Đất thiêng

NGUYỄN HUY SÚC |

Trên đường đi bình Chiêm vua Lý Thái Tông đã dừng chân tại trang Đường Bột (nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa), để hội quân và tuyển lính. Ngày ấy, cương vực nước ta, phía nam chỉ đến Đèo Ngang, thuộc địa giới Hoan Châu (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay), vì vậy mà Thanh Hóa được triều đình chọn là nơi hội tụ của các cánh quân thủy, bộ.

1. Thủ phủ của Thanh Hóa hồi đó ở Duy Tinh (địa phận xã Văn Lộc, Hậu Lộc bây giờ), cách cửa biển Y Bích không xa. Sau Vân Đồn, Y Bích là một trong những thương cảng lớn, là chốn phồn hoa đô thị, là đầu mối giao thương và kết nối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền; nằm trên trục đường biển từ Vân Nam - Trung Hoa qua biển Đại Cồ Việt để xuống các nước Đông Nam Á. Phiên thuyền của Đại Cồ Việt cùng du thuyền hải ngoại tụ tập ở đây, họp chợ ngay trên sóng nước.

Lúc này, quân đội Đại Cồ Việt đã đạt đến trình độ tổ chức khá cao. Thân quân là lực lượng thường trực chuyên nghiệp bao gồm quân cấm vệ của triều đình và quân vương hầu của các hoàng tử, thân vương, đại thần ở các lộ, phủ, châu. Phiên chế thành các quân, vệ, bao gồm các binh chủng: Thủy binh, kỵ binh, tượng binh. Trang bị vũ khí là giáo mác, cung, nỏ, khiên, mộc... Ngoài ra, với chính sách “ngụ binh ư nông”, khi cần Triều đình còn điều động hàng vạn hương binh ở khắp các làng quê.

Năm 1028, Lý Thái Tổ băng hà, Thái tử Lý Phật Mã trải qua sự vụ dẹp tam vương để lên ngôi vị Hoàng đế, theo di huấn của vua cha. Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tông đổi niên hiệu thành Thiên Thành. Năm Thiên Thành thứ hai - năm 1029 - vua  xuống chiếu đổi Ái Châu thành Thanh Hóa phủ.

Lý Thái Tông lên làm vua đã hơn 16 năm mà nước láng giềng Chiêm Thành không chịu thông sứ lại còn hay quấy nhiễu, giết người, cướp của làm dân chúng lao đao, nên năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ nhất (1044) vua Lý Thái Tông phải thân chinh cầm quân đi bình Chiêm. Khi xuất quân ở Thăng Long, vua Lý cử Đô thống thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu (quê xã Hoằng Sơn, Hoằng Hóa) làm tướng tiên phong. Trước khi xuất quân, đặc biệt lại là nhà vua thân chinh ra chiến trận, tướng tá quần thần trải qua nhiều cuộc nghị bàn chuẩn bị cho chiến sự, trong đó có việc cử một bộ phận tiền trạm tìm hiểu kỹ càng nơi dự định sẽ đóng hành cung cho vua dừng chân tại Thanh Hóa để hội các cánh quân thủy, bộ và huy động thêm sương quân. Điểm dừng chân được chọn là trang Đường Bột, nơi có đường Thiên Lý chạy qua, ở phía Bắc; có con sông Mã uốn lượn như ôm lấy bờ phía Nam và phía Tây; mạn Đông - Bắc không xa sông Ngu (một nhánh lớn của sông Mã) chảy thẳng ra biển qua cửa Y Bích.

Hành cung được đóng trên một gò đất cao phía đông Đường Bột trang nên gò đất ấy mới có tên Đông Cung. Để bảo vệ cho hành cung, những đơn vị kỵ binh của triều đình được đóng thành hai phòng tuyến, trên các gò đất cao, dân bản trang thương gọi là cồn, nên các cồn đất này về sau đều được gắn thêm chữ “mã”.

