Thẻ tín dụng nội địa góp phần ngăn chặn tín dụng đen

Tuyết Lan |

Thời gian qua thanh toán bằng thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt phát triển khá mạnh, nhưng chủ yếu tập trung bùng nổ ở khu vực thành thị. Ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa có nhiều tiềm năng nhưng đang bị bỏ ngỏ với 90% giao dịch là tiền mặt.

Ông Lê Hồng Phúc - Phó Tổng giám đốc Agribank đánh giá: "Hiện nay hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ như mạng lưới POS còn khá mỏng, sự phát triển còn hạn chế trong khi người dân vẫn còn e ngại tính an toàn của công nghệ thanh toán. Đây chính là rào cản đối với việc mở rộng, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa".

Hướng đến đối tượng khách hàng yếu thế

Phó Tổng giám đốc Agribank nhận định - hiện nay khi nói đến thẻ tín dụng, khách hàng thường nghĩ ngay đến thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, thẻ tín dụng quốc tế thường có nhiều khoản phí, khả năng tiếp cận của khách hàng thấp.

"Trong khi đó, Việt Nam với gần 63 triệu người dân ở địa bàn nông thôn là thị trường tiềm năng cho việc phát triển các sản phẩm thẻ thanh toán. Thời gian qua để đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa, chúng tôi đã phát triển mở rộng sản phẩm thẻ chip hai ứng dụng theo chuẩn VCCS - Lộc Việt, đây là sản phẩm phát huy được tối đa thế mạnh công nghệ của sản phẩm thẻ chip nội địa.

Việc tích hợp thành công hai ứng dụng thẻ ghi nợ và tín dụng trên cùng một con chip giúp tiết giảm chi phí phôi thẻ và giúp khách hàng chủ động, linh hoạt trong việc thanh toán mà không phải cầm theo quá nhiều thẻ” - đại diện Agribank chia sẻ.

Nói thêm về mục tiêu hướng đến đối tượng khách hàng là đối tượng yếu thế, bà Phan Thị Thanh Hà - Giám đốc Trung tâm Thẻ Agribank cho biết - sản phẩm thẻ Lộc Việt tăng thời gian ân hạn cũng như kéo dài kỳ hạn trả nợ cho khách hàng.

"Cụ thể, thời gian ân hạn là 55 ngày. Khi khách hàng sử dụng để thanh toán hàng hoá dịch vụ sử dụng trước đó thì không phải trả bất kỳ khoản lãi nào. Sau 55 ngày đó nếu khách hàng chưa thanh toán hoặc mới chỉ thanh toán một phần thì khi đó lãi mới tính trên phần dư nợ còn lại, tính từ ngày khách hàng mua hàng. Hiện nay toàn bộ phí phát hành và phí thường niên hoàn toàn miễn vì hiện nay khách hàng mục tiêu của chúng tôi là đối tượng khách hàng yếu thế (khách hàng ở địa bàn nông thôn, đối tượng khách hàng được trả lương, học sinh sinh viên và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện)" - bà Hà cho hay.

Đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa

Mục tiêu phát triển sản phẩm thẻ tín dụng nội địa hướng tới để phục vụ đa số người dân, hướng đến tài chính toàn diện. Đây cũng là kênh tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho tiêu dùng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, người dân vùng sâu vùng xa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Để đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa trong thời gian tới, ông Lê Hồng Phúc đề xuất đẩy mạnh một số giải pháp:

Thứ nhất, công tác truyền thông, tuyên truyền trong xã hội về sản phẩm thẻ tín dụng nội địa cần được đẩy mạnh. Tạo được niềm tin và sự an tâm của khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng nội địa.

Thứ hai, cần có sự phối hợp giữa NAPAS và các bộ, ngành trung ương mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ nội địa, tạo hệ sinh thái thanh toán thẻ...

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ ngành cần có hệ thống thông tin cá nhân điện tử đầy đủ, chính xác, được cập nhật liên tục qua đó các tổ chức phát hành thẻ có thể dễ dàng và thuận tiện trong việc truy cập, lấy thông tin để đánh giá và cấp tín dụng cho khách hàng.

