Chiếc bánh chưng cố kết dân tộc Việt Nam

HẢI AN |

Tháng Ba, tâm hồn người Việt lại hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, nơi có cột đá thề và ngôi đền Thượng thờ 18 Vua Hùng - những bậc quốc tổ của dân tộc Việt Nam máu đỏ da vàng. “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”, thế nên ngày này, người Việt ở khắp nơi lại thành kính gói bánh chưng, giã bánh dày để dâng lên bàn thờ Quốc tổ và nối tiếp mạch nguồn đã chảy nghìn năm.

Chiếc bánh của Lang Liêu

Người Việt thường chỉ gói bánh chưng vào 2 dịp lễ Tết quan trọng nhất trong năm là Tết Nguyên đán vào ngày mùng Một tháng Giêng và giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng Mười tháng Ba. Những chiếc bánh chưng vuông vức, với các đường lạt dọc ngang liền lạc, nghiêm cẩn để giữ vững nhân tâm và lề thói của người Việt.

Tấm bánh chưng để cúng trời đất, tổ tiên vào ngày năm cũ chuyển giao sang năm mới trong sự đoàn tụ, sum vầy của toàn thể gia đình. Tấm bánh chưng để dâng lên Quốc tổ trong ngày toàn thể người Việt nhất tâm dâng lòng thành kính về nơi đã khơi mạch nguồn Văn Lang - Âu Lạc.

Chẳng ai không đến sự tích hoàng tử Lang Liêu đã được thần nhân báo mộng chỉ dẫn cách gói bánh chưng, giã bánh dày để làm nên hai thứ bánh ngon dâng cha là Vua Hùng đời thứ 6, nhờ đó được vua cha truyền ngôi để trở thành Vua Hùng đời thứ 7.

Hai thứ bánh của Lang Liêu cũng trở thành thứ bánh ước định của con người với tổ tiên, đất trời kể từ đó. Hễ đón Tết hay làm giỗ các Vua Hùng, phải dùng bánh chưng và bánh dày làm lễ vật thượng phẩm không thể thiếu. Hai thứ bánh một vuông vức, xanh ngắt, một tròn trịa, dẻo thơm đó tượng trưng cho những giá trị nhị nguyên Đất - Trời, Càn - Khôn, Âm - Dương để kiến tạo nên vạn vật biến hoá khôn cùng.

Tấm bánh chưng của Lang Liêu tượng trưng cho đất thế nên hình tướng vuông vắn như chữ Điền (ruộng), được cương toả bằng 4 sợi dây lạt giang mềm mại nhưng chặt chẽ hình chữ Tỉnh tạo thành 9 hình vuông, giống như phương thức quy hoạch ruộng lúa truyền thống.

Hình dáng đã mang đậm dấu ấn của ruộng và đất, vậy nên thành phần nguyên liệu cũng in đậm phong vị của nông nghiệp. Gạo nếp chính là hồn cốt của bánh chưng và bánh dày, bởi không có gạo nếp thì sẽ không thể làm bánh hoặc thay thế bằng một loại gạo hay ngũ cốc nào khác.

Hạt gạo nếp cũng chính là thứ tài sản quý giá nhất Lang Liêu - hình ảnh phóng đại của người nông dân Việt Nam - có được sau một vụ mùa “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” đầy vất vả và mệt nhọc.

Chính vì thế, hạt nếp đó đã thấm đẫm giá trị lao động và tấm lòng chân thành của con người, xứng đáng để trở thành nguyên liệu chính gói bánh chưng. Một đặc tính cơ bản khác của gạo nếp là có độ dẻo hơn toàn bộ các loại ngũ cốc mà Lang Liêu biết nên ngài mới chọn nếp để phục vụ ẩn ý lớn lao của mình.

Trên mặt đất của Lang Liêu - tấm bánh chưng đó - có đầy đủ một hệ sinh thái nông nghiệp. Những loài gia súc gần gũi với người nông dân được hoá thân trong miếng thịt lợn ba chỉ nguyên vẹn bì - mỡ - nạc, tượng trưng cho cái thủ lợn luộc trong mâm cỗ cúng thái lao ở đình làng.

Miếng thái lao đó sẽ được bao bọc bằng hạt xanh mọc trên đồng cao đã được xát vỏ, đồ chín và nghiền mịn; được tạo sự mặn mà bằng những giọt nước mắm chắt lọc từ thân xác những loài thuỷ hải sản; được gia tăng hương vị bằng thứ hạt tiêu đất đồi bán sơn địa và tượng bao bọc, truyền sắc bằng chiếc lá dong mọc trong rừng.

