Tăng năng lực chống chịu với các cú sốc của các tổ chức tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 20.9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, đây là dự án luật khó, có nhiều nội dung phức tạp, chuyên môn sâu, có tác động lớn đến nhiều đối tượng và cả kinh tế vĩ mô của đất nước. Do đó, việc rà soát, tiếp thu, chỉnh lý đã được tiến hành một cách thận trọng, kỹ lưỡng.

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dự án luật mang tính chuyên môn cao và rất khó. Do đó, cần cho ý kiến thật kỹ lưỡng để các nội dung của dự thảo luật bảo đảm chất lượng trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VPQH
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VPQH

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo cần rà soát kỹ các quan điểm, yêu cầu và chính sách lớn đặt ra khi sửa luật để xem dự thảo luật đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng đặt các câu hỏi, sau khi luật được thông qua, hệ thống các tổ chức tín dụng có lành mạnh hơn, năng lực chống chịu với các cú sốc bên trong và bên ngoài có tốt hơn không?

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần bổ sung các quy định trong dự thảo luật để bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động và an ninh, an toàn hệ thống. Tăng cường trách nhiệm của người quản lý, người điều hành, cổ đông của tổ chức tín dụng; phát hiện và xử lý từ sớm, từ xa các dấu hiệu bất ổn hệ thống.

Cùng với đó, quy định rõ hơn một số hoạt động như cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, không qua tài khoản, chiết khấu; làm rõ về hoạt động ngân hàng đầu tư. Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của việc mở rộng quy định người có liên quan, giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần, giới hạn cấp tín dụng.

Đồng thời bổ sung, hoàn thiện các quy định về tài chính, hạch toán, báo cáo; luật hoá các quy định đã thực hiện ổn định và được kiểm nghiệm trong thực tiễn đối với hoạt động của ngân hàng chính sách; nghiên cứu bổ sung quy định về tập đoàn tài chính…

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, cần rà soát kỹ lưỡng, thận trọng, đánh giá tác động đầy đủ, nhất là các chính sách mới và bảo đảm đồng bộ với các luật có liên quan, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị hoàn thiện một chương quy định về tài chính, hạch toán, báo cáo để bảo đảm minh bạch, hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng.

Nghiên cứu luật hóa tối đa các quy định về dự thu, về lãi, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, trích lập các quỹ để đảm bảo phản ánh đúng thực trạng tài chính của các tổ chức tín dụng.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng để quy định khả thi, kiểm soát rủi ro nhưng bảo đảm quyết định nhanh, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, phù hợp với tốc độ thông tin trong thời đại kinh tế số, xã hội số phát triển mạnh mẽ, khắc phục bất cập trong xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém trong thời gian qua.

​Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về nợ xấu và xử lý nợ xấu; các quy định về thu giữ tài sản bảo đảm, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Nền kinh tế đối diện nhiều thách thức, tăng trưởng tín dụng thấp

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 9.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24.8.2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.

Xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án liên quan đến tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án, nhất là các vụ việc trọng điểm, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng.

Sự cấp thiết mang tính thời đại của văn học viết về công nhân

Mi Lan |

Tại các buổi sơ khảo, chung khảo Cuộc thi viết văn về công nhân, công đoàn, người lao động do Tổng LĐLĐVN phát động, Báo Lao Động chủ trì, các nhà văn đánh giá cuộc thi rất thành công, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết.

Nhận định trận tuyển nữ Việt Nam và Nepal tại ASIAD 19

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển nữ Viêt Nam sẽ ra quân ở bảng D môn bóng đá nữ tại ASIAD 19 gặp đối thủ Nepal vào lúc 15h00 hôm nay (22.9).

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuất hàng trở lại, đảm bảo nguồn cung

Cường Ngô |

Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn sẽ bán trở lại các sản phẩm xăng dầu từ kho dự trữ, tùy theo kế hoạch nhận hàng của đối tác bao tiêu và các đơn vị đầu mối tiêu thụ sản phẩm xăng dầu. Theo lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đây là tin vui cho thị trường xăng dầu trong nước những tháng cuối năm.

Gói tín dụng khẩn cấp giúp người lao động vượt qua khó khăn

Phương Ngân |

Gói hỗ trợ khẩn cấp 300 tỉ đồng của Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP) với lãi suất thấp chính thức được triển khai tại các Khu chế xuất - Công nghiệp (KCX-CN) TPHCM.

Nạn dạy thêm học thêm khiến phụ huynh khốn đốn

Trang Hà - Hải Danh |

Cảm thấy bức xúc, bất công là tâm trạng của rất nhiều phụ huynh khi phải đăng kí học thêm cho con trên tinh thần "buộc phải tự nguyện".

Nền kinh tế đối diện nhiều thách thức, tăng trưởng tín dụng thấp

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 9.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24.8.2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.

Xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án liên quan đến tín dụng

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án, nhất là các vụ việc trọng điểm, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng.