“Nhiều phụ nữ vẫn bị đánh đập bởi chính người đàn ông đã từng tặng hoa”

Hiền Hương (thực hiện) |

Ngày 25.2, câu chuyện của một nạn nhân bạo lực gia đình đã được chia sẻ rầm rộ khắp mạng xã hội. Trong mỗi câu chữ kể lại tỉ mỉ đến lạnh lùng, là ký ức bố phi dao vào mẹ, là cách bố nắm tóc quật mẹ ra giữa sàn, đứng từ trên cao đấm thẳng xuống từng cú liên tiếp.

Sẽ là không phải khi viết một câu chuyện buồn vào những ngày này. Nhưng cách đây 24 giờ, chị Trang (21 tuổi) trong vụ ném con từ gác trọ đã mất hẳn thị lực – do bị chồng đánh.

Hay, trong câu chuyện gây chấn động mạng xã hội đêm 25.2, nạn nhân của bạo lực gia đình đã viết, cô ấy luôn ước rằng, “những người nói chuyện với bố tôi, nhìn thấy bố tôi trên Tivi, có thể chợt nhớ ra rằng, đây chính là người từng phóng dao và đầu vợ mình, từng chọi bát vào mặt con vì một bài hát... Họ chẳng cần làm gì nhiều, họ chỉ cần biết như thế thôi. Có lẽ, tôi sẽ bớt cô độc hơn và cảnh giác hơn trên cuộc đời này”.

Đang có rất nhiều phụ nữ, trẻ em gái ở ngoài kia cần một người đứng cạnh, cần một ai đó lên tiếng để họ bớt cô độc...

Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và trẻ em vị thành niên (CSAGA).

Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và trẻ em vị thành niên (CSAGA). Ảnh: Facebook nhân vật
Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và trẻ em vị thành niên (CSAGA). Ảnh: Facebook nhân vật

- “Bạo lực gia đình” giờ đây đã trở thành từ khóa quen thuộc. Nhưng, cụm từ này chỉ thực sự thu hút dư luận khi có một án mạng chấn động xảy ra. Dù sốc đến mấy, sau vài ngày, dư luận sẽ lại lắng xuống. Đây có phải là biến tướng của sự thờ ơ, vô cảm không, theo chị?

Theo tôi, dư luận chỉ là dư luận. Dư luận lên – xuống theo tính chất và diễn biến của sự vụ, dư luận không thể “căng” mãi được.

Điều quan trọng là, những tổ chức có trách nhiệm và hoạt động chuyên nghiệp về bạo lực gia đình có chiến lược như thế nào để bảo vệ nạn nhân. 

Ở ngoài kia, có rất nhiều phụ nữ đang là nạn nhân của bạo lực gia đình. Ngày nào cũng có những phụ nữ bị đánh đập, bị ép buộc quan hệ tình dục, bị bạo lực về tinh thần... Ngay lúc này, khi chúng ta nói chuyện với nhau, nhiều phụ nữ đang sống trong bất hạnh. 

Người vợ bị chồng đánh đến mất thị lực mới hôm qua vừa đến bệnh viện thăm con khi mắt ngày càng mờ dần. Còn vô số những câu chuyện như thế. 

Ở vụ việc gần nhất, người đàn ông đánh đập, hành hạ tàn bạo vợ mình lại là một người nổi tiếng, được yêu mến, có địa vị xã hội. Ngày ngày, anh ta vẫn lên Facebook làm thơ, nói những lời hay ý đẹp, trích dẫn châm ngôn về đạo đức, về tình yêu thương. 

- Bạo lực gia đình giống như một dòng chảy âm thầm, dai dẳng giữa đời sống hiện đại. Vì sao những vụ án chấn động dư luận vẫn không thể thay đổi được nhận thức và hành vi của con người nói riêng, của xã hội nói chung, theo chị?

Vì những định kiến đã tồn tại quá lâu đời không thể thay đổi trong ngày một ngày hai. Người phụ nữ bị đặt trên vai quá nhiều trách nhiệm.

