Lạm phát thế giới “phi mã”, Việt Nam có thể kìm giữ dưới 4%

Phong Nguyễn |

Mặc dù lạm phát thế giới đang “phi mã”, giá xăng dầu, giá vàng và một số mặt hàng tăng cao, nhưng nhiều chuyên gia dự báo: Việt Nam sẽ kìm giữ tốt lạm phát năm 2022 với con số dưới 4% theo mục tiêu đã đề ra.

Nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào hỗ trợ ghìm lạm phát

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trong nước vẫn dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân nên giá cả dự kiến không có nhiều biến động. Trong 3 tháng đầu năm 2022, nhóm thực phẩm quý I/2022 giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, đã góp phần làm CPI giảm 0,26 điểm phần trăm. Trong đó, giá thịt lợn giảm 21,55%; mỡ ăn giảm 22,6% và giá thịt chế biến giảm 4,63%.

Nguồn cung dồi dào đã góp phần kìm giữ giá lương thực, thực phẩm trên cả nước ổn định, dù giá các mặt hàng này trên thế giới đã không ngừng phi mã trong thời gian qua. Theo Tổng cục Thống kê, đến trung tuần tháng 3.2022, cả nước gieo trồng được 2.959,7 nghìn hécta lúa đông xuân, bằng 99,5% cùng kỳ năm trước, trong đó, các tỉnh phía Bắc đạt 1.048,8 nghìn hécta, bằng 99,1%; các địa phương phía Nam đạt 1.910,9 nghìn hécta, bằng 99,6%, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 1.507 nghìn hécta, bằng 99,2%. Đến nay, vùng ĐBSCL thu hoạch được 785 nghìn hécta lúa đông xuân, chiếm 52,1% diện tích gieo cấy và bằng 114,8% cùng kỳ năm trước.

Sản lượng lúa, rau màu, cây ăn quả tăng đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho hay: Với sản lượng 40-43 triệu tấn lúa, 28 triệu tấn rau, củ, quả/năm, mỗi năm Việt Nam cũng sản xuất được trên 6,5 triệu tấn thịt các loại, 16 triệu quả trứng, 1,5 triệu lít sữa, Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, hầu hết sản lượng cây ăn quả tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng chuối tăng 3,3%; cam tăng 2,1%; dứa tăng 3,4%; xoài tăng 2,4%; bưởi tăng 3,2%...

Khảo sát của PV Lao Động tại các chợ dân sinh và các siêu thị cho thấy, các mặt hàng rau quả, lương thực, thực phẩm tươi sống rất dồi dào, giá ổn định. Cụ thể, giá thịt lợn dao động từ 90.000-130.000 đồng/kg, giá thịt bò từ 180.000-280.000 đồng/kg, thịt gà công nghiệp: 50.000-70.000 đồng/kg; thịt gà ta nguyên lông: 130.000 đồng/kg, cá nước ngọt: 45.000-100.000 đồng/kg tùy loại, giá các loại rau xanh cũng ổn định vì nguồn cung dồi dào.

Các siêu thị cũng đang tăng cường giảm giá để hỗ trợ người tiêu dùng. Trong đó, hệ thống siêu thị Saigon Co.op giảm giá khuyến mãi hơn 2.000 sản phẩm thương hiệu Co.op trong tháng 4. Từ nay đến hết ngày 13.4.2022, hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile sẽ áp dụng giảm giá lên đến 50% cho hơn 2.000 sản phẩm thương hiệu Co.op Select, Co.op Happy trên toàn quốc. Những mặt hàng giảm giá tiêu biểu có nhóm thực phẩm công nghệ như gạo thơm ST25, dầu nành, đường, nước mắm… giảm giá 50% nhóm thực phẩm tươi sống như rau xanh các loại, cà chua, nấm, trứng gà… giảm giá 30%.

Hệ thống siêu thị Big C, MM Mega Market Việt Nam, Vinmart… cũng liên tục áp dụng các chương trình khuyến mại để hỗ trợ người tiêu dùng trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp.

Nhiều áp lực, không được chủ quan

Mặc dù nguồn cung dồi dào, giá tương đối ổn định, nhưng các chuyên gia kinh tế vẫn cảnh báo về những khó khăn trong việc kìm lạm phát dưới 4% trong năm 2022, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 còn phức tạp; xung đột Nga - Ukraina chưa “giảm nhiệt”; giá lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng trên thế giới đang tăng cao...

Theo ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào các nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Khi nguyên, nhiên vật liệu thế giới tăng rất cao thì tất yếu giá nhập khẩu của của Việt Nam cũng sẽ tăng theo. Đặc biệt, tính đến thời điểm này, “giá xăng dầu đã tăng tới trên 60% gây áp lực rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam bởi xăng dầu là mặt hàng huyết mạch, giá xăng dầu tăng sẽ khiến cho một loạt các mặt hàng hóa khác tăng” - TS Nguyễn Bích Lâm phân tích.

Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cũng cảnh báo, mặt bằng giá trong nước cơ bản được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn, dồn vào những quý còn lại do tác động của quá trình phục hồi kinh tế Việt Nam và nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài, khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát khoảng 4% đã không còn dễ như dự báo ban đầu.

Để kìm giữ lạm phát dưới 4% theo mục tiêu đã đề ra, Bộ Công Thương định hướng sẽ theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong điều hành giá để kiểm soát giá cả hàng hóa đầu vào, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn các hoạt động găm hàng, đầu cơ, thao túng giá. Đồng thời, phối hợp với sở công thương các địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt để kịp thời có biện pháp điều hành hoặc có kiến nghị, đề xuất hợp lý nhằm bình ổn thị trường.

Mặc dù nhiều thách thức, nhưng các chuyên gia vẫn tin tưởng có thể kìm lạm phát đúng mục tiêu. Theo Vụ trưởng Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Thu Oanh, trong quý I/2022, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,92%). Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.

“Việt Nam kiềm chế tốt lạm phát trong bối cảnh áp lực lạm phát đang nóng lên đối với nhiều nền kinh tế, có sự khác nhau về danh mục hàng hóa, dịch vụ tính CPI của mỗi quốc gia. Lương thực, thực phẩm chiếm 28% tỉ trọng trong rổ hàng hóa tiêu dùng tính CPI của Việt Nam, là nhóm hàng luôn được bảo đảm sản xuất và giữ nguồn cung ứng dồi dào, một số mặt hàng giảm giá sâu” - bà Nguyễn Thu Oanh nhấn mạnh.

* Ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội: Để kìm lạm phát ở mức dưới 4% theo mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra, đi đôi với phát triển sản xuất, cần tổ chức lại hệ thống phân phối quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng cho thương mại dịch vụ, khôi phục các chuỗi cung ứng, đảm bảo tiêu thụ hiệu quả của cải vật chất làm ra. Chuỗi sản xuất, phân phối, tiêu dùng những mặt hàng chủ lực phải hoạt động ngày càng hiệu quả, lợi nhuận phân phối hợp lý, trước hết là đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất. Giao dịch hàng hóa nội địa đảm bảo công khai minh bạch, chống ép giá và sự thao túng của một số chuỗi bán lẻ trên thị trường liên quan tới giá mua, chiết khấu và các chi phí khác khi ký gửi hàng hóa.

* Ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Muốn kiềm chế lạm phát, trước mắt phải kiểm soát nguồn cung ứng sản phẩm ra thị trường, để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa. Đặc biệt là phải đảm bảo đủ các mặt hàng nhiên liệu như xăng, dầu, khí đốt. Theo tính toán, nếu giá xăng dầu tăng 10% thì sẽ tạo ra 0,36% lạm phát. L.V

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Quyết tâm kìm lạm phát dưới 4%, ổn định đời sống dân sinh

Vũ Long |

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, kìm giữ lạm phát dưới 4%, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội.

Lạm phát ở 19 nước Châu Âu tăng kỷ lục

Thanh Hà |

Lạm phát ở Châu Âu tăng vọt lên mức kỷ lục khác, dấu hiệu mới cho thấy giá năng lượng tăng do chiến sự Nga-Ukraina đang tác động tới người tiêu dùng, gây thêm sức ép tăng lãi suất cho ngân hàng trung ương.

Lạm phát thế giới nóng hầm hập, giá vàng sẵn sàng tăng "banh nóc"

Đức Mạnh |

Trong khi hầu hết nhà đầu tư thất vọng với đà sụt giảm gần 4% của vàng vào năm 2021 thì một đơn vị quản lý quỹ tại Mỹ lại cho rằng thị trường nên nhìn nhận diễn biến của giá vàng theo hướng tích cực hơn.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Quyết tâm kìm lạm phát dưới 4%, ổn định đời sống dân sinh

Vũ Long |

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, kìm giữ lạm phát dưới 4%, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội.

Lạm phát ở 19 nước Châu Âu tăng kỷ lục

Thanh Hà |

Lạm phát ở Châu Âu tăng vọt lên mức kỷ lục khác, dấu hiệu mới cho thấy giá năng lượng tăng do chiến sự Nga-Ukraina đang tác động tới người tiêu dùng, gây thêm sức ép tăng lãi suất cho ngân hàng trung ương.

Lạm phát thế giới nóng hầm hập, giá vàng sẵn sàng tăng "banh nóc"

Đức Mạnh |

Trong khi hầu hết nhà đầu tư thất vọng với đà sụt giảm gần 4% của vàng vào năm 2021 thì một đơn vị quản lý quỹ tại Mỹ lại cho rằng thị trường nên nhìn nhận diễn biến của giá vàng theo hướng tích cực hơn.