Thứ tư, luật hoá hoạt động thanh toán thẻ bằng cách bắt buộc tất cả các cửa hàng kinh doanh đều phải chấp nhận thanh toán thẻ. Áp dụng chính sách khấu trừ thuế đối với các khoản chi tiêu thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Tuyết Lan
TIN LIÊN QUAN

Thẻ tín dụng nội địa - con đường đến xã hội không dùng tiền mặt

Nhóm PV |

Việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu của đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, đến năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%…

Phát triển thẻ tín dụng nội địa hướng tới tài chính toàn diện

Nhóm PV |

Tại Hội thảo "Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam", các chuyên gia, khách mời nêu bật các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử. Trong đó, gồm phát triển hạ tầng chấp nhận thanh toán (thẻ, QR Code...) và phát triển thẻ tín dụng nội địa nhằm góp phần triển khai chiến lược quốc gia của Việt Nam về thúc đẩy tài chính toàn diện, thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Ngân hàng thương mại cần thấy lợi ích khi phát hành thẻ tín dụng nội địa

Đức Mạnh (Thực hiện) |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, PGS-TS Đặng Ngọc Đức - Giảng viên cao cấp Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân - cho rằng để phát triển thẻ tín dụng nội địa đúng với tiềm năng vốn có, trước tiên cần phải để các ngân hàng thương mại khi phát hành thẻ thấy được lợi ích trong việc làm trung gian hay đại lý phát hành thẻ tín dụng nội địa.

Những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi ở độ cao 1.400m được gắn mã QR code

Thanh Miền |

Yên Bái - Lần đầu tiên, những cây chè cổ Shan tuyết nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ được gắn mã QR code để du khách trải nghiệm và tra cứu thông tin.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang dự khai mạc Đại hội XIX Công đoàn tỉnh Hưng Yên

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Sáng 14.10, Đại hội XIX Công đoàn tỉnh Hưng Yên, nhiệm kỳ 2023-2028 chính thức khai mạc. Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN); ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên và 289 đại biểu ưu tú đại diện cho ý chí, trí tuệ, sức mạnh đoàn kết của gần 200.000 công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh tới dự Đại hội.

Mưa to, ngập lụt khắp nơi, Đà Nẵng nâng mức cảnh báo thiên tai lên cấp 3

An Thượng |

Đến sáng 14.10, mưa to trên diện rộng tiếp tục trút xuống TP Đà Nẵng. Nhiều nơi trên địa bàn ngập lụt cục bộ. Dự báo mưa lớn vẫn còn kéo dài đến hết ngày 17.10.

Khi người dân được bày tỏ ý kiến về bảo tồn di sản Cố đô Huế

Minh Đạt |

Trong tháng 10 này, người dân ở Huế và cả những người yêu không gian di sản Cố đô Huế sẽ được bày tỏ ý kiến về hồ sơ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Làng cốm Mễ Trì đỏ lửa, thơm lừng hương cốm mới

Trà My - Đinh Thiện |

Cuối tháng 9, đầu tháng 10, người dân làng cốm Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật chuẩn bị cho vụ cốm lớn nhất trong năm.

Thẻ tín dụng nội địa - con đường đến xã hội không dùng tiền mặt

Nhóm PV |

Việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu của đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, đến năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%…

Phát triển thẻ tín dụng nội địa hướng tới tài chính toàn diện

Nhóm PV |

Tại Hội thảo "Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam", các chuyên gia, khách mời nêu bật các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử. Trong đó, gồm phát triển hạ tầng chấp nhận thanh toán (thẻ, QR Code...) và phát triển thẻ tín dụng nội địa nhằm góp phần triển khai chiến lược quốc gia của Việt Nam về thúc đẩy tài chính toàn diện, thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Ngân hàng thương mại cần thấy lợi ích khi phát hành thẻ tín dụng nội địa

Đức Mạnh (Thực hiện) |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, PGS-TS Đặng Ngọc Đức - Giảng viên cao cấp Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân - cho rằng để phát triển thẻ tín dụng nội địa đúng với tiềm năng vốn có, trước tiên cần phải để các ngân hàng thương mại khi phát hành thẻ thấy được lợi ích trong việc làm trung gian hay đại lý phát hành thẻ tín dụng nội địa.