Cần đưa ngay đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Trang Thiều |

Ở góc độ chuyên gia, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính - cho rằng, đã đến lúc cần phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

Đề xuất đưa đồ uống có đường (nước ngọt) vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt "với mức phù hợp" đang được dư luận quan tâm.

Trong khi Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Việt Nam cho rằng, việc đảm bảo nguồn thu ngân sách thông qua tăng thuế là cần thiết nhưng chưa nên làm ngay và kiến nghị lùi thời gian thêm 12 đến 18 tháng thì một số chuyên gia cho rằng, "không phải cân nhắc mà cần đưa ngay đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt".

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho hay, đã đến lúc phải đánh thuế vào mặt hàng này, dù đề xuất đã có từ năm 2014. Các nước trên thế giới đã dần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Năm 2012 chỉ có khoảng 15 quốc gia, đến năm 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này. ASEAN có 6/10 nước đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.

 
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính. Ảnh: Anh Huy

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ uống có đường mang thêm năng lượng ngoài khẩu phần ăn, đồng thời có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng, ăn được nhiều đồ ăn hơn, đặc biệt là đồ chiên, nướng gây dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa.

Đồ uống có đường là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường... Biến chứng nặng nề là bệnh tim mạch, nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay, chiếm tới 33% nguyên nhân tử vong hàng năm.

Trước những nguy cơ này, PGS Thịnh cho rằng, nếu không có giải pháp, tác hại của việc sử dụng nước ngọt đến sức khỏe sẽ tăng lên theo biểu đồ tăng trưởng về lượng hàng bán ra thị trường. Khi đó, chi phí y tế để chữa bệnh tim mạch, béo phì sẽ càng gia tăng, gây áp lực lớn cho hệ thống y tế.

"Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào nước ngọt, thời gian đầu có thể sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất rượu bia, nước ngọt.

Tuy nhiên phải nhìn nhận cả quá trình, suốt 4 năm qua, lượng tiêu thụ nước ngọt của thị trường Việt Nam luôn tăng với mức rất lớn. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt có thể khiến đà tăng này chững lại, nhưng so với mức tăng trưởng liên tục trong suốt thời gian qua thì không quá ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp" - PGS Đinh Trọng Thịnh phân tích.

Về vấn đề áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường như thế nào là hợp lý, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, nên tính thuế theo hàm lượng đường. Nhưng cần có mức thuế tối thiểu với nước ngọt, điều này góp phần xây dựng thói quen, thúc đẩy tiêu dùng có trách nhiệm của người dân.

"Chúng ta cần nghiên cứu về mức áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường để hạn chế mức độ tiêu thụ, hạn chế hệ lụy cho sức khỏe người dùng" - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Trang Thiều
TIN LIÊN QUAN

Không nên cào bằng áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Trang Thiều |

Theo các chuyên gia, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là hợp lý nhưng nên phân loại mức thuế dựa trên hàm lượng đường có trong đồ uống.

6/10 nước ASEAN đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Thùy Linh |

Năm 2012, chỉ có khoảng 15 quốc gia, nhưng đến năm 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Trong ASEAN, có 6/10 nước đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt  đối với đồ uống có đường.

Khuyến cáo của chuyên gia để giảm đồ uống có đường

Thùy Linh |

Các chuyên gia y tế và sức khoẻ cộng đồng cho hay, một trong những nguyên nhân gây thừa cân béo phì không thể không cảnh báo đó là tình trạng tiêu dùng thiếu kiểm soát đồ uống có đường.

Xe ở các tỉnh, thành dồn về Vĩnh Phúc khiến trung tâm đăng kiểm quá tải

Long Nguyễn - Trọng Lộc |

Nhiều ôtô từ các tỉnh, thành lân cận dồn về Vĩnh Phúc làm thủ tục đăng kiểm theo kỳ hạn, khiến một số trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn rơi vào tình trạng quá tải.

Hà Nội chỉ còn 7 trung tâm đăng kiểm hoạt động: Dịch vụ đăng kiểm hộ chỉ là giải pháp tình thế

Hiếu Anh |

Tính đến 8.3, trên địa bàn Hà Nội chỉ còn 7 trung tâm đăng kiểm được phép hoạt động. Trong hoàn cảnh này, người dân phải làm gì để đăng kiểm đúng hạn?

Hình tượng phụ nữ trên màn ảnh ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ

DƯƠNG HƯƠNG |

Cate Blanchett, Dương Tử Quỳnh, hay Song Hye Kyo, Kim Hye Soo đều có những vai diễn khắc họa đậm nét hình tượng người phụ nữ sống mạnh mẽ, quyết liệt...

Cướp ngân hàng ở TPHCM: 3 đối tượng định cướp một ngân hàng khác trước đó

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 8.3, Công an quận 8 tiếp tục lấy lời khai các đối tượng trong vụ cướp tại phòng giao dịch của ngân hàng Sacombank trên đường Phạm Thế Hiển (phường 7, quận 8), xảy ra vào chiều 3.3

Chi tiết tiến độ 3 dự án nút giao thông trọng điểm gần 8.000 tỉ đồng

MINH QUÂN |

TPHCM – Ba nút giao An Phú, Mỹ Thủy, Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ với tổng vốn gần 8.000 tỉ đồng sẽ được đẩy nhanh triển khai và hoàn thành trong thời gian tới giúp TPHCM giảm ùn tắc giao thông.

Không nên cào bằng áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Trang Thiều |

Theo các chuyên gia, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là hợp lý nhưng nên phân loại mức thuế dựa trên hàm lượng đường có trong đồ uống.

6/10 nước ASEAN đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Thùy Linh |

Năm 2012, chỉ có khoảng 15 quốc gia, nhưng đến năm 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Trong ASEAN, có 6/10 nước đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt  đối với đồ uống có đường.

Khuyến cáo của chuyên gia để giảm đồ uống có đường

Thùy Linh |

Các chuyên gia y tế và sức khoẻ cộng đồng cho hay, một trong những nguyên nhân gây thừa cân béo phì không thể không cảnh báo đó là tình trạng tiêu dùng thiếu kiểm soát đồ uống có đường.