Tài chính thông minh: Lạm phát lối sống - khi xa xỉ trở thành thiết yếu

Đức Mạnh |

Thu nhập của người lao động được điều chỉnh để bắt kịp với lạm phát. Mức lương cũng có thể tăng lên do thâm niên, thăng chức, làm thêm hay chuyển việc. Nhưng tiền kiếm bao nhiêu vẫn sạch bong, lý do chính đến từ lạm phát lối sống.

Lạm phát lối sống xảy ra khi thu nhập gia tăng và những thứ đồ xa xỉ ngày trước trở thành nhu cầu thiết yếu hôm nay. Hậu quả là dù kiếm được thêm tiền, bạn vẫn luôn túng thiếu.

Ví dụ thời sinh viên bạn uống cốc cafe giá chỉ 30.000 đồng. Đi làm thêm có nhiều tiền hơn, bạn chuyển sang uống cốc cafe 50.000 đồng, rồi trà chiều tại khách sạn sang trọng, uống rượu tại các quán pub đắt tiền...

Từ những thứ nhỏ lẻ này sẽ chuyển sang những món đồ giá trị hơn như điện thoại, quần áo hàng hiệu, xe cộ, nhà cửa...

Nhiều người sẽ nghĩ rằng mình xứng đáng được tiêu xài, tận thưởng một chút sau những cố gắng đã qua. Nhưng âm thầm dần đều, muốn sẽ trở thành cần và bạn thấy khó sống nếu thiếu đi những món vật chất ấy.

Hậu quả là thay vì dùng tiền để đầu tư cho tương lai, đề phòng trước những biến cố bất ngờ trong cuộc sống, bạn lại đổ hết vào những thú vui nhất thời vì suy nghĩ "ai cũng chỉ sống một cuộc đời".

Lạm phát lối sống chỉ được chấp nhận khi thu nhập của bạn tăng nhanh hơn tốc độ chi tiêu; khi tiền tiết kiệm đủ lớn để tự do tiêu xài và khi bạn dùng tiền cho những giá trị tinh thần (học tập, trải nghiệm không phải giải trí...).

Lạm phát lối sống tới từ đâu?

Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) cho biết mạng xã hội tạo ra mong muốn bắt kịp những người khác. Nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO), kết hợp với tâm lý "tôi kiếm được tiền mà" đã dẫn đến việc nhiều người trẻ chi hầu hết thu nhập của họ vào những nhu cầu ngắn hạn mang lại ít giá trị.

Các bạn trẻ thường đánh giá thấp việc tiết kiệm mà lại dành nhiều tiền cho việc thuê nhà, ăn uống và mua sắm. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kế hoạch tài chính khác.

Nguyên nhân tiếp theo đến từ nhu cầu tự thưởng cho bản thân sau những cố gắng bằng việc đi du lịch, mua sắm, ăn uống... Đồng thời, tâm lý khẳng định và nâng tầm vị trí của mình trong xã hội cũng dẫn đến lạm phát lối sống. Một trong những cách để được công nhận vị thế nhanh nhất là tiêu tiền cho những vật chất thấy được như quần áo hàng hiệu, trang sức, xe cộ...

Để tránh rơi vào bẫy của lạm phát lối sống, mỗi người nên học cách quản lý tài chính thông minh, sử dụng các mục tiêu tài chính như một định hướng trước khi đưa ra bất kì quyết định chi tiêu nào. Ảnh: LĐO
Để tránh rơi vào bẫy của lạm phát lối sống, mỗi người nên học cách quản lý tài chính thông minh, sử dụng các mục tiêu tài chính như một định hướng trước khi đưa ra bất kì quyết định chi tiêu nào. Ảnh: LĐO

Chiếc lược để thoát khỏi bẫy lạm phát lối sống

Dù lạm phát lối sống ở một mức độ nào đó là điều khó tránh, nhưng hãy nhớ rằng mọi quyết định chi tiêu được đưa ra hôm nay đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn trong tương lai. Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh đã vạch ra những giải pháp sau:

Thứ nhất là phân biệt giữa cần và muốn. Cần là những thứ nhất thiết phải có vào một thời điểm, nếu không sở hữu sẽ gây rắc rối trong cuộc sống. Muốn là những món bạn hứng lên muốn mua, nếu không có cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống hiện tại. Mua những thứ mong muốn thường sẽ khiến bạn hối hận vì tiếc tiền. Với những món đồ giá trị lớn, hãy dành ít nhất 24 giờ chờ đợi để suy nghĩ xem liệu nó có thực sự xứng đáng hay không.