Họ vừa phải ra đường đi làm, kiếm tiền. Về nhà, vẫn phải chu toàn mọi bổn phận, trách nhiệm với gia đình. Họ còn phải xinh đẹp, dịu dàng. Rất đông phụ nữ không còn có quyền được sống theo ý họ muốn, không dám sống cho ước mơ, khát vọng của mình. 

Ở một phía khác, lại có những người tự cho mình có quyền được kiểm soát, được trấn áp người khác. Họ cho rằng, họ mạnh hơn, họ có quyền được ra tay, được dùng cơ bắp để ép buộc người khác phải sống theo ý họ muốn. 

- Đằng sau bạo lực gia đình là sự tha hóa của đạo đức, là do tính cách con người, hay do sự tiếp tay của một cộng đồng nhiều định kiến?

Nguồn gốc sâu xa của bạo lực bắt nguồn từ những vấn đề của bình đẳng giới và bất bình đẳng giới. Bình đẳng giới không còn dừng lại là câu chuyện của lớp vỏ bên ngoài, mà đã ăn sâu vào tiềm thức, suy nghĩ, tư duy bên trong.

Phụ nữ vẫn đang cố gắng thay đổi vì đàn ông. Phụ nữ phải tỏ ra yếu đuối, mỏng manh để được đàn ông che chở. Bình đẳng giới đã có những biến tướng rất khác trong xã hội hiện đại. 

Phụ nữ phẫu thuật thẩm mỹ để làm đẹp cho mình, không sao. Nhưng có những phụ nữ phải chỉnh sửa nhan sắc, hình thể - để giữ chồng, vì sợ bị chồng bỏ. 

Phụ nữ đẩy cao vẻ đẹp hình thể để hấp dẫn đàn ông. Tất cả những cách nghĩ ấy đã đẩy phụ nữ vào vị trí thấp hơn – so với đàn ông. 

Có phụ nữ ước mơ được trở thành nhà khoa học, nhưng chồng bảo: “học ít thôi, học nhiều chỉ giỏi cãi chồng”, vậy là từ bỏ ước mơ. 

Phụ nữ, tại sao không sống như ước vọng của mình, không sống theo cách mình muốn? 

Bạo lực đến từ sự bất bình đẳng và những thói quen cũ, nếp nghĩ cũ vẫn còn được dung dưỡng. 

Bạo lực vẫn tiếp tục vì không bị lên án đúng mức và không bị trừng trị một cách đúng mực. 

- Tôi nhớ có một câu chuyện liên quan đến ca khúc “Tears in Heaven” của nam ca sĩ Eric Clapton. Con trai của nhạc sĩ bị rơi ngã từ một chung cư cao tầng. Bi kịch chấn động nước Mỹ. Rất đông khán giả đã đặt hoa tưởng niệm cậu bé và nói lời xin lỗi, “Xin lỗi con trai, vì đã không thể cho con một thành phố an toàn”. Trước những vụ án chấn động dư luận Việt Nam gần đây như vụ một bé gái 8 tuổi bị dì ghẻ bạo hành đến chết, hay một phụ nữ bị chồng đánh đến mù lòa. Ai trong chúng ta cảm thấy có lỗi?

Tôi cảm thấy có lỗi. Mỗi chúng ta đều nên và đều cần cảm thấy có lỗi, vì đã không thể cho họ một môi trường sống an toàn.

Chung cư cao cấp đang mọc lên khắp nơi. Nhưng, chữ “cao cấp” không nằm ở thang máy hạng sang, không nằm ở nội thất sang trọng, “cao cấp” còn nằm ở ý thức mỗi cư dân sống trong đó. 

Cư dân ở chung cư cao cấp cần được “cao cấp”. Họ phải được tập huấn, phải có ý thức phát hiện, báo tin, khi chứng kiến hoặc nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào về bạo lực xảy đến với trẻ em hay phụ nữ. 

Thế nào là những con người đẳng cấp khi sống ở chung cư cao cấp? Là những người phải có ý thức ngăn chặn bạo lực, bảo vệ người bị bạo lực. Quản lý đô thị cần thêm những tiêu chuẩn mới. 

