Tái khởi động kinh tế: Doanh nghiệp phải tự tìm được chỗ đứng vững chắc

Khánh Vũ |

Khi lệnh giãn cách do dịch bệnh được gỡ bỏ, có thể nói đã đến thời điểm để các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất, kinh doanh để tái khởi động nền kinh tế. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần hàng loạt cơ chế, chính sách hỗ trợ, bao gồm tiếp tục cắt giảm mạnh những điều kiện kinh doanh.

Các doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo để có "chỗ đứng"

Ông Lê Tiến Trường – Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) khi chia sẻ cùng Lao Động đã nêu quan điểm: "Không có Chính phủ nào hỗ trợ được tất cả doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải tự cứu mình. Làm lãnh đạo doanh nghiệp cần phải hiểu đất nước có những nguồn lực gì để vận hành phù hợp. Tương lai là sự tái sắp xếp chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào? Làm sao có chỗ trên chuyến tàu đó? Quan trọng hơn cả chống chọi “nín thở” qua lúc này”.

Dệt may và da giày được đánh giá là hai ngành chịu tác động lớn nhất do dịch COVID-19. Nếu như trước đây, câu chuyện nguyên phụ liệu từ Trung Quốc – nơi khởi phát dịch bệnh về chậm đã bước đầu được Tổng Công ty May 10 (May 10) sắp xếp ổn thỏa, tạo đủ việc làm cho người lao động, thì đến nay tình hình lại chuyển sang hướng khác khi tâm chấn của dịch hiện giờ là các quốc gia Châu Âu (EU) – thị trường xuất khẩu lớn nhất của May 10 nói riêng và ngành dệt may nói chung.

Doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo, không thể cứ găp khó khăn là kiến nghị. Ảnh: Cường Ngô
Doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo, không thể cứ găp khó khăn là kiến nghị. Ảnh: Cường Ngô

Thế giới sau dịch sẽ rất khác hiện tại

Ngay từ giai đoạn dịch bệnh COVID-19 chưa được khống chế hiệu quả như hiện nay, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI đã nhấn mạnh về vai trò của sản xuất, kinh doanh, không vì quá sợ hãi dịch bệnh mà “bế quan tỏa cảng”, đóng cửa toàn bộ nhà máy, công xưởng khiến nền kinh tế trì trệ, kiệt quệ.

Khi dịch COVID-19 đã được khống chế cơ bản khả quan, thì nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, tái khởi động kinh tế càng gấp rút hơn bao giờ hết, nhưng cần đánh giá lại tình hình để xác định hướng đi đúng đắn.

Phục hồi không phải trở lại ngày hôm qua và tái khởi động không phải là vẫn làm theo cách cũ. Thế giới sau đại dịch sẽ khác với thế giới của ngày hôm nay. Các dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế đang đảo chiều, các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được định hình lại một cách tin cậy hơn và bền vững hơn. Các doanh nghiệp sẽ phải kinh doanh sáng tạo và có trách nhiệm hơn.

“Chúng ta là một trong số ít những nền kinh tế đã sớm kiềm chế được dịch bệnh để mở cửa nền kinh tế. Sự chuyển dịch các chuỗi cung ứng toàn cầu đang đem đến cho chúng ta những vận hội mới cần kịp thời nắm bắt” TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Dịch bệnh COVID-19 không chỉ là là khủng hoảng y tế bình thường mà còn mang hình dáng của khủng hoảng thị trường, khủng hoảng an sinh đã tác động ngay lập tức, đồng loạt đến nền kinh tế nói chung, tăng trưởng nói riêng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp dệt may. Ảnh: Hà Trang
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp dệt may. Ảnh: Hà Trang

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương phải chủ động xây dựng chính sách góp phần bảo đảm sự tăng trưởng ở mức cao nhất trong bối cảnh khó khăn này, thiết lập những nguyên tắc, quy định mới để nền kinh tế trở lại bình thường, an sinh xã hội được bảo đảm cho mọi người dân.

Theo khuyến nghị của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường khẩu trang tại thời điểm này, nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Các doanh nghiệp cần tiếp cận thông tin, hiểu và nắm bắt được các quy định về tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, nhất là với các thị trường có hàng rào kỹ thuật cao như EU, Mỹ.

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Phải sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội

THEO VGP |

Phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.2020, Thủ tướng nhấn mạnh phải đạt được mục tiêu kép, “làm sao tăng trưởng đạt được mục tiêu cần thiết”, không thể và không được để tăng trưởng quá thấp.

Biện pháp tái khởi động kinh tế cần đi kèm chính sách việc làm

Linh Nguyên |

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mới đưa ra cảnh báo số giờ làm việc tiếp tục bị giảm mạnh trên toàn cầu do đại dịch COVID-19 sẽ khiến cho 1,6 tỉ người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, tức gần nửa lực lượng lao động toàn cầu, đứng trước nguy cơ bị hủy hoại sinh kế.

Tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục nền kinh tế

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 đã bước đầu được kiểm soát hiệu quả, khi cả nước 16 ngày nay không có ca mắc mới. Cả xã hội đang bắt tay vào tái khởi động nền kinh tế sau 2 tháng bị đình trệ vì dịch bệnh.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Thủ tướng: Phải sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội

THEO VGP |

Phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.2020, Thủ tướng nhấn mạnh phải đạt được mục tiêu kép, “làm sao tăng trưởng đạt được mục tiêu cần thiết”, không thể và không được để tăng trưởng quá thấp.

Biện pháp tái khởi động kinh tế cần đi kèm chính sách việc làm

Linh Nguyên |

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mới đưa ra cảnh báo số giờ làm việc tiếp tục bị giảm mạnh trên toàn cầu do đại dịch COVID-19 sẽ khiến cho 1,6 tỉ người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, tức gần nửa lực lượng lao động toàn cầu, đứng trước nguy cơ bị hủy hoại sinh kế.

Tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh, khôi phục nền kinh tế

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 đã bước đầu được kiểm soát hiệu quả, khi cả nước 16 ngày nay không có ca mắc mới. Cả xã hội đang bắt tay vào tái khởi động nền kinh tế sau 2 tháng bị đình trệ vì dịch bệnh.