Thuế tối thiểu toàn cầu: Chỉ còn 10 tháng để không bị bỏ lại phía sau!

QUỲNH CHI |

Các nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư như Indonesia, Malaysia, Hong Kong… đang tích cực chuẩn bị cho việc áp dụng chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, đòi hỏi Việt nam cũng cần phải đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu các chính sách và giải pháp cho việc thực thi quy tắc thuế này để không bị đánh mất quyền thu thuế, đồng thời tiếp tục đảm bảo tính cạnh tranh trong thu hút FDI.

Cuộc chạy đua với thời gian để không bị bỏ lại phía sau

Thời điểm này, tại nhiều quốc gia trên thế giới, dù là nhóm nước đi đầu tư hay nhận đầu tư, các kịch bản áp dụng nguyên tắc về thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 đang được khẩn trương và ráo riết chuẩn bị.

Cụ thể, ở nhóm các nước đi đầu tư như Hàn Quốc, Nhật Bản, và các nước Châu Âu… đang rất tích cực nghiên cứu và ban hành quy định nhằm thu thuế bổ sung đối với các tập đoàn lớn. Trong khi đó, ở nhóm các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước trong khu vực là đối tượng cạnh tranh chính với Việt Nam trong thu hút đầu tư như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia… cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu, phân tích các quy định mới để xác định cách thức có thể điều chỉnh chính sách đầu tư nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh và tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài.

Đếm ngược đến năm 2024, chỉ còn khoảng thời gian 10 tháng để Việt Nam hành động nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Tại hội thảo khoa học “Giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư trong bối cảnh thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu” tổ chức cuối tháng 2 vừa qua, các thảo luận và ý kiến từ các chuyên gia đều thống nhất với nhau rằng, thời gian áp dụng thuế tối tối thiểu toàn cầu cận kề, Việt Nam cần khẩn trương để không bị đánh mất quyền thu thuế bổ sung đồng thời vẫn giữ được sự cạnh tranh của môi trường đầu tư

Việt Nam trước nguy cơ mất quyền đánh thuế

Phát biểu tại hội thảo, ông Thomas McClelland, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn Thuế, Deloitte Việt Nam cho rằng tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam đã rất rõ ràng và cấp bách. Trong trường hợp Việt Nam không có những hành động ngay hoặc chậm trễ trong việc triển khai thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội giành quyền đánh thuế, vì khi đó các quốc gia đầu tư thuộc khối EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác sẽ thực hiện thu thuế bổ sung theo các nguyên tắc Trụ cột 2, nhiều khả năng bắt đầu từ năm 2024. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể không thu được phần thuế bổ sung, nếu phát sinh, của các tập đoàn Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài.

Ngoài ra, nếu Việt Nam không có những cải cách hợp lý và kịp thời về chính sách ưu đãi thuế, trong trường hợp các đối thủ cạnh tranh là các quốc gia đang thu hút và nhận đầu tư nước ngoài cân nhắc các biện pháp và chính sách ưu đãi đầu tư thuận lợi để thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam có thể bị bỏ lại phía sau trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Về giải pháp, ông Thomas McClelland cho hay, để bảo vệ nguồn thu thuế, Việt Nam có thể cân nhắc giải pháp trước mắt về việc áp dụng cơ chế Thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn – QDMTT (Qualified Domestic Minimum Top-up Tax) để giành quyền thu phần Thuế bổ sung trước các quốc gia khác. Đây là một giải pháp trước mắt cần cân nhắc để Việt Nam có thể bảo vệ quyền đánh thuế của mình thông qua việc giành quyền thu phần thuế bổ sung trước các quốc gia khác. Hiểu một cách đơn giản, quốc gia thực hiện QDMTT sẽ được ưu tiên đầu tiên để thu thuế bổ sung từ các đối tượng nằm trong khu vực tài phán của mình. Nếu không có QDMTT, nguồn thu đó sẽ được chuyển đến một quốc giá khác như được xác định theo thứ tự quy tắc Trụ cột 2. Như vậy, nếu áp dụng QDMTT, Việt Nam sẽ giữ được quyền đánh thuế và các nhà đầu tư cũng xác định được nghĩa vụ phải đóng thuế bổ sung tại Việt Nam thay vì chuyển đến một quốc gia khác để nộp khoản thuế bổ sung này.

Liên quan đến các giải pháp trong dài hạn, ông Thomas McClelland cũng cho rằng Việt Nam nên ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi theo chi phí nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang áp dụng ưu đãi thuế chịu tác động từ Trụ cột 2. Hiện tại, các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam chưa đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu vào ưu đãi theo thu nhập như ưu đãi về thuế suất và miễn giảm thuế, chưa phổ biến các ưu đãi theo chi phí, đặc biệt là hình thức ưu đãi trợ cấp bằng tiền. Ưu đãi bằng tiền có thể theo diễn hỗ trợ một phần chi phí của nhà đầu tư vào các cơ sở vật chất máy móc nhà xưởng, nhân lực, hoặc đầu tư vào các hoạt động chất xám như Nghiên cứu và Phát triển…

Về chính sách ưu đãi theo chi phí, ông Son Won Sik, đại diện Kocham nhấn mạnh: “Chúng tôi kiến nghị Chính phủ Việt Nam cần thích cực ưu đãi mới như ưu đãi dựa trên chi phí đầu tư. Điều này giúp tăng tính hấp dẫn đầu tư vào Việt Nam, thu hút đại bàng vào Việt Nam. Hiện hình thúc ưu đãi dựa trên chi phí đầu tư đang được nhiều quốc gia áp dụng, Việt Nam tham gia vào sân chơi chung của quốc tế thì nên áp dụng luật chơi chung”.