Những tiêu chuẩn cơ bản về con người đang bị bỏ ra ngoài những tiêu chuẩn kỹ thuật. 

Bà Vân Anh (thứ 2 từ phải sang) trong buổi tọa đàm về bạo lực gia đình. Ảnh: Facebook nhân vật
Bà Vân Anh (thứ 2 từ phải sang) trong buổi tọa đàm về bạo lực gia đình. Ảnh: Facebook nhân vật

- Trong những vụ việc phụ nữ bị bạo hành, dư luận cũng có xu hướng lên án sự chịu đựng, nhẫn nhịn của người phụ nữ. Dưới góc nhìn của chị, sự chịu đựng có tiếp tay cho bạo lực?

Đừng đổ lỗi cho nạn nhân. Chúng ta thường hay có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân. “Chắc phải thế nào mới bị chồng đánh”, “chắc ăn mặc hở hang nên mới bị cưỡng hiếp”...

Có những phụ nữ đã cầu cứu, nhưng không được cứu. Họ còn bị định kiến. 

Trước khi trách họ, chúng ta nên trách mình. Điều quan trọng nhất với những người phụ nữ ấy, là họ cần sự hỗ trợ, sự giúp đỡ, để ít ra họ thấy mình không đơn độc trong bi kịch. 

Thêm nữa, bạo lực gia đình còn là vấn đề rất khó nói. Nếu bị ông hàng xóm hay bất kỳ người lạ nào đánh, sẽ rất dễ đi kiện. 

Nhưng khi người đánh lại chính là người mình từng yêu, đầu gối tay ấp, là bố của các con mình, sẽ rất khó để kiện tụng. 

Điều đau đớn nhất với phụ nữ, người đàn ông đánh mình lại thường chính là người đàn ông đã từng tặng hoa. 

- Trong những dạng thức bạo hành: bạo hành tinh thần, đánh đập thể xác, cưỡng ép tình dục... Đâu là dạng thức bạo hành để lại dư chấn bi kịch nhất cho nạn nhân? 

Không thể có câu trả lời cho câu hỏi này, bởi cách thức nào cũng để lại sự hủy hoại kinh khủng cho người phụ nữ. Bị đánh đập về thể xác, đồng nghĩa với việc bị chà đạp về tinh thần. 

Hay, có những người đàn ông không đánh vợ, nhưng ngang nhiên ngoại tình.

Tôi đã có 25 năm làm công việc bảo vệ những người phụ nữ bị bạo lực gia đình. Tôi đã nghe đủ những câu chuyện khiến tôi sốc, ám ảnh. 

Bởi vậy, điều quan trọng nhất là cần những cơ quan, đoàn thể đứng ra giúp đỡ các nạn nhân bị bạo lực gia đình một cách chuyên nghiệp, bài bản, có chiến lược. 

Tôi vẫn đang làm hết sức, theo đuổi đủ mọi hoạt động, chương trình, để những người phụ nữ nhận ra mức độ nghiêm trọng của việc bị bạo hành, và họ cần phải làm gì khi bị bạo hành. 

Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng vội lên kế hoạch cao xa, lớn lao. Chỉ cần, thay đổi suy nghĩ của một người, bạn đã giúp cho thế giới thay đổi. 

Đơn cử như bài viết này, chỉ cần được 1-2 người đọc, đọc xong họ thay đổi suy nghĩ, vậy là chúng ta đã góp phần thay đổi thế giới, mong cho thế giới tốt đẹp hơn.

Bởi vì, phụ nữ, đàn ông, hay LGBT, chúng ta sinh ra là để chung sống với nhau hạnh phúc ở thế giới này.

Có rất nhiều phụ nữ khác ngoài kia, chưa từng biết đến ngày 8.3. Họ bị bạo hành, bị giẫm đạp trong một cuộc hôn nhân (hoặc một mối quan hệ) bất hạnh.

