Dấu ấn nghệ thuật và di sản của Văn Cao

Anh Tuấn |

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 2023), Ban Văn học Nghệ thuật, Đài Tiếng nói Việt Nam vừa giới thiệu đến công chúng cuốn sách “Văn Cao - Mùa chữ, mùa người”, tập hợp 21 bài viết ở thể loại tiểu luận, nghiên cứu của các tác giả, nhằm làm rõ những cống hiến của một trong những gương mặt tài danh nhất Việt Nam trong thế kỷ 20.

Có một nhà thơ Văn Cao

Xưa nay, công chúng biết đến Văn Cao chủ yếu bởi di sản âm nhạc lớn của ông. Các tác phẩm “Sông Lô”, “Tiến về Hà Nội”, “Tiến Quân Ca”... là những khúc ca đi cùng năm tháng, khắc họa những chặng đường lịch sử hào hùng và bi phẫn của dân tộc.

Nhờ tài năng nghệ thuật mang tính tổng hợp giữa cả 3 loại hình thơ - nhạc - họa nên Văn Cao được nhiều nhà nghiên cứu xem là “một hình mẫu thiên tài trong lịch sử văn nghệ Việt Nam”. Mà cái hay là, Văn Cao không hề được đào tạo chính quy, những gì ông đạt được chủ yếu bắt nguồn từ tài năng nghệ thuật thiên bẩm của ông. Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha từng nói rằng: “Văn Cao là trời cho”.

Nhưng chính vì di sản âm nhạc quá lớn của Văn Cao là một, hai là ông không gắn bó liên tục quá lâu với một địa hạt nào nên di sản thơ của ông chưa được hậu thế biết nhiều. Đó chính là lý do mà cuốn sách “Văn Cao - Mùa chữ, mùa người” ra đời.

Nhà báo Trần Nhật Minh - Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Đài Tiếng nói Việt Nam, đơn vị chủ biên cuốn sách nói: “Lâu nay công chúng biết đến Văn Cao với một di sản âm nhạc đồ sộ. nhưng 2 khía cạnh kia còn ít người biết đến. Đặc biệt là trong lĩnh vực thơ, Văn Cao cũng đạt được tầm vóc lớn”.

“Chúng tôi chọn lĩnh vực thơ làm góc tiếp cận cho cuốn sách này. Với sự hỗ trợ và giúp sức của nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu như: Lê Huy Quang, Văn Giá, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Hoài Nam, Thiên Sơn, Phùng Gia Thế... hy vọng sẽ hé mở cho công chúng một giá trị khác, một con người khác về Văn Cao”.

Đi tìm dấu ấn thơ Văn Cao

Từ những bài thơ đầu tiên được sáng tác trước năm 1945, Văn Cao đã để lại dấu ấn trong giai đoạn trước Cách mạng với “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, được nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam cho là “có thể sánh ngang với những tuyệt phẩm Thơ Mới theo mô tip Đàn - Đêm - Trăng - Nước, như Nguyệt cầm của Xuân Diệu hay Đà giang của Vũ Hoàng Chương”.

Nhà nghiên cứu văn học sử Việt Nam hiện đại Thụy Khuê cho rằng: “Nếu nhạc của Văn Cao đưa con người vào cõi mộng, thì thơ Văn Cao xoáy vào thực tại cuộc đời: Phần đời thực với “Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc”, “Ngoại ô mùa đông 1946”, “Những người trên cửa biển” và phần nội tâm sâu xé của con người mất tự do, trong các bài thơ ngắn, cô đọng và đau thương. Văn Cao là người duy nhất để lại những hình ảnh kinh hoàng của trận đói tháng 3 năm Ất Dậu. Nếu không có "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc", thì chúng ta không thể hình dung cảnh xe xác lăn trong xóm cô đầu của một Hà Nội...”.

Một tác phẩm trường ca được đánh giá là kiệt tác, đánh dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển thơ Văn Cao là “Những người trên cửa biển” (1958). Thể loại trường ca được Văn Cao ưa thích sử dụng trong cả nhạc và thơ, tiêu biểu như tác phẩm “Thức tỉnh” (1965). Sự kiện "Nhân Văn Giai Phẩm" với các bài thơ mang tính phản biện xã hội như “Anh có nghe thấy không” và “Một đồng chí của tôi” đã đẩy thơ Văn Cao sang một giai đoạn khác mà nhà phê bình Văn Giá gọi tên là “thơ chấn thương”.

Phong cách nghệ thuật ảnh hưởng lên hậu thế

Nhà báo Trần Nhật Minh cho rằng, bên cạnh di sản là những tác phẩm cụ thể, điều mà Văn Cao để lại cho hậu thế là một phong cách nghệ thuật rõ nét: “Văn Cao có nét đại diện cho một giai tầng, một thế hệ đã đi qua chiến tranh, những thăng trầm, giai đoạn hào hùng và bi phẫn của lịch sử. Văn Cao đã gắn được cái Tôi của mình vào cái Chung của dân tộc”.

