Việt Nam có thể tiếp tục nhập khẩu gạo nếu đạt hiệu quả kinh tế cao

Vũ Long |

Việt Nam sẽ tiếp tục xuất khẩu gạo đắt tiền, nhập khẩu gạo Ấn Độ hoặc các nước để làm nguyên liệu nếu mang lại giá trị kinh tế cao.

Việt Nam có thể sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo

Thống kê từ Tổng cục Hải Quan cho biết, trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 26,2 nghìn tấn gạo từ Ấn Độ với trị giá hơn 9 triệu USD. Mặc khác, cũng trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,15 triệu tấn gạo, đạt giá trị kim ngạch khoảng 3,07 tỉ USD. So với giá trị kim ngạch của 2 chiều xuất khẩu - nhập khẩu, thì giá trị xuất khẩu gạo cao hơn nhiều.

Một số doanh nhân chuyên xuất khẩu gạo cho biết, trong năm 2021, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 70.000 tấn gạo 100% tấm cho các lô hàng giao tháng 1 và tháng 2.2021, với giá khoảng 310 USD/tấn, theo giá FOB.

Có thể các năm tiếp theo, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo không chỉ của Ấn Độ, mà còn 1 số nước khác dựa trên các bài toán kinh tế, bởi thực tế hiện nay Việt Nam đang giảm dần các diện tích lúa phẩm cấp thấp, tập trung trồng và xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao có giá trị kinh tế cao, nên nếu cần gạo cấp thấp để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, phụ phẩm chế biến thực phẩm... thì nhập khẩu với giá rẻ là có lợi hơn cả.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Trong xu thế hội nhập, cùng một nhóm hàng (như lúa gạo) thì việc đồng thời vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu là hết sức bình thường.

“Chúng ta có thể xuất khẩu gạo chất lượng cao mang về giá trị ngoại tệ lớn, đồng thời nhập khẩu những mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất nguyên liệu trong nước nếu việc xuất nhập khẩu này mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn. Đó là thương mại thông minh” – ông Trần Thanh Hải nói.

Thu hẹp diện tích, đưa ra nhiều chủng giống tốt

Trong những năm gần đây việc chuyển đổi đất lúa sang trồng cây trồng khác, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn diễn ra mạnh mẽ, năm 2020 diện tích chuyển đổi khoảng 190 ngàn hecta gieo trồng, trong đó chuyển đổi sang trồng cây lâu năm khoảng 36 ngàn hecta, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản khoảng 22 ngàn hecta, còn lại là chuyển sang cây hàng năm khác.

Theo Cục Trồng trọt trong cơ cấu cây trồng, Việt Nam cũng chuyển đổi sang trồng các giống lúa có chất lượng cao hơn, đáp ứng cả nhu cầu xuất khẩu và xu hướng tiêu dùng trong nước thay cho ”ăn no” chuyển sang ”ăn ngon”, ”ăn sạch”... Do đó, các giống lúa cũng được nghiên cứu, chọn lọc để mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Theo Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long Trần Ngọc Thạch, hiện nay, có 11 giống lúa được công nhận chính thức và 23 giống lúa được bảo hộ. Các giống lúa OM do Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long lai tạo đang được trồng phổ biến và chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu gạo xuất khẩu.

Diện tích sử dụng các giống lúa OM do Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo chiếm khoảng 70% tổng diện tích gieo trồng ở ĐBSCL và các giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL không chỉ được trồng tốt ở vùng ĐBSCL mà lan tỏa trong cả nước.

Việt Nam nghiên cứu các giống lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Ảnh: NNVN
Việt Nam nghiên cứu các giống lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Ảnh: NNVN

"Trong thời gian tới, Viện sẽ nghiên cứu chọn tạo giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng gạo phù hợp với biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL và nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phục tráng các giống lúa mùa đặc sản của địa phương và xây dựng những vùng sản xuất gạo đặc sản chuyên canh có giá trị hàng hóa cao. Đánh giá tiềm năng dinh dưỡng của các giống lúa và phát triển các sản phẩm có giá trị cao từ gạo và các phế phụ phẩm trong sản xuất và chế biến lúa gạo" – ông Trần Ngọc Thạch cho biết.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam nhập khẩu 70.000 tấn gạo từ Ấn Độ: Chuyện bình thường trong xu thế hội nhập

Long Vũ - Trần Lưu |

Mới đây, Reuters thông tin: Việt Nam - quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới lần đầu tiên mua gạo từ “đối thủ” Ấn Độ, mặc dù giá xuất khẩu gạo của Việt Nam chào bán trên thế giới đang tăng cao nhất trong 9 năm qua: Từ 500-505 USD/tấn. Phải chăng nguồn cung trong nước đang thiếu?

Năm thứ 2 liên tiếp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỉ USD

Cường Ngô |

Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, mặc dù năm 2020 Việt Nam bị ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu, với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỉ USD.

Yêu cầu tháo gỡ việc hành tỏi phải làm thủ tục xuất nhập khẩu như dược liệu

Ái Vân |

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng như hành, tỏi, gừng, đậu nành… cho biết không thể nhập hàng về sản xuất vì các sản phẩm này gần đây bị quản lý như dược liệu theo Thông tư 48 của Bộ Y tế.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Việt Nam nhập khẩu 70.000 tấn gạo từ Ấn Độ: Chuyện bình thường trong xu thế hội nhập

Long Vũ - Trần Lưu |

Mới đây, Reuters thông tin: Việt Nam - quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới lần đầu tiên mua gạo từ “đối thủ” Ấn Độ, mặc dù giá xuất khẩu gạo của Việt Nam chào bán trên thế giới đang tăng cao nhất trong 9 năm qua: Từ 500-505 USD/tấn. Phải chăng nguồn cung trong nước đang thiếu?

Năm thứ 2 liên tiếp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỉ USD

Cường Ngô |

Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, mặc dù năm 2020 Việt Nam bị ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu, với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỉ USD.

Yêu cầu tháo gỡ việc hành tỏi phải làm thủ tục xuất nhập khẩu như dược liệu

Ái Vân |

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng như hành, tỏi, gừng, đậu nành… cho biết không thể nhập hàng về sản xuất vì các sản phẩm này gần đây bị quản lý như dược liệu theo Thông tư 48 của Bộ Y tế.