Hiền Hương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tặng hàng trăm chiếc áo dài đến phụ nữ khó khăn ở TPHCM

Như Quỳnh |

TPHCM – Từ lâu, áo dài đã trở thành một trong những trang phục không thể thiếu của người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện khoác lên mình bộ áo dài ấy. Thấu hiểu được nỗi niềm đó, cửa hàng áo dài 0 đồng nằm trên đường Đặng Văn Bi (TP.Thủ Đức) đã trở thành nơi để tiếp nhận và trao đi những bộ áo dài miễn phí với mong muốn kết nối yêu thương, lan tỏa tình yêu áo dài.

Chia sẻ niềm vui trong ngày 8.3 cho những phụ nữ thiệt thòi, yếu thế

Vũ Long |

Chương trình kỷ niệm ngày 8.3 cho những phụ nữ thiệt thòi, yếu thế được tổ chức với sự có mặt của các tổ chức quốc tế.

NSND Lê Khanh: “Tôi chỉ đẹp trên màn ảnh. Ngoài đời, tôi xấu”

Hiền Hương (thực hiện) |

Khi còn đương nhiệm vị trí Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, NSƯT Chí Trung từng nói, “Lê Khanh là biểu tượng của sắc đẹp. Lê Khanh chỉ cần đứng trên sân khấu đã thấy hào quang tỏa ra”.

Vấn đề tài chính đất đai cần được tập trung tháo gỡ căn cơ, toàn diện

Vũ Long |

Giá đất đai cần được xác định sát với giá thị trường và cần được chuẩn hóa để áp dụng vào thực tế thi hành.

TPHCM định hướng phát triển 5 huyện ngoại thành lên quận hoặc thành phố

MINH QUÂN |

5 huyện của TPHCM là Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè và Hóc Môn được định hướng phát triển thành đô thị vệ tinh hiện đại, sinh thái, xanh.

Phó chủ tịch TP.HCM nêu định hướng mới về phát triển 5 huyện ngoại thành

Sẽ điều động đăng kiểm viên từ các tỉnh về tăng cường cho Hà Nội

Hiếu Anh |

Để giải quyết ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm còn hoạt động ở Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải sẽ điều động đăng kiểm viên tăng cường cho Hà Nội.

Lý do khối ngành Kinh doanh và Quản lý được chuộng nhất năm 2022

Trang Hà |

Năm 2022, khối ngành Kinh doanh và Quản lý có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học cao nhất lên tới 24,54%. Vậy tại sao khối ngành này lại được ưa chuộng?

Tuyến đường đi bộ sông Tô Lịch rơi vào cảnh hoang tàn, nhếch nhác

Phan Anh - Tuyết Lan |

Từng được kỳ vọng trở thành nơi đi bộ thư giãn lý tưởng cho người dân Hà Nội, chỉ sau một thời gian hoạt động, tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch đã bị dừng hoạt động. Đến nay, tuyến đường này hoang tàn, nhếch nhác, trở thành nơi đổ rác, phóng uế, gây mất mỹ quan, lãng phí.

Tặng hàng trăm chiếc áo dài đến phụ nữ khó khăn ở TPHCM

Như Quỳnh |

TPHCM – Từ lâu, áo dài đã trở thành một trong những trang phục không thể thiếu của người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện khoác lên mình bộ áo dài ấy. Thấu hiểu được nỗi niềm đó, cửa hàng áo dài 0 đồng nằm trên đường Đặng Văn Bi (TP.Thủ Đức) đã trở thành nơi để tiếp nhận và trao đi những bộ áo dài miễn phí với mong muốn kết nối yêu thương, lan tỏa tình yêu áo dài.

Chia sẻ niềm vui trong ngày 8.3 cho những phụ nữ thiệt thòi, yếu thế

Vũ Long |

Chương trình kỷ niệm ngày 8.3 cho những phụ nữ thiệt thòi, yếu thế được tổ chức với sự có mặt của các tổ chức quốc tế.

NSND Lê Khanh: “Tôi chỉ đẹp trên màn ảnh. Ngoài đời, tôi xấu”

Hiền Hương (thực hiện) |

Khi còn đương nhiệm vị trí Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, NSƯT Chí Trung từng nói, “Lê Khanh là biểu tượng của sắc đẹp. Lê Khanh chỉ cần đứng trên sân khấu đã thấy hào quang tỏa ra”.