Thị trường logistics thiếu các doanh nghiệp quy mô lớn

LAN NHI |

Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường Logistics Việt Nam đang được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, thị trường logistics Việt Nam có hàng nghìn doanh nghiệp nhưng phần lớn đều là các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ.

Chuỗi liên kết còn lỏng lẻo

Theo ông Lê Quang Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC), giá cước vận tải biển đang có chiều hướng giảm giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí có thêm đơn hàng. Tuy nhiên, thị trường logistics của Việt Nam đang có mức chi phí lưu kho bãi cao trong khi nguồn cung chưa đủ đáp ứng, nguồn nhân lực thiếu hụt nghiêm trọng.

Thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hiện nay thị trường logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp. Trong đó, 89% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% có vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn trong danh sách 50 công ty logistics lớn nhất thế giới như: Kuehne + Nagel, DHL Supply Chain & Global Forwarding, DSV, DB Schenker…

Bà Lê Thị Ngọc Diệp - Giám đốc thương mại Công ty SLP Việt Nam - thông tin, chi phí kho bãi ở Việt Nam đang đẩy giá vận chuyển tăng cao và khó cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, quy hoạch về các cảng biển, kho bãi của Việt Nam chưa được quy chuẩn và còn phân tán.

Theo bà Diệp, thực tế, hệ thống kho bãi được quy hoạch vẫn đang chủ yếu ở miền Nam, 30% ở miền Bắc khiến việc vận chuyển hàng hóa trên cả nước khó khăn và ảnh hưởng đến toàn bộ việc quản trị chuỗi cung ứng nội địa và quốc tế.

Đầu tư hạ tầng đồng bộ, phát triển cảng thông minh

Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường Logistics Việt Nam đang được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu.

Tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2022 - 2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%, song hành cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 với GDP sau 9 tháng đầu năm 2022 đạt mức 8,93%.

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp logistics Việt Nam đang từng bước chuyển mình khi chú trọng đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới, gia tăng thị phần và tham gia chủ động vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, để biến thị trường logistics từ tiềm năng thành hiện thực, vẫn cần một chính sách tổng thể từ thu hút đầu tư tới cải thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và hiệu quả.

Đưa ra hàng loạt giải pháp trong hội thảo mới đây, ông Đào Trọng Khoa - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhận định, để phát triển chuỗi cung ứng logistics hiện đại cần có sự tham gia của cộng đồng và sự hỗ trợ và hợp tác của các cơ quan chức năng liên quan trong chuỗi cung ứng.

Hiện các hiệp hội và liên đoàn đang là những đơn vị phù hợp nhất để đứng ra xây dựng các sàn giao dịch nhằm hỗ trợ đặt chỗ và quản lý lô hàng một cách tự động hiệu quả nhất.

Theo ông Đào Trọng Khoa, cần đầu tư xây dựng cảng thông minh bởi chúng là "mắt xích" lớn của nhiều chuỗi cung ứng. Nếu cảng được quản lý vận hành thông minh sẽ giải quyết tốt bài toán luân chuyển và kế hoạch vận hành cho nhiều bên bao gồm nhà sản xuất, xuất nhập khẩu, hãng tàu, các bên liên quan khác. Trên thế giới cũng đang phát triển hệ thống nền tảng mở cho các bên kết nối và phối hợp thực hiện các nghiệp vụ nên hoạt động logistics rất thuận lợi và giảm nhiều chi phí phát sinh.

Để hỗ trợ ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển, Phó Chủ tịch Thường trực VLA cũng đề xuất hàng loạt các chính sách như quy hoạch tổng thể phát triển ngành (quy hoạch tích hợp) để có thể tạo nền tảng phát triển dài hạn, nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng, đào tạo và chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển công nghệ logistics..., Trong đó việc tiếp cận nguồn vốn và giải ngân không cần theo quy định có tài sản đảm bảo mà dựa trên tính khả thi và hiệu quả kinh doanh.

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Mạnh tay rót vốn hoàn thiện hệ thống logistics

Thu Giang |

Nhiều doanh nghiệp lớn đang mạnh tay rót vốn nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành logistics và bắt kịp xu hướng phát triển.

Đã đến lúc luật hóa bất động sản logistics

GS-TS Đặng Đình Đào - TS Nguyễn Phương Lan |

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng logistics, trước hết là các khu công nghiệp (KCN) logistics, cụm logistics và trung tâm logistics và luật hóa các bất động sản logistics này ở Việt Nam là yêu cầu rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Việc luật hóa bất động sản logistics và thị trường bất động sản logistics, đưa các vấn đề này vào Luật Đất đai sửa đổi lần này lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết và là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Đà Nẵng phát triển logistics nhưng hạ tầng chưa xứng tầm

Thuỳ Trang |

Mặc dù xác định trở thành một trong những trung tâm logistics của cả nước, tuy nhiên Đà Nẵng đang gặp phải tình trạng quá tải về hạ tầng. Các dự án sân bay, cảng biển chưa được thực hiện, trong khi doanh nghiệp hoạt động trong ngành thì nhỏ và vừa, nguồn hàng cũng hạn chế. Đặc biệt, sự cạnh tranh giữa các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung khiến việc liên kết không hiệu quả.

Logistics tại Đà Nẵng: Doanh nghiệp nhỏ, sân bay bến cảng quá tải

THUỲ TRANG |

Mặc dù xác định logistics là một trong những lĩnh vực kinh tế đang được TP.Đà Nẵng tập trung chú trọng, tuy nhiên, thực tế hiện nay đa phần các doanh nghiệp logistics tại địa phương là doanh nghiệp nhỏ, trong khi sân bay và bến cảng đều đang quá tải.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Mạnh tay rót vốn hoàn thiện hệ thống logistics

Thu Giang |

Nhiều doanh nghiệp lớn đang mạnh tay rót vốn nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành logistics và bắt kịp xu hướng phát triển.

Đã đến lúc luật hóa bất động sản logistics

GS-TS Đặng Đình Đào - TS Nguyễn Phương Lan |

Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng logistics, trước hết là các khu công nghiệp (KCN) logistics, cụm logistics và trung tâm logistics và luật hóa các bất động sản logistics này ở Việt Nam là yêu cầu rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Việc luật hóa bất động sản logistics và thị trường bất động sản logistics, đưa các vấn đề này vào Luật Đất đai sửa đổi lần này lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết và là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Đà Nẵng phát triển logistics nhưng hạ tầng chưa xứng tầm

Thuỳ Trang |

Mặc dù xác định trở thành một trong những trung tâm logistics của cả nước, tuy nhiên Đà Nẵng đang gặp phải tình trạng quá tải về hạ tầng. Các dự án sân bay, cảng biển chưa được thực hiện, trong khi doanh nghiệp hoạt động trong ngành thì nhỏ và vừa, nguồn hàng cũng hạn chế. Đặc biệt, sự cạnh tranh giữa các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung khiến việc liên kết không hiệu quả.

Logistics tại Đà Nẵng: Doanh nghiệp nhỏ, sân bay bến cảng quá tải

THUỲ TRANG |

Mặc dù xác định logistics là một trong những lĩnh vực kinh tế đang được TP.Đà Nẵng tập trung chú trọng, tuy nhiên, thực tế hiện nay đa phần các doanh nghiệp logistics tại địa phương là doanh nghiệp nhỏ, trong khi sân bay và bến cảng đều đang quá tải.