- Vòng ngoài: Cồn Mã Chuối, cồn Mã Dứa, cồn Mã Mông, cồn Mã Loa; phía tây là gò đất cao nổi lên trên các ruộng lúa ngay mép nước sông Mã: cồn Mã Hữu. Có lẽ gò đất này bên tay phải của viên tướng đi tiền trạm dựng phòng tuyến bảo vệ hành cung nên được gọi là cồn Mã Hữu, khi ông đứng nhìn về phía tiền tiêu - phía Nam chăng? Vì không có mồ mả nên sau này, những năm thực hiện “phong trào tất đất tấc vàng” các cồn Mã Chuối, cồn Mã Dứa, cồn Mã Hữu đã được san bằng lấy đất cấy lúa.

- Vòng trong: Cồn Mã Xuyến (một phần là đất trường Tố Như hiện nay), cồn Mã Hàng (phố cổ Đình Nam ngày nay) là vòng sát với hành cung, có cồn Mộc Bài (vị trí Bưu điện ngày nay) là nơi soát thẻ của các quan trước khi được vào hành cung yết kiến Triều Đình (những năm về sau này, vua Lý Thái Tông ra sắc lệnh gọi vua là triều đình) và các cận thần.

Các địa danh Mã  Mã Chuối, Mã Mông, Mã Loa, Mã Hữu, Mã Xuyến, Mã Hàng là vị trí các đơn vị kỵ binh của quân đội nhà Lý đóng để bảo vệ hành cung phía Đông Đường Bột trang, nơi Triều Đình nghỉ lại làng để điều động thêm sương quân, đồng thời hội các cánh quân thủy bộ tiến ra trận tiền bằng đường biển và đường bộ chứ không phải tên các nghĩa địa như ngày nay. Đành rằng về sau, kéo dài cho đến ngày nay, một số trong các địa danh này được làm nghĩa trang hung táng hoặc cát táng cho cho một bộ phận dân cư các xã Hoằng Lộc, Hoằng Thành, Hoằng Đại.

2. Đêm ở Đông Cung, vua Lý ngả lưng trên sập ngọc, Ngài đã mơ thấy ba vị thần cưỡi trên ba đám mây hồng hình tòa sen bay xuống mách cho vua ở Đường Bột trang có vị tướng tài chỉ huy đội hương binh thiện xạ trên lưng ngựa. Sáng hôm sau Triều Đình ra lệnh điều binh. Nguyễn Tuyên cùng đội quân tinh nhuệ trên lưng ngựa thuộc bốn dòng họ Nguyễn, Lê, Bùi, Nguyễn của bản trang vào ứng đáp. Thấy Nguyễn Tuyên khôi ngô tuấn tú, văn giỏi, võ tinh nên Triều Đình giao cho Nguyễn Tuyên cầm đầu một cánh quân. Sau khi chỉnh đốn lại binh mã, quân ta xông ra trận tiền đánh cho quân Chiêm thất điên bát đảo. Quân ta toàn thắng, thu lại lãnh thổ và dân chúng trở lại cuộc sống thanh bình.

Trên đường hồi triều, về đến trang Đường bột vua Lý lệnh cho hạ trại để tạ ơn và phong thần cho ba vị thần đã mách cho Ngài tuyển được Nguyễn Tuyên và âm phù cho quân Đại Cồ Việt đại thắng giặc Chiêm. Vua sức cho dân Đường Bột trang lập miếu thờ ba vị Thiên Thần, đó là miếu Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam. Vua Lý lại phong cho Nguyễn Tuyên cấp hàm Đại tướng và truyền lệnh cho đại tướng Nguyễn Tuyên hồi cung cùng Triều Đình. Nhưng đoàn quân mới đi đến khu đất gọi là Long Đầu của bản trang thì trời nổi giông gió to, mưa như trút nước. Con chiến mã của Đại tướng Nguyễn Tuyên khụy xuống, Nguyễn Tuyên cùng con chiến mã hóa về trời. Vua Lý  thương xót, ban sắc chỉ cho dân trang Đường Bột lập miếu thờ Đại tướng Nguyễn Tuyên tại nơi Ngài hóa, thượng sàng hạ mộ. Đó là miếu Đệ Tứ. Triều Đình xếp đại tướng Nguyễn Tuyên vào hạng công thần của vương triều, sắc phong là: “ĐƯƠNG CẢNH THÀNH HOÀNG, THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN ĐẠI VƯƠNG” và ban sắc thưởng cho trang Đường Bột bốn chữ là “ĐỊA LINH NHÂN KIỆT”.

