“Cuộc chiến” xe điện ở Sầm Sơn (Thanh Hóa):

Tiếp tục dung dưỡng, tiếp tay cho sai phạm?

XUÂN HÙNG |

Dịch vụ xe điện ở TP.Sầm Sơn vào mùa hè được coi là “béo bở”. Vì vậy, “cuộc chiến” tranh suất dịch vụ loại hình vận tải này luôn căng thẳng suốt 3 năm qua. Gần đây, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định giải quyết, nhưng lại nảy sinh những “cuộc chiến” mới.

Dai dẳng 3 năm

Ngày 4.5.2016, Bộ GTVT có văn bản hoả tốc đề nghị “UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa tạm giữ ổn định số lượng 547 phương tiện (thị xã Sầm Sơn 431 xe, Hoằng Hóa 63 xe, Cẩm Thủy 5 xe, Tĩnh Gia 48 xe) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Trước đó, từ năm 2013, hàng loạt văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT, UBND tỉnh về việc thí điểm xe điện 4 bánh cũng trên tinh thần chưa cho phép mở thêm xe điện ở Sầm Sơn.

UBND tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo UBND thị xã (nay là TP.Sầm Sơn) thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT. Từ năm 2013 đến 2017, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành hàng chục văn bản, khẳng định chưa thể tăng số lượng xe điện ở Sầm Sơn, vì 431 xe được cấp phép đang hoạt động đã đáp ứng như cầu vận chuyển khách, phù hợp với hạ tầng giao thông và an toàn giao thông.

Vậy nhưng, một số DN vẫn cố tình vi phạm, dùng chiêu trò cố tình ép lãnh đạo tỉnh hợp thức hoá cho việc đã rồi. Điển hình, Cty TNHH thương binh 27-7 Chiến Thắng (Cty Chiến Thắng, thôn Tiến Lợi, xã Quảng Cư, Sầm Sơn) đã mua 70 xe điện khi chưa được phép.

Theo điều tra của Lao Động, mỗi xe điện trên, Cty Chiến Thắng mua từ Cty TNHH Thương mại, dịch vụ và sản xuất Tùng Lâm (KCN Đại Đồng, Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) nhãn hiệu VNELECTRICCAR với giá 149 triệu đồng/chiếc (chưa thuế). Về Sầm Sơn, những chiếc xe này bán lại cho dân với giá cao hơn rất nhiều, cùng lời đảm bảo sẽ được phép lưu thông ở TP.Sầm Sơn.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ GTVT, UBND tỉnh Thanh Hoá kiên quyết từ chối việc hợp thức hoá cho 70 xe điện trên. Theo ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - nếu không kiên quyết, xử lý khách quan sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN, vì thực tế có nhiều DN đã đăng ký nhưng chưa được phép.

Không đồng ý, ông Nguyễn Văn Chiến - Giám đốc Cty Chiến Thắng - đã lôi kéo một số thương binh lên UBND tỉnh, Sở GTVT và một số cơ quan khác phản đối; tổ chức kéo xe điện ra chắn đường, gây rối. Mặt khác, ông Chiến liên tục lấy danh nghĩa Cty thương binh và thông qua Hiệp hội DN của thương binh và người khuyết tật Việt Nam gửi kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ.

Trong 1 cuộc họp tại UBND tỉnh, ông Lê Ngọc Chiến - Chủ tịch UBND TP. Sầm Sơn - cho rằng, việc Cty Chiến Thắng mua xe điện về bán lại cho dân khi chưa được phép và tổ chức, lôi kéo người lao động phản đối chủ trương là hành động vi phạm pháp luật.

Chưa có hồi kết

Để giải quyết hài hoà, khách quan sự việc, ngày 9.3.2018, UBND tỉnh Thanh Hoá có Quyết định số 06 ban hành quy định tổ chức xe điện ở TP. Sầm Sơn. Theo đó, năm 2018, trên địa bàn TP. Sầm Sơn được phát triển thêm 43 xe ngoài 431 xe hiện có. Số xe điện tăng thêm này được phân bổ cho các DN thuộc Hội DN của thương binh và người khuyết tật tỉnh Thanh Hoá với điều kiện DN phải có đơn gửi UBND tỉnh hoặc UBND TP.Sầm Sơn trước ngày 31.12.2017.

Tại công văn số 193 ngày 16.3, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá cho hay, có 8 DN có đơn xin phát triển xe điện tại Sầm Sơn trước ngày 31.12.2017 trong đó có 2 DN thuộc Hội DN của thương binh và người khuyết tật tỉnh Thanh Hoá là Cty Chiến Thắng và Cty CP thương binh Đồng Đội Thanh Hoá.

Ngay sau khi có quyết định này, ông Nguyễn Văn Tự - Chủ tịch Hội DN của thương binh và người khuyết tật tỉnh Thanh Hoá - đã phân chia cho Cty Chiến Thắng 30 xe và Cty CP thương binh Đồng Đội Thanh Hoá 13 xe.

Dẫu vậy, dù UBND tỉnh chưa có quyết định phê duyệt, nhưng đã nảy sinh nhiều tranh cãi. Ngay khi mới có dự thảo quyết định của UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn Sơn - TGĐ Cty CP thuốc BVTV - phụ gia ximăng 27/7 TP.Thanh Hoá - đã có đơn xin gia nhập Hội DN của thương binh và người khuyết tật tỉnh Thanh Hoá nhưng đã bị từ chối.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Văn Tự - Chủ tịch Hội DN của thương binh và người khuyết tật tỉnh Thanh Hoá - cho rằng, DN của ông Sơn không phải của thương binh nên không thể kết nạp.

Ngược lại, ông Sơn khẳng định, DN của ông hiện có 9 thương binh và 5 thân nhân liệt sĩ, mỗi năm đóng góp trên dưới 2 tỉ đồng tiền thuế. “Ngay từ năm 2010 - 2012, Cty chúng tôi đã nộp đơn xin UBND tỉnh cho phát triển xe điện nhưng tỉnh chưa cho phép. Chúng tôi chấp hành nghiêm chỉnh, quyết tâm chờ đợi. Nhưng nay có phương án mở, lại bỏ rơi chúng tôi là điều quá bất công” - ông Sơn nói.

Ông Sơn khẳng định, ông Tự cố tình không cho DN của ông vào hội nhằm mục đích loại bỏ cơ hội được đầu tư kinh doanh xe điện, hơn nữa, loại bỏ sự quan tâm của Chủ tịch UBND tỉnh đối với DN thương binh, người có công. “Nếu bảo Cty chúng tôi không phải là thương binh, tôi đề nghị thanh tra làm rõ”.

Ông Sơn còn cho rằng, chuyện lạ đời, Cty Chiến Thắng là đơn vị cố tình vi phạm pháp luật, liên tục chống đối chủ trương có hệ thống, giờ lại được phân bổ phát triển thêm 30 xe khi đơn vị này hiện đang có hơn 100 xe lưu hành tại Sầm Sơn, trong khi DN nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương thì bị bỏ rơi.

Rõ ràng, “cuộc chiến” xe điện ở Sầm Sơn vẫn chưa có hồi kết. Các cơ quan chức năng Thanh Hoá cần làm rõ những khúc mắc hiện nay để quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh thực sự công bằng và hài hoà.

XUÂN HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.