Việt Nam sẽ sớm hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh

Song Minh (tổng hợp) |

Các chuyên gia và truyền thông thế giới nhận định rằng, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thành công tốt đẹp sẽ tiếp thêm động lực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Việt Nam sẽ sớm hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh.

“Phép màu” kinh tế Việt Nam

Tiến sĩ Vijay Sakhuja - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách, Hội đồng các vấn đề thế giới, Ấn Độ - trên trang mạng Quỹ Nghiên cứu quốc tế Kalinga, đánh giá “điều quan trọng nhất làm nên phép màu kinh tế của Việt Nam là sự ổn định chính trị, chính sách dân chủ và cơ sở hạ tầng cho sản xuất”. Tiến sĩ Vijay Sakhuja viết, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, người vừa được tín nhiệm bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, các chính sách đối nội của Việt Nam được triển khai hiệu quả, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò nòng cốt trong đảm bảo ổn định chính trị trong nước.

Nhiệm vụ của Đại hội XIII bao gồm đưa ra chính sách kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong 5 năm tới và trong tương lai. Theo Tiến sĩ Vijay Sakhuja, chính sách đối ngoại của Việt Nam khá cân bằng và xử lý được quan hệ với các cường quốc một cách nhanh chóng, khéo léo. Các chính sách kinh tế của Việt Nam cũng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã duy trì tăng trưởng bền vững, đưa đất nước trở thành nước thu nhập trung bình, nổi lên là điểm đến đầu tư ưa thích.

Mặc dù đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng “các công ty nước ngoài vẫn rót 6,4 tỉ USD vào các dự án FDI hiện có, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào khoản đầu tư của mình tại Việt Nam và kỳ vọng vào sự tăng trưởng hơn nữa”. Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, thoả thuận thương mại lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/3 GDP toàn cầu đã củng cố thêm xu hướng này.

Theo ước tính, nền kinh tế Việt Nam có thể tiếp tục phát triển trong thời gian tới với mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm là 7% trong vòng 5 năm tới. Điều này sẽ giúp tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao hơn Trung Quốc (được dự đoán tăng đạt 8,4% vào năm 2021, trước khi chậm lại còn 5,5% vào năm 2022). Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam sẽ vượt mốc 10.000USD/người vào năm 2030. Đây là một câu chuyện tăng trưởng phi thường.

Những ưu tiên trước mắt của các nhà lãnh đạo Việt Nam là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tự tin rằng, Việt Nam có thể trở “nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025”. Vào năm 2030, dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam sẽ phấn đấu trở thành “quốc gia có thu nhập trung bình cao” và trở thành “quốc gia phát triển, có thu nhập cao” vào năm 2045.

“Điều quan trọng nhất làm nên phép màu kinh tế của Việt Nam là sự ổn định chính trị, chính sách dân chủ và cơ sở hạ tầng cho sản xuất, được hỗ trợ bởi tự do hoá thương mại, các chính sách thân thiện với nhà đầu tư, nguồn nhân lực trẻ, có đào tạo với chi phí thấp, thu hút được nhiều công ty quốc tế” - Tiến sĩ Vijay Sakhuja nhấn mạnh. Đáng chú ý, Việt Nam đã rất chú trọng vào lĩnh vực công nghệ thông tin.

Việt Nam sẽ sớm hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh

Báo điện tử Times Kuwait (timeskuwait.com) của Kuwait có bài viết đánh giá về kết quả Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tờ báo cho biết, năm 2021 là năm đầu tiên ban lãnh đạo mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XIII, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030.

Phát huy những thành tựu của đất nước sau 35 năm Đổi mới, với sự đồng thuận, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, Việt Nam đang vững bước vào năm 2021 với tư duy mới, sẽ sớm hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh.

Đây là cột mốc đánh dấu bước ngoặt đối với Việt Nam trong 5 năm tới với niềm hy vọng lớn lao của người dân rằng dưới sự lãnh đạo của ban lãnh đạo mới, Việt Nam quyết tâm tiếp tục thể hiện vai trò tích cực trong việc xây dựng và định hình các thể chế đa phương với tư cách là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Báo Times Kuwait nhấn mạnh, điều này tạo nền tảng vững chắc để quốc gia Đông Nam Á bước vào năm 2021 và hiện thực hóa khát vọng xây dựng một quốc gia hùng mạnh.

