Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt lạm phát, nhưng dư địa đang hẹp lại

Vũ Long (thực hiện) |

TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ với Lao Động về giải pháp kìm lạm phát từ nay đến cuối năm 2022. Ông cho biết:

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm 2022 khởi sắc, kinh tế phục hồi trở lại sau tác động tiêu cực của dịch COVID-19 (đại dịch), lạm phát được kiềm chế ở mức hợp lý trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. Hiện nay, lạm phát của kinh tế Việt Nam vẫn đang trong tầm kiểm soát. 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 đã tăng ở mức cao nhất kể từ 10 năm nay, ông đánh giá như thế nào về tốc độ tăng này?

- Mặc dù tốc độ tăng CPI của tháng 6.2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12.2021, đều là mức tăng cao nhất kể từ năm 2012 nhưng bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tốc độ tăng CPI vẫn được kiểm soát ở mức 2,44%.

Hiện nay, danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tiêu dùng của Việt Nam gồm 752 mặt hàng thuộc 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính. Trong 11 nhóm, 7 nhóm có tỉ trọng tiêu dùng chiếm trên 5% trong tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; tổng của 7 nhóm này chiếm tới 86,05% trong tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng, do vậy biến động giá của 7 nhóm này tác động trực tiếp khá lớn tới lạm phát.

Nhóm hàng lương thực, thực phẩm đang tăng “nóng” từng ngày, đẩy lạm phát lên cao. Ông đánh giá vấn đề này như thế nào?

- Khác với Mỹ và các nước phát triển, trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, biến động giá lương thực, thực phẩm tác động rất lớn tới lạm phát của Việt Nam. Chẳng hạn, đối với Mỹ, chi tiêu cho lương thực và thực phẩm chỉ chiếm 8,3% trong tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình nhưng với Việt Nam, tỉ trọng này lên tới 27,68%.

Giá hàng hóa, thực phẩm đang gây áp lực lên kìm giữ lạm phát. Ảnh: Vũ Long
Giá hàng hóa, thực phẩm đang gây áp lực lên kìm giữ lạm phát. Ảnh: Vũ Long

Khi giá lương thực, thực phẩm tăng 10% sẽ tác động trực tiếp làm CPI tăng tới 2,77 điểm phần trăm. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam luôn chủ động được nguồn cung lương thực, thực phẩm nên hạn chế được tốc độ tăng giá của mặt hàng này trong bối cảnh lạm phát gia tăng tại hầu hết các nền kinh tế, nhất là sau khi nổ ra khủng hoảng Nga - Ukraina.

Như vậy, chủ động nguồn cung với giá ổn định lương thực và thực phẩm là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam kiểm soát được lạm phát những tháng đầu năm 2022.

Ở Việt Nam, giá lương thực bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,32% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá thực phẩm có xu hướng tăng, tháng 6.2022 tăng 0,41% so với tháng trước và tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước, tuy vậy bình quân chung 6 tháng đầu năm giảm 0,4%, chủ yếu do giá thịt lợn giảm 20,1%, làm CPI chung giảm 0,68 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, giá thịt lợn đang có xu hướng tăng trở lại, cụ thể tháng 6.2022 đã tăng 0,87% so với tháng trước do chi phí thức ăn chăn nuôi và chi phí vận chuyển tăng. Mặt hàng thịt lợn chiếm tỉ trọng 3,39% nên có tác động khá lớn tới lạm phát.

Trong thời gian tới do đại dịch đã được kiểm soát, kinh tế phục hồi, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm sẽ tăng trở lại, do đó các bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị đảm bảo đầy đủ nguồn hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho người dân. Đối với mặt hàng thịt lợn, cần đảm bảo nguồn cung, nhất là giai đoạn cuối năm, tăng cường kiểm soát các khâu trung gian, lưu thông trên thị trường.

Thưa ông, dư địa của lạm phát không còn nhiều, việc kiềm chế lạm phát dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra rất áp lực. Theo ông, cần các giải pháp nào để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới?

- Lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2022 được kiểm soát tốt nhưng dư địa không còn nhiều, bên cạnh đó áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và năm 2023 là rất lớn.

Để thực hiện thành công mục tiêu lạm phát, Chính phủ, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp. Trong đó, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, các nước thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga làm trầm trọng thêm thiếu hụt nguồn cung. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung. Đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực. Bộ Công Thương chủ trì, cùng với các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm nguồn cung và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần minh bạch và đơn giản hoá quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế, giữ khả năng cạnh tranh và thị phần của hàng hoá Việt trên thị trường thế giới. Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện có hành vi đầu cơ, tích trữ, thao túng giá. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất các mặt hàng này, chủ động nguồn nguyên vật liệu, tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ. Chủ động và linh hoạt điều tiết thị trường tiền tệ, lãi suất và tỉ giá trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế lớn, phát triển nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát; đảm bảo tính thanh khoản, hỗ trợ cho doanh nghiệp ổn định sản xuất và hỗ trợ xuất nhập khẩu của nền kinh tế.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, giá bán được quản lý trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Bộ Công Thương cần nắm bắt kịp thời giá xăng dầu thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn. Bộ cần kiến nghị với Chính phủ mở rộng, nâng cao năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu của nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự ổn định và phát triển kinh tế.

Bộ Tài chính cần rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu và các loại thuế, phí nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu, đảm bảo thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường, giảm áp lực lạm phát từ xăng dầu, hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh góp phần giảm thiểu tác động trái chiều làm giảm hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế.

Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; chỉ đạo các Bộ liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý như điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục. Nghiên cứu thời điểm, mức độ điều chỉnh giá điện, dịch vụ do Nhà nước quản lý, tránh gây "cộng hưởng lạm phát"...

- Xin cảm ơn ông!

Vũ Long (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát đã được kiểm soát hiệu quả trong nửa đầu năm 2022

Vũ Long |

Lạm phát đã được kìm giữ hiệu quả trong 6 tháng đầu năm nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống. Dự báo lạm phát cả năm 2022 không đáng lo ngại.

Tự tin kìm giữ lạm phát năm 2022 ở mức dưới 3,5%

Vũ Long |

Lạm phát năm 2022 có thể được kìm giữ ở mức dưới 3,5% dù nhiều áp lực.

Hà Nội: Kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhưng áp lực kiểm soát lạm phát lớn

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - GRDP 6 tháng đầu năm 2022 của thành phố tăng 7,79%, gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,08 lần mức tăng cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra dịch COVID-19. Tuy nhiên, chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 3,25%, gây áp lực lên mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lạm phát đã được kiểm soát hiệu quả trong nửa đầu năm 2022

Vũ Long |

Lạm phát đã được kìm giữ hiệu quả trong 6 tháng đầu năm nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống. Dự báo lạm phát cả năm 2022 không đáng lo ngại.

Tự tin kìm giữ lạm phát năm 2022 ở mức dưới 3,5%

Vũ Long |

Lạm phát năm 2022 có thể được kìm giữ ở mức dưới 3,5% dù nhiều áp lực.

Hà Nội: Kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhưng áp lực kiểm soát lạm phát lớn

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - GRDP 6 tháng đầu năm 2022 của thành phố tăng 7,79%, gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,08 lần mức tăng cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra dịch COVID-19. Tuy nhiên, chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 3,25%, gây áp lực lên mục tiêu kiểm soát lạm phát.