Gỡ các nút thắt đang làm giảm đà tăng trưởng tại 2 vùng kinh tế lớn

Vũ Long |

2 vùng kinh tế lớn là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn do COVID-19, cần gỡ các nút thắt để tăng trưởng.

Vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL đang rất khó khăn

Chiều 15.9, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Duy Đông nhấn mạnh:

Các tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng, thu ngân sách, xuất nhập khẩu của cả nước. Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố phía Nam triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội  năm 2021 trong điều kiện bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cả nước, dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, thời gian giãn cách dài đã gây rất nhiều khó khăn cho mọi hoạt động của đời sống nhân dân, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và lĩnh vực nông nghiệp của vùng ĐBSCL, đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 2 vùng.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân của 2 vùng trong 6 tháng đầu năm đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng cả nước (vùng ĐBSCL đạt 4,5%, vùng Đông Nam Bộ đạt 4,58%, cả nước là 5,64%).

“Mặc dù một số địa phương có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung cả nước như Bình Phước (6,16%), Tây Ninh (7,04%), Bình Dương (7,23%), Long An (6,06%), Bến Tre (6,47%), Bạc Liêu (7,17%) nhưng trước tình hình ảnh hưởng nặng của dịch bệnh thì dự kiến cả năm 2021, tốc độ tăng trưởng của 2 vùng còn thấp hơn nữa, thậm chí một số tỉnh, thành phố có thể bị tăng trưởng âm” – Thứ trưởng Trần Duy Đông lưu ý.

Trong 8 tháng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm do trong công tác giải phóng mặt bằng còn tình trạng khiếu nại giá bồi thường, không đồng ý bàn giao mặt bằng; khung giá đất có thay đổi làm ảnh hưởng phương án giải phóng mặt bằng...

Một số nhà thầu nước ngoài gặp khó khăn khi nhập cảnh trong bối cảnh dịch COVID-19 làm ảnh hưởng công tác thanh quyết toán. Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh có biến động (cát, sắt thép,...) so với dự toán phê duyệt, làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án.

Gỡ các nút thắt để tăng trưởng vùng

Theo bà Bùi Thị Thu Thuỷ - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ (Bộ KHĐT), trong 6 tháng đầu năm, các hoạt động kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng tương đối khá. Tuy nhiên, từ cuối tháng 6 đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ĐBSCL là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đã phải tập trung ưu tiên cho công tác phòng chống dịch.

Để đạt các mục tiêu đề ra, trong những tháng cuối năm, ĐBSCL tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh với ưu tiên cao nhất là kiểm soát được dịch bệnh càng sớm càng tốt. Đồng thời vẫn phải đảm bảo phát triển kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Chuẩn bị các điều kiện để cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoạt động trở lại ngay sau khi từng bước khống chế và đẩy lùi dịch bệnh; tập trung tháo gỡ việc tiêu thụ nông sản trên địa bàn, kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...

Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh: Vấn đề liên kết vùng, quy hoạch vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các địa phương. Nếu làm tốt vấn đề liên kết vùng và quy hoạch vùng sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương và hạn chế việc triệt tiêu động lực của các địa phương với nhau.

Theo Bộ KHĐT, Đông Nam Bộ và ĐBSCL là 2 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Thu ngân sách Nhà nước trên 2 vùng trong 8 tháng đạt hơn 495 nghìn tỉ đồng, chiếm hơn 46,5% số thu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của 2 vùng ước đạt 87,54 tỉ USD, chiếm khoảng 41,1% cả nước.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Tăng trưởng GDP năm 2021 mức 3,5-4% là rất đáng khích lệ trong dịch COVID

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo GDP năm 2021 tăng 3,5% - 4% trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 là rất đáng khích lệ.

Linh hoạt các giải pháp để tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu nông sản

Vũ Long |

Trong dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, Bộ NNPTNT phối hợp với các bộ, ban, ngành tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, xuất khẩu.

Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thay đổi chiến lược “Zero Covid” sang “mục tiêu kép trong điều kiện mới”

Lan Hương |

Tổng Cục Hải quan vừa công bố những con số đáng giật mình: Trong tháng 8.2021, hàng hóa làm thủ tục xuất nhập khẩu qua 19 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phía Nam do ảnh hưởng bởi dịch COVID - 19 đã giảm 5,6 tỉ USD so với tháng 7 (tương đương mức giảm 27%). Để đối phó với sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế nhận định, thời gian tới Việt Nam cần thay đổi chiến lược từ “zero COVID” sang thực hiện “mục tiêu kép trong điều kiện mới”.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Tăng trưởng GDP năm 2021 mức 3,5-4% là rất đáng khích lệ trong dịch COVID

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo GDP năm 2021 tăng 3,5% - 4% trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 là rất đáng khích lệ.

Linh hoạt các giải pháp để tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu nông sản

Vũ Long |

Trong dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, Bộ NNPTNT phối hợp với các bộ, ban, ngành tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, xuất khẩu.

Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thay đổi chiến lược “Zero Covid” sang “mục tiêu kép trong điều kiện mới”

Lan Hương |

Tổng Cục Hải quan vừa công bố những con số đáng giật mình: Trong tháng 8.2021, hàng hóa làm thủ tục xuất nhập khẩu qua 19 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phía Nam do ảnh hưởng bởi dịch COVID - 19 đã giảm 5,6 tỉ USD so với tháng 7 (tương đương mức giảm 27%). Để đối phó với sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế nhận định, thời gian tới Việt Nam cần thay đổi chiến lược từ “zero COVID” sang thực hiện “mục tiêu kép trong điều kiện mới”.