Xử lý nợ xấu ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn

Minh Ánh |

Gửi kiến nghị đến Bộ Tài chính, cử tri TP.Hải Phòng phản ánh, Nghị quyết số 42 ngày 21.6.2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã nhận được sự ủng hộ, tin tưởng. Tuy nhiên, đây là quy định mới và áp dụng thí điểm nên còn tồn tại những khó khăn khi các TCTD thực hiện xử lý nợ xấu.

Trong phản ánh của cử tri TP Hải Phòng về Nghị quyết số 42/2017/QH14, cử tri đề xuất để điều chỉnh công tác xử lý nợ xấu vừa nhằm đảm bảo kế thừa các chính sách được quy định tại Nghị quyết 42, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các cơ chế xử lý nợ xấu đối với các TCTD, cử tri kiến nghị trình Quốc hội nghiên cứu, xem xét xây dựng Luật Xử lý nợ xấu của các TCTD.

Qua đó, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định về xử lý nợ xấu đảm bảo phù hợp với thực tiễn và tiệm cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế cũng như giải quyết các vấn đề bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ, góp phần làm giảm nợ xấu, từ đó đảm bảo hoạt động của các TCTD được an toàn, hiệu quả.

Trả lời vấn đề này ngày 25.9, Bộ Tài chính cho biết, tháng 2.2022, Chính phủ đề xuất Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu, xây dựng ban hành Luật Xử lý nợ xấu của các TCTD trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các quy định của Nghị quyết số 42 nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, bền vững cho việc xử lý nợ xấu của các TCTD.

Theo đó, đến tháng 4.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Chính phủ nghiên cứu, đề xuất nội dung luật hóa cùng với việc rà soát, hoàn thiện Luật Các TCTD và luật khác có liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, trình Quốc hội chậm nhất vào kỳ họp đầu năm 2023.

Ngày 16.6.2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 63/2022/QH15 về Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, trong đó, giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi bổ sung Luật Các TCTD, trình Quốc hội xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5.2023).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 63/2022/QH15, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì xây dựng dự án Luật Các TCTD (sửa đổi) trình Chính phủ để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và dự kiến thông qua vào Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, tại dự thảo Luật, Chính phủ đã đề xuất các nội dung về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trên cơ sở kế thừa một số nội dung tại Nghị quyết số 42/2017/QH14. Việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu tại Luật Các TCTD (sửa đổi) đã góp phần thực hiện được các mục tiêu như kiến nghị của cử tri.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 20.9.2023, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP về tiếp tục triển khai thi hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.

Theo đó, Quốc hội đã thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD từ ngày 15.8.2022 đến hết ngày 31.12.2023.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Tăng năng lực chống chịu với các cú sốc của các tổ chức tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 20.9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Thủ tướng yêu cầu thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24.8.2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.

Đề nghị đánh giá rõ thực trạng sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bổ sung quy định xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Cần thẳng tay xử lí những giáo viên cố tình "lách luật" để dạy thêm

Trà My |

Nhiều phụ huynh bức xúc trước vấn nạn học thêm hiện nay và cho rằng, cần thẳng tay xử lí những giáo viên cố tình "lách luật" để dạy thêm.

Chứng khoán giảm sâu 4 phiên, nhà đầu tư nên thu gọn danh mục

Đức Mạnh |

Chuyên gia dự báo xác suất cao thị trường chứng khoán sẽ có những phiên rung lắc, bật nảy trong ngắn hạn. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng những phiên phục hồi để cơ cấu, thu gọn lại danh mục.

Đồng Nai phê duyệt yêu cầu về dự án trung tâm thương mại hơn 6.000 tỉ đồng

HÀ ANH CHIẾN |

UBND tỉnh Đồng Nai vừa quyết định phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư dự án Trung tâm thương mại rộng gần 12 ha nằm ở vị trí vàng trên đường Đặng Văn Trơn, phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa.

Bộ Nội vụ thống nhất phương án nghỉ tết Nguyên đán 2024 kéo dài 7 ngày

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Nội vụ thống nhất phương án cán bộ, công chức, viên chức nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 từ ngày 8.2.2024 (29 tháng Chạp) đến hết ngày 14.2.2024 (mùng 5 tháng Giêng), tổng số ngày nghỉ là 7 ngày.

Việt Nam và Cuba sẽ sát cánh với nhau trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

HƯNG THƠ |

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Lãnh tụ Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị (1973-2023) được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Văn hóa- Điện ảnh Quảng Trị (thành phố Đông Hà).

Tăng năng lực chống chịu với các cú sốc của các tổ chức tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 20.9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Thủ tướng yêu cầu thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24.8.2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.

Đề nghị đánh giá rõ thực trạng sở hữu chéo trong tổ chức tín dụng

NHÓM PV |

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) bổ sung quy định xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.