“Tẩy xanh” dự án là rủi ro ngân hàng đang phải đối mặt

Lan Hương (thực hiện) |

Khi chưa có tiêu chuẩn xanh, các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cho vay các dự án bị “tẩy xanh”. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về các sản phẩm phải thân thiện với môi trường, sức ép buộc doanh nghiệp phải đạt mục tiêu ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) ngày càng lớn. Không ít doanh nghiệp đã tự khoác vỏ bọc thân thiện môi trường hay còn gọi là “tẩy xanh” để lừa gạt.

PV Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bà Trương Hạnh Linh - Phó Tổng Giám đốc, phụ trách Dịch vụ Tư vấn Rủi ro và ESG của KPMG - về vấn đề này.

Thưa bà, hiện khuôn khổ pháp lý của tín dụng xanh còn thiếu, việc này ảnh hưởng như thế nào đến việc cho vay xanh của các ngân hàng?

- Tín dụng xanh được các ngân hàng đưa vào chiến lược trong kinh doanh xanh, liên kết bền vững. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng đều đang lúng túng. Việc chuẩn hoá thế nào là xanh đang là thách thức đối với các ngân hàng. Nhiều ngân hàng đang phải tự thực hiện theo bài học kinh nghiệm thu được từ các đối tác. Nhưng vẫn rất cần chính sách chuẩn hoá từ cơ quan quản lý giúp ngân hàng đồng bộ hơn triển khai tín dụng xanh, có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn xanh từ quốc tế.

Thiếu danh mục dự án xanh đã khiến quá trình triển khai của các ngân hàng khó.

Điều khó nhất là các ngân hàng lúng túng khi xây dựng danh mục, các sản phẩm xanh, tiêu chuẩn đánh giá thế nào là dự án xanh. Tất cả đều chưa được chuẩn hoá, khiến các ngân hàng chưa thể đánh giá dự án xanh.

Thêm vào đó, khi chưa có tiêu chuẩn xanh, các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cho vay các dự án bị “tẩy xanh”.

Theo bà, giải pháp Việt Nam cần làm để thúc đẩy cho vay xanh là gì?

- Về mặt cơ chế, cần nhanh chóng xây dựng chính sách hướng dẫn từ cơ quan quản lý để phát triển danh mục xanh.

Về phía các ngân hàng, cần tự nâng cao năng lực, cần xây dựng cơ chế quản trị bền vững, xây dựng được chính sách về sản phẩm, hệ thống quản trị về môi trường xã hội, hệ thống quản trị rủi ro về môi trường, đưa ra cơ chế giám sát đảm bảo phát triển được sản phẩm ra thị trường không có rủi ro về “tẩy xanh”.

Hiện nay, dư nợ tín dụng xanh mới chỉ đạt được 4%, đây là con số khiêm tốn so với mục tiêu Chính phủ hướng tới Net Zero. Vậy làm thế nào để Việt Nam thu hút được vốn cho phát triển xanh?

- Chúng ta cần quay lại bài toán về cơ chế chính sách. Từ phía cơ quan quản lý cần có hướng dẫn, cơ chế thúc đẩy phát triển tín dụng xanh.

Từ phía doanh nghiệp cần có sự thay đổi về nhận thức, nâng cao năng lực, tích hợp các lộ trình trong chiến lược để tiếp cận các nguồn vốn xanh trong nước và quốc tế.

Lan Hương (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Lãi suất bất động sản Nhật Nam cao gấp 13 lần ngân hàng

Tuyết Lan |

Công ty Bất động sản Nhật Nam (Bất động sản Nhật Nam) đưa ra mồi nhử với mức lãi suất "kếch xù" đã khiến nhiều nạn nhân tin tưởng góp vốn. Theo các chuyên gia, việc góp vốn rồi ngồi chơi, hàng ngày nhận lãi suất khủng lên tới 34 - 80% chỉ có "trong mơ".

Mỗi ngân hàng cần có chính sách và chiến lược riêng về tín dụng xanh

Đức Mạnh |

Các ngân hàng cần xây dựng chính sách và chiến lược cho hoạt động tín dụng xanh gắn với các mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển chung của mình, cũng như chiến lược phát triển chung của quốc gia hướng đến Net Zero.

Thúc đẩy tín dụng xanh hỗ trợ tăng trưởng và phát triển bền vững

Nhóm PV |

Tại hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 9.9, các chuyên gia sẽ đưa ra những kiến nghị, đóng góp thiết thực giúp các tổ chức tín dụng có giải pháp và tận dụng các cơ hội trong việc thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.

Trách nhiệm của nhân viên ngân hàng vụ sập bẫy đầu tư Tập đoàn Sen Tài Thu

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhiều người dân kiến nghị, cơ quan chức năng cần làm rõ vai trò của các nhân viên ngân hàng đã giúp sức tích cực cho Tập đoàn Sen Tài Thu trong hoạt động huy động vốn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Nữ hiệu trưởng bị cấp dưới tố đánh bài trong phòng làm việc

Tô Công |

Phú Thọ - Hiệu trưởng trường Mầm non Gia Cẩm (phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì) bị tố 12 hành vi sai trái; đặc biệt có những hình ảnh vị này và các giáo viên đánh bài trong phòng làm việc.

Sau loạt sai phạm, Sun Life Việt Nam giảm lỗ hơn 180 tỉ đồng

Thanh Giang |

Sun Life Việt Nam đã có công bố báo cáo tài chính bán niên 2023, báo lỗ sau thuế khoảng 279 tỉ đồng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, doanh nghiệp ghi nhận vay và nợ ngắn hạn 100 tỉ đồng kể từ khi công bố báo cáo tài chính trên website của mình.

Tàu chở ông Kim Jong-un đã đi qua biên giới vào Nga

Thanh Hà |

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Nga ngày 12.9 và dự kiến gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Công trình nước sạch bỏ hoang, người dân phải mua 800.000 đồng/4m3 nước

Minh Thành |

Sơn La – Công trình nước sạch ở huyện vùng cao Thuận Châu đang bị bỏ hoang, trong khi người dân thiếu nước sinh hoạt.

Lãi suất bất động sản Nhật Nam cao gấp 13 lần ngân hàng

Tuyết Lan |

Công ty Bất động sản Nhật Nam (Bất động sản Nhật Nam) đưa ra mồi nhử với mức lãi suất "kếch xù" đã khiến nhiều nạn nhân tin tưởng góp vốn. Theo các chuyên gia, việc góp vốn rồi ngồi chơi, hàng ngày nhận lãi suất khủng lên tới 34 - 80% chỉ có "trong mơ".

Mỗi ngân hàng cần có chính sách và chiến lược riêng về tín dụng xanh

Đức Mạnh |

Các ngân hàng cần xây dựng chính sách và chiến lược cho hoạt động tín dụng xanh gắn với các mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển chung của mình, cũng như chiến lược phát triển chung của quốc gia hướng đến Net Zero.

Thúc đẩy tín dụng xanh hỗ trợ tăng trưởng và phát triển bền vững

Nhóm PV |

Tại hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 9.9, các chuyên gia sẽ đưa ra những kiến nghị, đóng góp thiết thực giúp các tổ chức tín dụng có giải pháp và tận dụng các cơ hội trong việc thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.