Ghi nhớ công ơn Đại tướng Nguyễn Tuyên, về sau các triều đại Lê, Nguyễn đã 23 lần truy tặng sắc phong. Dân Đường Bột xây thêm Bảng Môn Đình làm tiền đường cho miếu thờ Ngài.

3. Năm trăm năm sau. trang Đường Bột đổi tên là trang Bột Đà, hình thành nên hai làng là Bột Thượng và Bột Thái (còn gọi là Lưỡng Bột), có ông Bùi Khắc Nhất, đỗ Hương Cống năm Giáp Tý (1564), đỗ Đệ nhất giáp Chế khoa cập đệ Đệ nhị danh (tức Bảng Nhãn), năm Ất Sửu (1565). Khi ở tuổi 33.   Bùi Khắc Nhất làm quan 44 năm, giữ chức Thượng thư tại 6 bộ, trải qua 3 triều Lê, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ở cương vị nào, Bùi Khắc Nhất cũng giải quyết công việc trọn vẹn. Bùi Khắc Nhất quy tiên tại triều, năm 1609, hưởng thọ 77 tuổi.

Do có nhiều công lớn, sau khi mất, Bùi Khắc Nhất vẫn được các triều đại sau phong tặng: Năm 1610 được phong Thái bảo tước Văn Phú hầu; năm 1629 được phong Phú Quận công; năm Cảnh Hưng 43 (1782) được phong “THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN TUY DỤ HÙNG LƯỢC ĐẠI VƯƠNG”; năm đầu niên hiệu Gia Long, triều Nguyễn (1802), được xếp bậc nhì công thần Trung hưng.

Ngay từ lúc đang tại quan, do có nhiều công lao đối với đất nước và quê hương, cụ Bùi Khắc Nhất được nhân dân Lưỡng Bột bầu làm quan tôn trưởng và quyết định sau này phối tế ở phúc đình.

Có một điểm chung là hai Ngài Thành hoàng làng của Lưỡng Bột ta đều là tuổi Tỵ, cầm tinh con rắn. Nguyễn Tuyên sinh năm Đinh Tỵ (1017), Bùi Khắc Nhất sinh năm Quý Tỵ (1533), đều là nhân thần, đều được thờ ở miếu Đệ Tứ. Cụ Bùi Khắc Nhất còn được con cháu thờ tại nhà thờ họ Bùi, miếu Đệ Ngũ. Cách đây hơn 20 năm, tại nhà thờ Thượng thư, Quận công Bùi Khắc Nhất có một hiện tượng đặc biệt, đó là vào một buổi trưa, một người con trai trong họ đi ngang qua nhà thờ Cụ Thượng, anh ta thấy có một con rắn, liền lấy gậy đập rắn, tức thì hàng trăm con rắn xuất hiện quấn trên các hàng cây quanh nhà thờ; không cắn ai nhưng lấy gậy xua rắn không đi, sau phải mời đến ông từ, ông cầm theo một đoạn thừng nứa và thắp hương khấn, hàng trăm con rắn biến nhanh như khi xuất hiện!.. Việc hàng trăm con rắn xuất hiện và biến đi nhanh được nhiều người trong và ngoài dòng tộc mục sở thị, nảo phải chuyện hư cấu để truyền miệng! Có người cho rằng đó là gặp ngày hội rắn đã xảy ra ở nhiều nơi. Nhưng nhiều người không đồng tình với giải thích này, cộng thêm những hiện tượng lạ các gia đình quanh nhà thờ cụ Thượng Bùi quan sát được trong những đêm trăng sáng càng làm nhà thờ cụ Thượng Bùi linh thiêng. Nhiều người trong làng, ngoài tỉnh ốm đau, cùng quẫn đến để cầu mát, giữ niềm tin cho người bệnh qua khỏi; có gia đình từ Hà Nội, từ Hải Dương, TP.Thanh Hóa về cung tiến cả trăm triệu VNĐ để tu bổ nhà thờ và đúc chuông đại, chuông tiểu...

