Ông Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Nam thanh niên 23 tuổi cướp tiệm vàng ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương vừa xảy ra vụ cướp tiệm vàng. Đối tượng bị bắt giữ và công an đang lấy lời khai, điều tra vụ việc.

Lao động tố Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng BHXH

Hà Anh |

Chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) vừa có đơn gửi Báo Lao Động, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1.2024 và chưa đóng BHXH 6 tháng, mặc dù tháng nào công ty cũng khấu trừ phần đóng BHXH vào lương của chị.

Quân dân Trường Sa rộn ràng đón Tết cổ truyền

Phương Linh |

Cùng với cả nước, quân dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa chào đón Tết cổ truyền với nhiều hoạt động vui chơi phong phú, không khí sôi nổi, rộn ràng. Nơi tiền tiêu tổ quốc niềm vui Tết với người dân xã đảo, người lính giữ biển trời thêm đấm ấm và tràn đầy sức sống mùa xuân.

Vượt sóng mang tết ra Trường Sa

Hữu Long - Mai Hương |

Khánh Hòa - Đều đặn trong nhiều năm qua, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận quà Tết của quân dân cả nước để vận chuyển ra Trường Sa. Những món quà tuy không lớn về vật chất nhưng chứa đựng trong đó tình cảm, lời chúc tốt đẹp của đất liền gửi đến nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Trường Sa dịp Tết đến xuân về.

Mang hàng ngàn ấn phẩm báo xuân đến với quân, dân Trường Sa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hội báo xuân năm nay thu hút sự tham gia của hơn 250 đầu báo và trên 4.000 ấn phẩm báo chí xuất bản trong dịp Tết. Phần lớn các đầu báo xuân năm nay sẽ được gửi ra cho quân, dân Trường Sa.