Linh hoạt các giải pháp để tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu nông sản

Vũ Long |

Trong dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, Bộ NNPTNT phối hợp với các bộ, ban, ngành tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, xuất khẩu.

Linh hoạt các giải pháp thích ứng để ổn định sản xuất

Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đã đặt ra cho các bộ, ban, ngành. Nghị quyết 105/NQ-CP, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương chủ trì, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giao các địa phương cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh;

Nghị quyết 105/NQ-CP cũng giao các địa phương chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trở lại khi đáp ứng điều kiện an toàn phòng, chống dịch; hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhưng phải an toàn phòng, chống dịch; huy động tối đa các nguồn lực hiện có, nhất là hợp tác công tư để hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho người lao động.

Ngành nông nghiệp nỗ lực ổn định các ngành hàng xuất khẩu "tỉ USD"

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, xuất khẩu gỗ và lâm sản là một trong những ngành kinh tế nông nghiệp mũi nhọn, mỗi năm mang về 12-13 tỉ USD, riêng kế hoạch năm 2021 dự kiến đạt 14,5 tỉ USD. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nếu không có sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, người lao động thì ngành chế biến, xuất khẩu lâm sản khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 14,5 tỉ USD trong năm nay.

Để hỗ trợ ngành lâm nghiệp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, Bộ NNPTNT sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đồng thời mong muốn các doanh nghiệp phát huy sự chủ động xây dựng kịch bản phát triển thích ứng với diễn biến của dịch bệnh. Kịch bản vừa đảm bảo sản xuất, đảm bảo an toàn, vừa tận dụng những lợi thế, cơ hội mở rộng thị trường toàn cầu và có nhu cầu cao về đồ gỗ; đảm bảo các đơn hàng của đối tác từ nay đến cuối năm cũng như sang năm 2022.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trái cây, caosu, càphê, gạo, hạt điều... là những mặt hàng xuất khẩu hàng năm đạt kim ngạch 2-3 tỉ USD, chỉ xếp sau sau mặt hàng xuất khẩu gỗ - lâm sản (12-13 tỉ USD),  thủy sản (8,5-8,8 tỉ USD).

Trong mặt hàng trái cây, ngoài các loại trái cây xuất khẩu truyền thống từ trước đến nay như: Xoài, thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, na, mít, sầu riêng, chôm chôm, bưởi... ngành nông nghiệp đang nỗ lực đưa ra thị trường nhiều mặt hàng mới.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, để giúp nông dân tỉnh Ninh Thuận nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây táo, ngành nông nghiệp tỉnh đang tích cực nhân rộng diện tích bao lưới, phát triển giống mới, mở rộng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, táo hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đầu ra sản phẩm táo tươi; đa dạng hóa các sản phẩm chế biển từ quả táo nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo Bộ NNPTNT, dịch COVID-19 đang khiến nhiều mặt hàng nông sản bị ách tắc đầu ra, nhiều đơn hàng xuất khẩu giảm sút.

Để tháo gỡ khó khăn cho các mặt hàng nông sản, thời gian tới Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các thị trường Peru, Australia, Brazil, Trung Quốc, Hoa Kỳ, ASEAN, Nga… trong khuôn khổ hợp tác nông nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, trong đó có những mặt hàng bình dị nhưng mang lại giá trị lớn như nhãn, thạch đen, vải, nhãn, xoài, khoai lang, ớt và các loại nông sản tươi đang vào vụ thu hoạch... đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường EU, Anh, Trung Quốc…

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu gạo đã thoát khỏi mức giá "đáy" tính từ 1,5 năm trở lại

Vũ Long |

Xuất khẩu gạo có tín hiệu lạc quan hơn khi giá xuất khẩu đã vượt mức 400 USD/tấn. Giá lúa, gạo tại thị trường trong nước cũng khởi sắc.

Chanh dây xuất khẩu giá cao, nông dân Gia Lai vui mừng vì được mùa

THANH TUẤN |

Chanh dây đạt chất lượng cao xuất khẩu đi thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA có giá thu mua tại nhà máy từ 35.000-38.000 đồng/kg. Người nông dân Gia Lai vui mừng vì năm nay chanh dây được mùa được giá, mang lại lợi nhuận cao giữa mùa dịch bệnh COVID-19.

Ngành gỗ vượt khó khăn trong dịch COVID-19, xuất khẩu tăng 42,7%

Vũ Long |

Dù dịch COVID-19 căng thẳng, 8 tháng năm 2021, xuất khẩu  gỗ và sản phẩm ngoài gỗ đạt 11,2 tỉ USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Xuất khẩu gạo đã thoát khỏi mức giá "đáy" tính từ 1,5 năm trở lại

Vũ Long |

Xuất khẩu gạo có tín hiệu lạc quan hơn khi giá xuất khẩu đã vượt mức 400 USD/tấn. Giá lúa, gạo tại thị trường trong nước cũng khởi sắc.

Chanh dây xuất khẩu giá cao, nông dân Gia Lai vui mừng vì được mùa

THANH TUẤN |

Chanh dây đạt chất lượng cao xuất khẩu đi thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA có giá thu mua tại nhà máy từ 35.000-38.000 đồng/kg. Người nông dân Gia Lai vui mừng vì năm nay chanh dây được mùa được giá, mang lại lợi nhuận cao giữa mùa dịch bệnh COVID-19.

Ngành gỗ vượt khó khăn trong dịch COVID-19, xuất khẩu tăng 42,7%

Vũ Long |

Dù dịch COVID-19 căng thẳng, 8 tháng năm 2021, xuất khẩu  gỗ và sản phẩm ngoài gỗ đạt 11,2 tỉ USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm 2020.