Hiện miếu Đệ Tứ, Bảng Môn đình và nhà thờ Cụ Thượng Bùi đều là di tích lịch sử văn hóa. Đó là chính sử.

4. Một câu chuyện được đề cập tới khi Lưỡng Bột có thêm thành hoàng làng Bùi Khắc Nhất. Vấn đề đặt ra là phải kỵ húy cho Ngài nên dân làng đề nghị đổi tên miếu Đệ Nhất thành miếu Đệ Ất, được cho là đặt theo thiên can địa chi từ đó. Miếu Đệ Ất xưa kia tọa lạc ở vị trí của Trường mầm non Hoằng Lộc hiện nay.

Có một thời chúng ta quan niệm về văn hóa tâm linh còn ấu trĩ. Không chỉ ở Hoằng Lộc mà nhiều làng trong nước đã đập phá các đền đài miếu mạo, thành quả của công sức và trí tuệ nhân dân lao động xây dựng nên, cho đó là tàn dư của chế độ phong kiến. Hiện tại các miếu Đệ Ất, Đệ Nhị, Đệ Tam, chùa Thiên Vương, Hiền từ của làng Bột Thượng, Bột Thái, các đền Cầu Phúc không còn nữa... Thật là đáng tiếc!

Nhưng dù sao thì các địa danh Đông Cung, Mộc Bài, Mã Xuyến, Mã Hàng, Mã Chuối, Mã Dứa, Mã Mông, Mã Hữu cùng hai Ngài Thành Hoàng làng nêu trên đã nói lên trang Đường Bột xưa, nay là xã Hoằng Lộc, có giá trị chiến lược trong lịch sử dựng nước và giữ nước từ cả ngàn năm nay. Là Đất Thiêng đã nghìn năm!

NGUYỄN HUY SÚC
TIN LIÊN QUAN

Tướng Nguyễn Sơn và cuộc Vạn lý trường chinh 7.200 ngày trên đất Trung Quốc

Hà Thu (Nguyên Trưởng CQTT TTXVN tại Bắc Kinh nhiệm kỳ 2013 - 2016) |

Nhắc đến Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn - Hồng Thủy (1908-1956) giới nghiên cứu lịch sử đã tốn không ít giấy mực để lý giải về một hiện tượng lạ và độc đáo trong lịch sử quân sự của Việt Nam - Trung Quốc và Thế giới. Thế nhưng, ít người biết rằng, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh tụ Hồ Chí Minh cử tham gia giúp phong trào Cộng sản Trung Quốc, đã gần 100 năm trôi qua, những dấu tích về quãng đời hoạt động cách mạng cũng được ví như “vạn lý trường chinh” của Lưỡng quốc Tướng quân vẫn còn in đậm, còn những dấu chứng mà nhân dân Trung Quốc vẫn tôn thờ, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân Trung Hoa đại lục hôm nay.

Gốc gác ngày Tết Trùng cửu trong văn hóa Việt

Bài và ảnh MINH THI |

Ngày tết Trùng cửu là ngày Thái Dương, khi trời đất kết thúc một vòng tuần hoàn âm dương tiêu trưởng, để lên một nấc thang mới, đăng cao đắc đạo thành tiên, mang lại mùa màng và phúc ấm cho nhân gian.

