Còn “chặt chém”, còn mất khách du lịch

Minh Thi - Bích Hà |

Câu chuyện một du khách nước ngoài bị người bán ở Hà Nội “móc túi” lấy 700.000 đồng cho một bịch bánh rán nhỏ đang gây tranh cãi trên cộng đồng mạng. Cùng với đó là những thông tin như ăn tô phở giá “cắt cổ”, đánh giày kiểu “trấn lột”… đã làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt, gây ảnh hưởng đến những nỗ lực thu hút và tăng trưởng khách du lịch.

Đeo bám khách để dễ “chặt chém”

Câu chuyện khách Tây phải mua bịch bánh rán “cắt cổ” giá 700.000 đồng diễn ra ở phố cổ Hà Nội, do một facebooker chia sẻ trên mạng xã hội. Chủ Facebook này chỉ biết khuyên người nước ngoài mua bán bất kể cái gì ở Việt Nam cũng nên cẩn thận và tìm hiểu trước, đặc biệt là mấy bà bán bánh rán, mấy thanh niên đánh giày theo “phong cách” ăn cướp, lột giày khách đánh, sửa, vá rồi lấy tận 500.000 đồng.

Theo ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội - sở đã giao cho thanh tra, công an quận, phường kiểm tra, xử lý nghiêm. Sở cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, tuyên truyền để người dân, các hộ kinh doanh nâng cao ý thức, giữ gìn hình ảnh đẹp của du lịch Hà Nội trong mắt người dân và bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, mối thiện cảm về đất nước và con người Việt Nam có lẽ đã vơi đi rất nhiều trong mắt những vị du khách từng bị lừa, bị “chặt chém” oan ức như thế.

Ngoài ra, tài khoản Facebook này còn chia sẻ thêm trường hợp một vị khách người Hàn Quốc từng bị lừa đi xe 5km với giá 600.000 đồng trong ngày đầu đến Việt Nam.

Không chỉ riêng Hà Nội nổi tiếng với nạn “chặt chém”, tại TPHCM cũng có tình trạng người bán dừa đeo bám, đặt gánh dừa lên vai du khách rồi buộc khách mua dừa với giá mỗi trái từ 50.000 - 500.000 đồng. Mỗi lần trả tiền, du khách và người bán thường phải cự cãi khá lâu mới “chốt” được số tiền mà người bán dừa “bắn tín hiệu” bởi những ngón tay.

Cứ thế, hàng chục khách du lịch liên tục “mắc bẫy”, bị ép mua dừa với giá “chặt chém”. Nhiều người dân cho biết rất bức xúc khi thấy hình ảnh du khách bị quấy nhiễu, ảnh hưởng tới môi trường du lịch.

Xử lý nghiêm, tăng hình phạt

Trong khi ngành du lịch hết sức tìm kiếm những giải pháp nhằm tạo đòn bẩy phát triển lượng khách nước ngoài đến Việt Nam, cùng những slogan hoa mỹ, thì nạn “chặt chém”, gian dối, chèo kéo khách vô lối đã khiến hình ảnh người Việt mến khách, thân thiện trở nên đáng cảnh giác trong mắt người nước ngoài.

Và không chỉ du khách ngoại, du khách trong nước cũng bị “chặt chém” không thương tiếc, một đi không muốn quay trở lại những chốn du lịch kinh khủng. Cũng nhờ mạng xã hội, người ta mới biết cám cảnh cho một du khách ở Vũng Tàu đã phải trả hóa đơn 2,1 triệu đồng cho 1 con ghẹ, vài ba con tôm tít, con ốc và bánh chiên, khi phản ứng còn bị hăm dọa “Trả tiền hay muốn ăn đòn?”.

Một du khách khác ăn đêm tại chợ Đà Lạt bị tính giá 1 triệu đồng cho 3 tô cháo và 1 đĩa lòng gà, đến khi dọa kêu cơ quan chức năng can thiệp thì chủ quán mới nói đúng giá là... 200.000 đồng! Một khách Nga ở Phan Thiết (Bình Thuận) đã rất giận dữ vì bị một người bán hàng rong bán một trái dừa với giá 500.000 đồng.

“Chặt chém” là một vấn nạn không nhỏ của ngành du lịch, mà nếu cứ để lan tràn, du khách sẽ không bao giờ muốn quay trở lại. Chủ Facebook kể câu chuyện du khách mua bánh rán 700.000 đồng cho hay “khi thấy người bán hàng rong chèo kéo khách, chúng tôi đều chạy từ cửa hàng ra để nói không được làm vậy. Có người bỏ đi, có người thì mắng chửi lại chúng tôi. Mong các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý nghiêm hành vi này, tránh ảnh hưởng xấu đến hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế và trả lại văn minh cho Hà Nội” - chị nhấn mạnh.

Ông Vũ Công Huy - Phó Chánh Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội - cho biết, sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo, từng bước hạn chế được tình trạng người bán hàng rong chèo kéo, “chặt chém” du khách. Tuy nhiên do lực lượng mỏng, “văn hóa hàng rong” ăn sâu vào máu người Việt nên rất khó trong việc xử lý.

“Dù lực lượng mỏng, nhưng thời gian qua Thanh tra Sở vẫn thay nhau trực ở các điểm du lịch của Hà Nội, đặc biệt là ở khu vực Bờ Hồ, phố đi bộ. Ngay khi nhận được thông tin du khách nước ngoài bị “chặt chém” khi mua bánh rán trên phố Lý Quốc Sư, chúng tôi đã xuống kiểm tra, theo dõi một số đối tượng bán hàng rong ở đây. Tuy nhiên, những lúc đó họ lại bán rất tử tế. Nhiều khi anh em phải âm thầm đi theo họ, vì phải bắt được tận tay, quay phim, chụp ảnh lại thì mới có bằng chứng để giao công an xử lý” - Phó Chánh Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội cho biết.

Đại diện Sở Du lịch Hà Nội cũng khẳng định, thời gian tới, sở sẽ tăng cường công tác thanh tra, tuyên truyền, đồng thời khuyến khích người dân khi phát hiện đối tượng chèo kéo, “chặt chém” du khách thì có thể quay phim, chụp ảnh gửi cho công an phường hoặc Thanh tra du lịch để phối hợp xử lý nghiêm.

“Về phía cơ quan quản lý nhà nước, nên có hình thức kỷ luật, răn đe nghiêm khắc, thậm chí thu hồi giấy phép đối với những cơ sở bán hàng không nghiêm túc, vì ham lợi mà “chặt chém” du khách để tránh trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh”

(Theo ông Trần Văn Long - Giám đốc Cty Du lịch Việt)

Minh Thi - Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Khách Tây bị “chặt chém” ở phố cổ: Mua túi bánh rán giá 700.000 đồng

Bích Hà |

Ăn tô phở giá “cắt cổ”, không có nhu cầu vẫn bị đeo bám và bị buộc phải đánh giày với mức giá trên trời… Mới đây, thêm một câu chuyện về nạn “chặt chém” ở Hà Nội khiến dân mạng bức xúc, khi một vị khách Tây bị ép mua túi bánh rán với giá 700.000 đồng.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Khách Tây bị “chặt chém” ở phố cổ: Mua túi bánh rán giá 700.000 đồng

Bích Hà |

Ăn tô phở giá “cắt cổ”, không có nhu cầu vẫn bị đeo bám và bị buộc phải đánh giày với mức giá trên trời… Mới đây, thêm một câu chuyện về nạn “chặt chém” ở Hà Nội khiến dân mạng bức xúc, khi một vị khách Tây bị ép mua túi bánh rán với giá 700.000 đồng.