Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi bức thiết

XUÂN HẢI (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Bùi Đức Thụ - Phó Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - khi trao đổi với Lao Động về ý nghĩa của Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII của Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Ông Thụ nhấn mạnh: Khi DNNN được sắp xếp lại làm ăn có hiệu quả, tái sản xuất mở rộng sẽ thu hút được nhiều lao động hơn. Đặc biệt, việc sắp xếp đổi mới DNNN là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, bởi vì khối DNNN chiếm tỉ trọng vốn và tỉ trọng GDP tương đối lớn trong nền kinh tế. Ông Bùi Đức Thụ cho biết:

- Sắp xếp lại khu vực DNNN, ngoài hình thức cổ phần hóa thì còn có hình thức bán khoán, thuê khoán kinh doanh đối với doanh nghiệp đó... Trong chừng mực mà DNNN khó khăn về tài chính và thua lỗ kéo dài thì phải xử lý ngay. Nếu DNNN lâm vào tình trạng phá sản phải xử lý theo Luật Phá sản. Tuy nhiên, về nguyên tắc không dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho thua lỗ của doanh nghiệp. Những định hướng về nguyên tắc đó đã được Nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội xác định rất rõ. Vấn đề còn lại, đó là việc tổ chức thực hiện như thế nào để đảm bảo có hiệu quả và phù hợp với thực tiễn.

Để giải quyết các DNNN thua lỗ, thua lỗ nặng kéo dài phải làm theo trình tự của Luật Phá sản. Trong quy trình thủ tục để thực hiện giải thể của doanh nghiệp phá sản thì pháp luật đã quy định rất rõ. Vấn đề còn lại là phải tổ chức thực hiện thế nào cho nhanh, gọn, minh bạch, công khai và không để thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.

 Cụ thể là như thế nào, thưa ông?

- Một trong những vấn đề tuyên bố phá sản ở đây là vấn đề đánh giá lại tài sản của doanh nghiệp. Ngoài việc xác định giá trị của doanh nghiệp trong sổ sách thì khó nhất là đối với vật tư tồn đọng. Đối với tài sản cố định thì xác định phần hao mòn hữu hình hay vô hình cũng đã là khó nhưng còn có cơ sở để đánh giá được. Nhưng giá trị vô hình, như là giá trị của doanh nghiệp, thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp thì việc đánh giá ở đây là rất khó. Tuy nhiên, tôi cho rằng khó chứ không phải là không làm được. Chúng ta hiện tại có cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý về tài chính ngân sách giao cho Bộ Tài chính. Và có cơ quan thẩm định giá đối với việc phương án xác định doanh nghiệp. Rồi đến các tổ chức độc lập để thẩm định giá việc này. Vấn đề ở đây là việc cơ quan này phải xác định được thẩm quyền và trách nhiệm trong nhiệm vụ thẩm định, xác định giá trị doanh nghiệp đó ra sao.

Tôi cũng cho rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp từ phía Nhà nước nên đặt vấn đề giá sàn, toàn bộ vấn đề xử lý về tài sản đó theo quy định là phải thông qua đấu giá, đấu thầu. Đấy là chúng ta đã sử dụng yếu tố thị trường và công bố rộng rãi, công khai. Trong điều kiện đó mới xác định được giá trị thực của tài sản doanh nghiệp trong từng thời điểm để chống thất thoát nguồn vốn cho Nhà nước. Tuy nhiên, một trong những vấn đề thất thoát trong DNNN vừa qua nói chung và việc thực hiện giải thể doanh nghiệp nói riêng có vấn đề thất thoát về đất đai.

 Có ý kiến cho rằng, việc sắp xếp lại các DN sẽ khiến việc làm của người lao động giảm đi. Vậy theo ông, cần làm thế nào để vừa sắp xếp DN hiệu quả, vừa tạo việc làm cho người lao động?

- Bên cạnh đó, việc sắp xếp, tái cơ cấu lại DNNN sẽ dẫn đến thay đổi quản lý. Do đó, điều này trước mắt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến phạm vi sử dụng lao động. Nhưng về lâu dài, chúng ta cơ cấu lại DNNN để làm tăng hiệu quả hoạt động của khu vực này, đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp đó một cách bền vững hơn. Khi doanh nghiệp đó làm ăn có hiệu quả tái sản xuất mở rộng thì tương lai sẽ thu hút được nhiều lao động hơn. Như vậy việc tái cơ cấu DNNN, trước mắt sẽ ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhưng về dài hạn thì điều đó có ý nghĩa rất lớn. Đó là không chỉ dừng lại ở việc chỉ đảm bảo sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững mà còn giải quyết lao động dư thừa và tạo công ăn việc làm cho người lao động một cách dài hạn.

- Xin cảm ơn ông!

XUÂN HẢI (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Mạng lưới ngân hàng thực phẩm vươn lên trong đại dịch

Thanh Hà |

Mạng lưới ngân hàng thực phẩm đã "lật đổ" United Way để trở thành tổ chức từ thiện lớn nhất nước Mỹ.

Đến quán cà phê đẹp nhất thế giới thử làm... quý tộc

Hà Nguyên |

Nằm trên 1 phố chính của Budapest (Hungary), New York café từng được bình chọn là quán cà phê có không gian đẹp nhất thế giới và bây giờ vẫn là nơi để ngồi uống trà, cà phê đẹp nhất. Bởi, bước qua cánh cửa ra vào, bỏ lại sau lưng ồn ào của phố xá, là lạc bước vào thế giới quý tộc Châu Âu với không gian của một cung điện.

Thiên đường của loài mèo

Thanh Hà |

Trong thành phố cổ từng do các sultan và hoàng đế cai trị, đế vương thực sự là những con mèo khiêm nhường đang lang thang khắp mọi hang cùng, ngõ hẻm.

Áp lực lạm phát đè nặng trong năm 2023

Hương Nguyễn |

Bài toán lạm phát tiếp tục là câu chuyện khó đối với những nhà điều hành chính sách tiền tệ. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhận định gì về lạm phát trong năm 2023.

Chưa hết Tết, giao thông cửa ngõ Thủ đô đã căng thẳng

Nhóm PV |

Ngày 25.1 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán), dù chưa hết kỳ nghỉ Tết nhưng lượng người đổ về trung tâm Hà Nội tăng đột biến khiến các cửa ngõ nhiều điểm ùn tắc cục bộ.

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ùn dài hàng km chiều mùng 4 Tết

Vân Trường |

Người dân các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... trở lại Hà Nội chuẩn bị làm việc sau Tết khiến lượng phương tiện tăng cao tại cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tình trạng ùn tắc dài hàng cây số trên tuyến này diễn ra chiều nay (25.1 - mùng 4 Tết Quý Mão).

Tân Sơn Nhất mùng 4 Tết bất ngờ thông thoáng dù số chuyến bay tăng cao

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Trong ngày mùng 4 Tết, người dân bắt đầu rục rịch hành trình quay trở lại thành phố để chúc Tết, chuẩn bị đi làm và cũng có người rời khỏi TPHCM đi du lịch cùng người thân sau những ngày quây quần bên gia đình. Sân bay Tân Sơn Nhất trở lại không khí nhộn nhịp, hối hả khi số chuyến bay tăng lên.