Có thể thấy sự đa dạng về phương thức canh tác, gieo trồng, chăn nuôi, thu hái trong chiếc bánh chưng được thể hiện qua những nguyên liệu được chọn để gói bánh và tạo ra một hương vị ngon lành, độc đáo, khác hẳn mọi thứ bánh khác. Để cố kết tất cả điểm dị biệt và tạo ra một giá trị tương đồng, Lang Liêu đã chọn tính dẻo của hạt gạo nếp để kết dính.

Trải qua một cơn binh lửa triền miên, ngâm mình trong nồi nước luộc luôn sôi sùng sục, tất cả những nguyên liệu trong chiếc bánh chưng dần biến đổi đặc tính lý hoá, hoà quyện và trao đổi mọi hương thơm và mùi vị với nhau. Những hạt gạo nếp rời rạc giờ đã chín dẻo, tạo thành lớp áo bao bọc lấy béo ngậy và thơm tho vô cùng.

Ngẫm ra, ngài Lang Liêu đã chỉ dạy cho người Việt biết rằng, quá trình luộc bánh chưng là quá trình dùng ngọn lửa khắc nghiệt, đau đớn để con người có thể tìm thấy giá trị tốt đẹp nhất của mình, và khi đó, con người mới có được thứ lễ vật quý giá nhất để dâng lên cho những bậc tối linh.

Và hành trình đau khổ qua nước sôi, lửa bỏng cũng sẽ giúp cho tất cả cùng gắn bó trong một định mệnh, một số phận, một nhận dạng: Bánh chưng của người Việt Nam. Hành trình đó phải đủ đầy nếu không bánh chưng sẽ bị sống sượng, sẽ bị lại gạo hoặc không đủ độ dẻo rền.

Chiếc bánh của sự hoà hợp, thống nhất

Bản chất của bánh chưng là gom nhiều giá trị đơn lẻ thành một giá trị lớn lao thế nên vô hình chung, chiếc bánh chưng đã trở thành biểu tượng đoàn kết nhân tâm của người Việt.

Bánh chưng được gói để gia đình sum vầy ăn Tết Nguyên đán. Bánh chưng được gói để nói lên thông điệp: Tôi là người Việt Nam, là con cháu của 18 Vua Hùng trong ngày giỗ Tổ 10.3.

Khái niệm Quốc tổ Hùng Vương là tổ của người Việt giờ đã phát triển thành tổ của mọi dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam hay của mọi người Việt đang sống trên hành tinh Trái đất.

Đó không còn là một vị tổ tiên theo ý nghĩa nhân chủng học mà đã trở thành một Totem của người Việt Nam, cho dù đó là người dân tộc Kinh, H’mông, Thái, Mường, Tày, Nùng, Dao, Chăm, Khơ Me, Ba Na, Jarai; cho dù đó là người sống ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Lạng Sơn hay ở Mỹ, Canada, Australia, Pháp...

Những con người đó bất kể chủng tộc, tầng lớp xã hội, ý thức chính trị, tư tưởng tôn giáo, xu hướng sống... đều là người Việt Nam và tự hào về một đất nước, một quốc gia có tổ tông, có nền văn hiến, có lịch sử dựng nước, mở nước và giữ nước hào hùng.

Kì diệu thay, bánh chưng lại chính là biểu tượng của Totem Hùng Vương trong việc cố kết nhân tâm của người Việt. Vào ngày giỗ Tổ, không chỉ những người Việt đang thành kính trèo từng bậc để lên đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh ở thôn Cổ Tích để dâng mâm bánh chưng lên trước ngai vị của 18 Vua Hùng mà người Việt ở muôn nơi đã đồng loạt dâng bánh chưng trong ngày giỗ Tổ.

Những chiếc bánh chưng được dâng lên bàn thờ trong gia đình, ở đình làng, ở những ngôi đền thờ Quốc Tổ được dựng lên khắp trong Bắc ngoài Nam, từ đồng bằng châu thổ đến vùng rừng núi hải đảo, từ Hà Nội đến Paris, California, Toronto, Melbourne, Moscow, Praha, Berlin...

Không ai bảo ai nhưng tất cả đều lan truyền một hành vi bản năng: gói bánh chưng và dâng bánh chưng trước anh linh của 18 Vua Hùng. Hành vi đó đã được tạo dựng bằng niềm tự hào về dân tộc và về đất nước thông qua hình ảnh chiếc bánh chưng và Hùng Vương.

Bánh chưng là biểu tượng của sự đoàn kết, thống nhất. Đó là biểu tượng của Đất, của Đất nước, của Tổ Quốc. Đối với đất nước và người dân Việt Nam, không có gì thiêng liêng hơn sự toàn vẹn lãnh thổ, không gì cao hơn sơn hà xã tắc, và không gì quý hơn độc lập tự do.

