Thúc đẩy các động lực để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%

VƯƠNG TRẦN |

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 với 15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được đặt ra là 6-6,5%. Các chuyên gia cho rằng, cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng như đầu tư, tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP như Nghị quyết đã đề ra.

Động lực tăng trưởng kinh tế năm 2024

Nghị quyết nêu rõ mục tiêu tổng quát là tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Một số ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu này là khá cao. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, chỉ tiêu tăng trưởng GDP được xây dựng trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Việc đặt chỉ tiêu ở mức cao thể hiện quyết tâm của Chính phủ, phấn đấu đạt được con số đề ra.

Trao đổi với Lao Động, GS.TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội - cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5%, Việt Nam cần phải nỗ lực rất cao. Theo dự báo, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới còn hiện hữu, tiếp tục tác động lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của nước ta. Vì vậy, trong năm 2024, các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu cần tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

“Cần rất quyết liệt giải quyết những nút thắt về thể chế để khơi thông nguồn lực thì mới có thể nắm bắt nhanh những cơ hội mới. Đồng thời phải tiếp tục tăng thêm các chính sách mới, tiếp tục hỗ trợ khu vực doanh nghiệp và tiêu dùng” - GS.TS Hoàng Văn Cường nói.

GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, ngoài các giải pháp Chính phủ đã đề ra, cần thực hiện linh hoạt các giải pháp tài khóa, tiếp tục thực hiện giảm thuế, phí để giảm bớt chi phí cho nền kinh tế.

Đối với chính sách tài chính, tài khóa, ngân sách, GS.TS Hoàng Văn Cường cho hay, cần tiếp tục giữ được ngân sách một cách ổn định. Ngoài ra, đầu tư công đến lúc phải thay đổi.

Tiếp tục giảm thuế, phí, cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, thông thoáng

Cùng trao đổi, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH Lạng Sơn) nhấn mạnh một số giải pháp như: Tăng cầu trong nước, phát triển thị trường nội địa, tiếp tục giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng cho người dân, doanh nghiệp.

Đại biểu đoàn Lạng Sơn cho rằng, cần tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đến đổi mới sáng tạo đồng thời tăng cường liên kết vùng.

Ông Huỳnh Phước Nghĩa - Phó Viện trưởng Viện Đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh - cho rằng: “Thách thức vẫn còn, năm 2024 chúng tôi gọi là năm định hình mô hình tăng trưởng mới, tư duy mô hình từ ngành công nghiệp cho đến những lĩnh vực lớn”.

Tăng năng suất lao động là con đường để đưa kinh tế phát triển nhanh, bền vững

Theo Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh), các chuyên gia kinh tế đánh giá, năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam năm 2020 đạt 20,4 nghìn USD, chỉ bằng 11,4% mức NSLĐ của Singapore.

Điều này phản ánh kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức rất lớn để có thể bắt kịp NSLĐ của các nước trong khu vực. Vì vậy, cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ phát triển tiên tiến của các nước.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Tin tưởng vào mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%

NHÓM PV |

Chiều 9.11, với 447/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Trong đó, Quốc hội xác định mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 4.700-4.730 USD.

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là phù hợp, thậm chí có thể vượt

Đức Mạnh |

Giới chuyên gia đánh giá mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là khá phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế. Con số này thậm chí có thể đạt 6,7% nếu các chỉ số vĩ mô tích cực và chính sách tiền tệ không đảo chiều.

Chốt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%, cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Quốc hội thống nhất đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6-6,5%; yêu cầu triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024.

Nỗ lực đạt tăng trưởng GDP trên 5%, tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch năm 2024.

Chuyên gia quốc tế kỳ vọng tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt mục tiêu

Đức Mạnh |

Xuất khẩu và sản xuất phục hồi sẽ tạo đà giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 tăng trưởng tích cực.

Phấn đấu tăng trưởng GDP 2023 trên 5%, lạm phát dưới 4%

NHÓM PV |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, lạm phát khoảng 3,5-4%.

1.600 hộ dân nguy cơ bị cúp nước vì công ty cấp nước không biết tiền trong tài khoản đi đâu mất!

THANH TUẤN |

Công ty nước trây ỳ, kéo dài thời gian nộp thuế, buộc Cục thuế tỉnh Gia Lai phải thực hiện theo pháp luật về thi hành biện pháp cưỡng chế. Thay vì báo cáo trung thực, khách quan sự việc lên Huyện uỷ, UBND huyện Chư Sê thì lãnh đạo công ty lại cho rằng “không biết tiền trong tài khoản đi đâu mất”!.

Chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Ngày 14.11, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM cho hay vừa cứu sống nam bệnh nhân L.T.T (30 tuổi) bị đâm thủng tim bằng vật sắc nhọn do mâu thuẫn cá nhân. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc trụy mạch đe dọa tử vong với tỉ lệ cứu sống khoảng 10%.

Tin tưởng vào mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%

NHÓM PV |

Chiều 9.11, với 447/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Trong đó, Quốc hội xác định mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 4.700-4.730 USD.

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là phù hợp, thậm chí có thể vượt

Đức Mạnh |

Giới chuyên gia đánh giá mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là khá phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế. Con số này thậm chí có thể đạt 6,7% nếu các chỉ số vĩ mô tích cực và chính sách tiền tệ không đảo chiều.

Chốt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5%, cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Quốc hội thống nhất đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6-6,5%; yêu cầu triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024.

Nỗ lực đạt tăng trưởng GDP trên 5%, tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch năm 2024.

Chuyên gia quốc tế kỳ vọng tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt mục tiêu

Đức Mạnh |

Xuất khẩu và sản xuất phục hồi sẽ tạo đà giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 tăng trưởng tích cực.

Phấn đấu tăng trưởng GDP 2023 trên 5%, lạm phát dưới 4%

NHÓM PV |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, lạm phát khoảng 3,5-4%.