Thứ hai là lập ngân sách chi tiêu. Điều này sẽ giúp bạn biết nguồn tiền của mình đến và đi như thế nào. Đồng thời, bạn nên có kế hoạch tài chính trung hạn và dài hạn. Hạn chế mua sắm để bằng bạn bằng bè trong khi năng lực tài chính của bản thân khó với tới. Bạn có thể tham khảo phương pháp quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ hay 50/20/30 (xem thêm tại đây).

Thứ ba là tiết kiệm có kỷ luật. Chuyên gia tài chính cá nhân khuyên mỗi người nên để dành ít nhất 10% tiền lương mỗi tháng và có tối thiểu 6 tháng thu nhập để phòng thân trước những rủi ro bất ngờ. Kiếm tiền và đầu tư là khả năng, còn mỗi đồng tiết kiệm được chắc chắn sẽ là của bạn!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được đăng tải trên laodong.vn vào 19h tối thứ Năm hàng tuần với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Mệt mỏi vì cãi vã, vợ chồng nên quản lý tài chính thông minh như nào?

Đức Mạnh |

Tiền bạc luôn là một vấn đề nhạy cảm và khó nói trong hôn nhân. Tuy nhiên, nếu vợ chồng có thể cùng nhau trò chuyện và tìm cách quản lý tài chính thông minh, mối quan hệ của cả hai sẽ càng khắng khít và bền chặt hơn.

Tiền đình vì tiền đâu, đọc ngay lời khuyên quản lý tài chính thông minh sau

Đức Mạnh |

Một nghiên cứu chỉ ra có tới 65% người Mỹ phải thao thức hàng đêm vì lo lắng về tiền bạc. Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) đã vạch ra 4 bài học nằm lòng để không tiền đình vì vấn đề "tiền đâu".

Giá cả leo thang, nhiều quốc gia ngày một "ngấm đòn" lạm phát

Đức Mạnh |

"Nền kinh tế toàn cầu đang đứng trên bờ vực của một kỷ nguyên lạm phát mới. Lãi vay cao hơn có thể kéo dài trong vài năm để hạn chế nguy cơ giá cả leo thang gây thiệt hại lâu dài cho các nền kinh tế", ông Agustoin Carstens - người đứng đầu Ngân hàng Thanh toán Quốc tế nhận định.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Mệt mỏi vì cãi vã, vợ chồng nên quản lý tài chính thông minh như nào?

Đức Mạnh |

Tiền bạc luôn là một vấn đề nhạy cảm và khó nói trong hôn nhân. Tuy nhiên, nếu vợ chồng có thể cùng nhau trò chuyện và tìm cách quản lý tài chính thông minh, mối quan hệ của cả hai sẽ càng khắng khít và bền chặt hơn.

Tiền đình vì tiền đâu, đọc ngay lời khuyên quản lý tài chính thông minh sau

Đức Mạnh |

Một nghiên cứu chỉ ra có tới 65% người Mỹ phải thao thức hàng đêm vì lo lắng về tiền bạc. Chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn) đã vạch ra 4 bài học nằm lòng để không tiền đình vì vấn đề "tiền đâu".

Giá cả leo thang, nhiều quốc gia ngày một "ngấm đòn" lạm phát

Đức Mạnh |

"Nền kinh tế toàn cầu đang đứng trên bờ vực của một kỷ nguyên lạm phát mới. Lãi vay cao hơn có thể kéo dài trong vài năm để hạn chế nguy cơ giá cả leo thang gây thiệt hại lâu dài cho các nền kinh tế", ông Agustoin Carstens - người đứng đầu Ngân hàng Thanh toán Quốc tế nhận định.