Khi gói chiếc bánh chưng đầu tiên, có lẽ ngài Lang Liêu sẽ không nghĩ đến sự cố kết lớn lao của nó. Thế nhưng, đó là một giá trị mà ngài đã được thần nhân báo trong giấc mộng và chiếc bánh chưng đã hình thành và giúp Lang Liêu có được ngôi báu và giang sơn.

Theo một cách liên tưởng siêu hình nào đó, chính bậc thần nhân đã chỉ dạy cho ngài Lang Liêu tạo ra một chiếc bánh tượng trưng cho người Việt và đất nước Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, với tất cả những đầu mối cần được ràng buộc chặt chẽ với nhau, bất chấp những gì đã xảy ra và những gì sẽ diễn ra.

Chính vì thế, khi chúng ta dâng bánh chưng lên cúng dường, chúng ta đã xác định mình là người Việt Nam và tham dự vào cuộc thề minh của Thục Phán An Dương Vương: “Nguyện có trời cao lồng lộng soi xét, chẳng dám sai lời. Nước Nam trường tồn lưu ở miếu Hùng Vương. Ví bằng vua sau nối nghiệp trái ước phai thề sẽ bị trăng vùi gió dập, trời đất cùng tru diệt”.

HẢI AN
TIN LIÊN QUAN

Những chiếc bánh chưng Tết nghĩa tình sau cánh cổng trại giam

Khánh Linh |

Sơn La - Những chiếc bánh chưng vuông vắn, tròn đầy đã được các phạm nhân gói ghém, luộc chín và phát cho người đang cùng chấp hành án tại trại giam Yên Hạ những ngày cận Tết.

Câu chuyện gói bánh chưng ăn Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Câu chuyện gói bánh chưng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm dịp Tết. Mỗi vùng miền, địa phương lại có những cách làm bánh chưng khác nhau.

Sắc màu bánh chưng Tết vùng cao

Nhóm PV |

Tuyên Quang - Giống người dân cả nước, bánh chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu đối với người vùng cao trong dịp Tết cổ truyền. Những tấm bánh chưng đầy màu sắc của thiên nhiên như một cách để đồng bào làm phong phú hơn bề dày truyền thống văn hoá của dân tộc mình.

Loay hoay tìm phương án xử lý phố đi bộ "chết yểu" tại thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau hơn 5 năm đưa vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình rơi vào tình trạng hoang tàn, "chết yểu" vì không có khách, các hoạt động ở đây cũng dừng hoạt động. Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá khả năng hoạt động, hiệu quả và đề xuất phương án xử lý đối với tuyến phố đi bộ này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiêm phụ trách Bệnh viện Việt Đức

Thùy Linh |

Từ ngày 1.5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm phụ trách, điều hành Bệnh viện Việt Đức.

Tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 32C, 4 người thương vong

Tô Công |

Phú Thọ - Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa xảy ra trên tuyến Quốc lộ 32C, đoạn qua huyện Cẩm Khê khiến 2 người tử vong, 2 người bị thương.

Đặc sản 'lục bửu' từ trai lấy ngọc ít người biết ở Phú Quốc

Lục Tùng |

Nhiều người bị mê hoặc bởi vẻ của ngọc trai Phú Quốc, nhưng không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức món ăn từ thịt trai sau khi khai thác ngọc.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Những đóa hoa khô

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Chủ nhật, xóm trọ buồn quá. Vài cặp vợ chồng đã đèo nhau về quê thăm bố mẹ già, con nhỏ. Những người chưa có gia đình thì chui tọt vào phòng, đóng kín cửa ngủ cho đã đời, bù lại cả tuần đi làm không có thời gian ngẩng mặt. Vài gã đàn ông sau khi chui ra khỏi phòng liền ới nhau ra quán nước chè ngay đầu ngõ. Liên nguýt chồng: "Liệu hồn. Lại ra đó mà đề đóm"...

Truyện ngắn tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài Công nhân, Công đoàn của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.


Những chiếc bánh chưng Tết nghĩa tình sau cánh cổng trại giam

Khánh Linh |

Sơn La - Những chiếc bánh chưng vuông vắn, tròn đầy đã được các phạm nhân gói ghém, luộc chín và phát cho người đang cùng chấp hành án tại trại giam Yên Hạ những ngày cận Tết.

Câu chuyện gói bánh chưng ăn Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Câu chuyện gói bánh chưng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm dịp Tết. Mỗi vùng miền, địa phương lại có những cách làm bánh chưng khác nhau.

Sắc màu bánh chưng Tết vùng cao

Nhóm PV |

Tuyên Quang - Giống người dân cả nước, bánh chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu đối với người vùng cao trong dịp Tết cổ truyền. Những tấm bánh chưng đầy màu sắc của thiên nhiên như một cách để đồng bào làm phong phú hơn bề dày truyền thống văn hoá của dân tộc mình.