“Một nghệ sĩ muốn sáng tác của mình được nhớ đến tất nhiên phải có cái Tôi, cá tính sáng tạo rõ ràng. Nhưng ở thời kỳ của ông, cái dấu ấn riêng đó phải hòa quyện nhuần nhuyễn vào công cuộc phát triển chung của dân tộc. Đó là con đường nghệ thuật mà ông là một trong những người mở lối cho các văn nghệ sĩ thế hệ sau bước đi”.

Bản thân nhạc sĩ Phạm Duy lúc sinh thời đã nhiều lần xác nhận, sự nghiệp sáng tác của ông chịu ảnh hưởng lớn từ những khai mở (về chuyên môn) và khích lệ (về tinh thần) từ Văn Cao, với tư cách là một người bạn văn nghệ tri kỷ của Phạm Duy.

Có thể nói, những tác phẩm Văn Cao để lại có sức ảnh hưởng mang tính định hướng và đặt nền cho sự phát triển của đời sống văn nghệ Việt Nam hiện đại.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Trăn trở về việc bảo tồn các tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao

Hoàng Trang |

Trong những di sản nghệ thuật mà nhạc sĩ Văn Cao để lại bao gồm nhạc, họa, thơ thì di sản âm nhạc là đồ sộ nhất. 16 tuổi ông đã sáng tác ca khúc “Buồn tàn thu” nổi tiếng và loạt ca khúc có sức sống lâu bền với thời gian.

Di sản của Văn Cao trong âm nhạc, thơ ca, hội họa

Huyền Chi |

Sáng 8.11, báo Nhân Dân kết hợp Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức hội thảo khoa học “Thế giới nhạc, họa, thơ của Văn Cao” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ tài hoa bậc nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. 

Hình ảnh nhạc sĩ Văn Cao trong ký ức của con trai

Bình An |

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023), con trai ông là họa sĩ Văn Thao đã chia sẻ với phóng viên Lao Động những câu chuyện xúc động, những hình ảnh ông vẫn lưu giữ đầy trân trọng, và cả nỗi nhớ cha mỗi khi nghe Quốc ca.

Gần 1,2ha đất công bị phù phép thành đất tư giữa TP Hà Giang

Việt Bắc |

Từ một khu đất được giao cho cơ quan Nhà nước để thực hiện dự án trồng khảo nghiệm nhãn lồng, sau nhiều năm, gần 1,2ha đất công ngay giữa TP Hà Giang đã được phù phép để biến thành sở hữu tư nhân.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị của nhân viên trường học Bắc Ninh

LƯƠNG HẠNH |

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tiếp tục quan tâm, rà soát, tham mưu tổ chức hoặc tổ chức theo thẩm quyền việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp (trường hợp có phân hạng) cho đội ngũ viên chức gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ trong trường học.

Du khách ấm ức không được nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long vì lý do thời tiết

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trong khi đội tàu du lịch nghỉ đêm ở Cát Bà (Hải Phòng) tối 12 và đêm 13.11.2023 vẫn hoạt động bình thường thì hàng trăm tàu du lịch nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long lại bị dừng hoạt động vì lý do… thời tiết. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại suốt nhiều năm qua, gây thiệt hại nặng nề cho các chủ tàu, khiến du khách bức xúc bởi có những người bay chặng đường dài nhưng đến nơi không được tham quan vịnh.

Giá dầu dự báo giảm 1.000 đồng/lít vào chiều nay

Nguyễn Thúy |

Phiên giao dịch ngày 13.11 (giờ Việt Nam), giá dầu thế giới trong sắc xanh sau khi Iraq tái khẳng định việc tuân thủ giảm sản lượng khai thác. Trong nước, giá xăng dầu được dự báo giảm tối đa 1.000 đồng/lít (kg) vào chiều nay.

Thúc đẩy các động lực để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%

VƯƠNG TRẦN |

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 với 15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được đặt ra là 6-6,5%. Các chuyên gia cho rằng, cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng như đầu tư, tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP như Nghị quyết đã đề ra.

Trăn trở về việc bảo tồn các tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao

Hoàng Trang |

Trong những di sản nghệ thuật mà nhạc sĩ Văn Cao để lại bao gồm nhạc, họa, thơ thì di sản âm nhạc là đồ sộ nhất. 16 tuổi ông đã sáng tác ca khúc “Buồn tàn thu” nổi tiếng và loạt ca khúc có sức sống lâu bền với thời gian.

Di sản của Văn Cao trong âm nhạc, thơ ca, hội họa

Huyền Chi |

Sáng 8.11, báo Nhân Dân kết hợp Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức hội thảo khoa học “Thế giới nhạc, họa, thơ của Văn Cao” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ tài hoa bậc nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. 

Hình ảnh nhạc sĩ Văn Cao trong ký ức của con trai

Bình An |

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023), con trai ông là họa sĩ Văn Thao đã chia sẻ với phóng viên Lao Động những câu chuyện xúc động, những hình ảnh ông vẫn lưu giữ đầy trân trọng, và cả nỗi nhớ cha mỗi khi nghe Quốc ca.