Tại sự kiện, bà Hương Vũ, Tổng Giám đốc EY Việt Nam cũng đưa ra một gợi mở về vấn đề nên hỗ trợ các nhà đầu tư lớn như thế nào mà không vi phạm những cam kết quốc tế.

“Tại sao chúng ta không nghĩ đến vấn đề hỗ trợ đặc biệt là hỗ trợ bằng tiền. Bản thân nghị quyết 50 của Bộ Chính trị đã hướng ra là trong từng thời điểm, chúng ta tập trung thu hút những ngành nghề, lĩnh vực như công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển…thì chúng ta có những ưu đãi cụ thể.”.

Đây là trường hợp khẩn cấp - không thể làm luật thông thường

Trở lại với bài toán thời gian trong cuộc đua áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, chủ tịch VAFIE Nguyễn Mại cũng đã kiến nghị cần phải thực hiện một loạt giải pháp đồng bộ, trong đó, cụ thể về mặt thời gian như sau: “Chậm nhất đến ngày 30/6/2023, hoàn thành kiến nghị của Tổ công tác để Bộ tài chính trình Chính phủ phương án sửa Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Luật thuế, cùng với các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tu có liên quan. Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm để lấy ý kiến các đại biểu, làm các thủ tục biểu quyết thông qua việc sửa đổi nhiều luật bằng một luật để Luật sửa đổi có hiệu lực thi hành thì đầu năm 2024.

Liên quan đến vấn đề này, môt ý kiến khác của bà Hương Vũ, Tổng Giám đốc EY Việt Nam cũng rất đáng để tham khảo khi trên thực tế việc thông qua một bộ luật thì không đơn giản.

“Liệu chúng ta có thể nghĩ đến phương án đơn giản hơn luật – đấy chính là Nghị quyết Quốc hội. Nếu như dành quyền đánh thuế trở thành ý chí thông suốt của cả Chính phủ, Quốc hội thì chúng ta nên làm để đúng hạn là năm 2023”, bà Hương gợi mở thêm.

Về lộ trình ban hành văn bản pháp luật, bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã chia sẻ thêm một số thông tin về quy trình sửa đổi nội luật tại sự kiện.

“Để đưa ra quyết sách của mình, để thay đổi nội luật hóa có thể sửa bộ luật hoặc đưa ra thành văn bản hoặc Nghị quyết có lợi nhất về thời gian vì thời gian không còn nhiều”.

Đặc biệt, bà Quỳnh Anh cũng nhấn mạnh về việc không thể làm luật thông thường vì đây là trường hợp khẩn cấp.

QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Cần đưa ngay đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Trang Thiều |

Ở góc độ chuyên gia, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính - cho rằng, đã đến lúc cần phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

Không nên cào bằng áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Trang Thiều |

Theo các chuyên gia, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là hợp lý nhưng nên phân loại mức thuế dựa trên hàm lượng đường có trong đồ uống.

Công bố quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An vừa được bổ nhiệm là ông Nguyễn Đình Đức, Quyền Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An.

Tuyến đường đi bộ sông Tô Lịch rơi vào cảnh hoang tàn, nhếch nhác

Phan Anh - Tuyết Lan |

Từng được kỳ vọng trở thành nơi đi bộ thư giãn lý tưởng cho người dân Hà Nội, chỉ sau một thời gian hoạt động, tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch đã bị dừng hoạt động. Đến nay, tuyến đường này hoang tàn, nhếch nhác, trở thành nơi đổ rác, phóng uế, gây mất mỹ quan, lãng phí.

Những "bông hồng" thầm lặng mưu sinh không biết đến ngày 8.3

Bảo Thoa - Hải Danh |

Vì gánh nặng cơm áo gạo tiền, những người phụ nữ phải lam lũ, tất bật, bon chen mưu sinh nơi phố thị. Giữa những lo toan, vất vả của dòng đời đã khiến họ quên đi ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 - ngày mà đáng ra họ phải là những người hạnh phúc nhất.

Thêm phụ huynh ở Long An bị gọi điện thoại lừa đảo báo con cấp cứu

An Long |

Thêm một vụ mạo danh giáo viên gọi điện thoại cho phụ huynh lừa đảo thông báo con bị tai nạn cấp cứu và yêu cầu chuyển tiền vừa được trình báo với cơ quan công an tại Long An.

Hà Nội chỉ còn 7 trung tâm đăng kiểm hoạt động: Dịch vụ đăng kiểm hộ chỉ là giải pháp tình thế

Hiếu Anh |

Tính đến 8.3, trên địa bàn Hà Nội chỉ còn 7 trung tâm đăng kiểm được phép hoạt động. Trong hoàn cảnh này, người dân phải làm gì để đăng kiểm đúng hạn?

Hình tượng phụ nữ trên màn ảnh ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ

DƯƠNG HƯƠNG |

Cate Blanchett, Dương Tử Quỳnh, hay Song Hye Kyo, Kim Hye Soo đều có những vai diễn khắc họa đậm nét hình tượng người phụ nữ sống mạnh mẽ, quyết liệt...

Cần đưa ngay đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Trang Thiều |

Ở góc độ chuyên gia, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính - cho rằng, đã đến lúc cần phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

Không nên cào bằng áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Trang Thiều |

Theo các chuyên gia, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là hợp lý nhưng nên phân loại mức thuế dựa trên hàm lượng đường có trong đồ uống.

Công bố quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An vừa được bổ nhiệm là ông Nguyễn Đình Đức, Quyền Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An.