Ngoài ra, báo Times Kuwait cũng dẫn số liệu thống kê chính thức, nêu rõ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 281,5 tỉ USD trong năm 2020, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân khoảng 11,7%/năm (giai đoạn 2016-2020). Quy mô nền kinh tế đã tăng 1,4 lần kể từ đầu giai đoạn 2016-2020, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Hiện Việt Nam đã trở thành một “trung tâm sản xuất” ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Xây dựng Việt Nam là một trung tâm khoa học và công nghệ

Đưa tin về Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, hãng tin Reuters của Anh đặc biệt đề cập tới mục tiêu phục hồi kinh tế của Việt Nam trong 5 năm tới dựa vào sự kết hợp có điều chỉnh giữa các thỏa thuận thương mại tự do, thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân và các biện pháp chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt.

Theo Reuters, với việc đang nắm giữ một loạt các thỏa thuận thương mại tự do và ngày càng thu hút các nhà đầu tư, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức thông qua mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2021-2025) khoảng 6,5-7%. Trong kế hoạch phát triển kinh tế trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ phát huy vai trò là một trung tâm sản xuất chủ chốt của các tập đoàn toàn cầu như Samsung, Electronics Co và Intel Corp. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đặt mục tiêu xây dựng hình ảnh Việt Nam không chỉ là thị trường sở hữu nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ, mà còn là một trung tâm khoa học và công nghệ.

Theo Reuters, bất chấp đại dịch COVID-19, trong tháng 1, một đơn vị của công ty công nghệ Foxconn (Đài Loan, Trung Quốc) đã có giấy phép đầu tư 270 triệu USD tại Việt Nam để triển khai dự án sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay với quy mô công suất khoảng 8 triệu sản phẩm/năm. Trong khi đó, nhà sản xuất chip của Mỹ Intel cũng tăng số vốn đầu tư vào Việt Nam thêm 475 triệu USD lên mức 1,5 tỉ USD.

Song Minh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Cần sự liên kết mạnh mẽ để phát triển kinh tế biển hiệu quả

Xuân Hải |

Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, trong chiến lược phát triển kinh tế biển, các tỉnh, các khu vực cần phải có sự liên kết mạnh mẽ, “hiệp đồng tác chiến” thì lúc đó kinh tế biển mới đem đến hiệu quả cao nhất.

Kiên Giang: Xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố kiểu mẫu về phát triển kinh tế, du lịch

NGUYÊN ANH |

Theo ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cần đón đầu, định hướng cho phát triển bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng, để thành phố Phú Quốc thật sự trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam và cả nước, trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao mang tầm cỡ quốc tế. Đặc biệt từng bước xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố kiểu mẫu về phát triển kinh tế, du lịch, bảo vệ môi trường, thân thiện và an toàn.

Phát triển Chính phủ điện tử là dư địa để phát triển kinh tế

Vương Trần |

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, phát triển Chính phủ điện tử là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới và là dư địa để phát triển kinh tế, nền tảng cơ bản để thực hiện khát vọng hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Cần sự liên kết mạnh mẽ để phát triển kinh tế biển hiệu quả

Xuân Hải |

Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, trong chiến lược phát triển kinh tế biển, các tỉnh, các khu vực cần phải có sự liên kết mạnh mẽ, “hiệp đồng tác chiến” thì lúc đó kinh tế biển mới đem đến hiệu quả cao nhất.

Kiên Giang: Xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố kiểu mẫu về phát triển kinh tế, du lịch

NGUYÊN ANH |

Theo ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cần đón đầu, định hướng cho phát triển bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng, để thành phố Phú Quốc thật sự trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam và cả nước, trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao mang tầm cỡ quốc tế. Đặc biệt từng bước xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố kiểu mẫu về phát triển kinh tế, du lịch, bảo vệ môi trường, thân thiện và an toàn.

Phát triển Chính phủ điện tử là dư địa để phát triển kinh tế

Vương Trần |

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, phát triển Chính phủ điện tử là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới và là dư địa để phát triển kinh tế, nền tảng cơ bản để thực hiện khát vọng hội nhập quốc tế của Việt Nam.