Lệnh bài của Tần Vương trên đất Việt

Bài và ảnh Minh Thi |

Theo quan niệm lâu nay, vào khoảng năm 217 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất lục quốc mới phát 50 vạn quân đánh chiếm Lĩnh Nam, đặt ra các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng quận. Chữ viết theo lối tượng hình của văn hóa Trung Hoa từ đó mới được truyền vào đất Việt... Tuy nhiên, những khám phá gần đây lại cho thấy những thông tin hoàn toàn khác về thời điểm có mặt của nhà Tần, cũng như sự xuất hiện của chữ viết sớm ở miền đất Bắc Việt ngày nay.

Những cuộc chiến mở sử trong thời đại Hùng Vương

Bài và ảnh MINH THI |

Thời đại Hùng Vương trên mảnh đất Việt ngày nay kéo dài khoảng 3.000 năm với các nấc thang phát triển chế độ xã hội ngày càng tiến bộ. Không phải triều đại Hùng Vương nào cũng bắt đầu bởi chiến tranh giành giật quyền thống lĩnh thiên hạ, nhưng phần lớn những bước tiến trên nấc thang lịch sử Việt thời dựng nước đều là kết quả của những cuộc chiến "cách cổ đỉnh tân", phá bỏ đi triều đại cũ để xây nên nền móng cho một triều đại mới.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Tướng Nguyễn Sơn và cuộc Vạn lý trường chinh 7.200 ngày trên đất Trung Quốc

Hà Thu (Nguyên Trưởng CQTT TTXVN tại Bắc Kinh nhiệm kỳ 2013 - 2016) |

Nhắc đến Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn - Hồng Thủy (1908-1956) giới nghiên cứu lịch sử đã tốn không ít giấy mực để lý giải về một hiện tượng lạ và độc đáo trong lịch sử quân sự của Việt Nam - Trung Quốc và Thế giới. Thế nhưng, ít người biết rằng, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh tụ Hồ Chí Minh cử tham gia giúp phong trào Cộng sản Trung Quốc, đã gần 100 năm trôi qua, những dấu tích về quãng đời hoạt động cách mạng cũng được ví như “vạn lý trường chinh” của Lưỡng quốc Tướng quân vẫn còn in đậm, còn những dấu chứng mà nhân dân Trung Quốc vẫn tôn thờ, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân Trung Hoa đại lục hôm nay.

Gốc gác ngày Tết Trùng cửu trong văn hóa Việt

Bài và ảnh MINH THI |

Ngày tết Trùng cửu là ngày Thái Dương, khi trời đất kết thúc một vòng tuần hoàn âm dương tiêu trưởng, để lên một nấc thang mới, đăng cao đắc đạo thành tiên, mang lại mùa màng và phúc ấm cho nhân gian.

Lệnh bài của Tần Vương trên đất Việt

Bài và ảnh Minh Thi |

Theo quan niệm lâu nay, vào khoảng năm 217 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất lục quốc mới phát 50 vạn quân đánh chiếm Lĩnh Nam, đặt ra các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng quận. Chữ viết theo lối tượng hình của văn hóa Trung Hoa từ đó mới được truyền vào đất Việt... Tuy nhiên, những khám phá gần đây lại cho thấy những thông tin hoàn toàn khác về thời điểm có mặt của nhà Tần, cũng như sự xuất hiện của chữ viết sớm ở miền đất Bắc Việt ngày nay.

Những cuộc chiến mở sử trong thời đại Hùng Vương

Bài và ảnh MINH THI |

Thời đại Hùng Vương trên mảnh đất Việt ngày nay kéo dài khoảng 3.000 năm với các nấc thang phát triển chế độ xã hội ngày càng tiến bộ. Không phải triều đại Hùng Vương nào cũng bắt đầu bởi chiến tranh giành giật quyền thống lĩnh thiên hạ, nhưng phần lớn những bước tiến trên nấc thang lịch sử Việt thời dựng nước đều là kết quả của những cuộc chiến "cách cổ đỉnh tân", phá bỏ đi triều đại cũ để xây nên nền móng cho một triều đại mới.